Lan rừng – Những điều bạn chưa biết | Nông Nghiệp Phố
Nông Nghiệp Phố
Th 3 06/08/2019
Nội dung bài viết
Những năm gần đây ở khắp đất nước ta, hầu như ai cũng có cái thú vui chăm sóc một chậu phong lan gần nơi ta sống, người có điều kiện kinh tế thì lập hẳn một vườn lan với đầy đủ giàn treo, các vật dụng để trồng chăm sóc để thưởng thức và cũng có thể để kinh doanh. Người sống nơi chật hẹp thì chỉ cần một không gian nhỏ đủ treo một vài giò lan, có thể nơi cửa sổ, cạnh lối đi hoặc là ban công.
Chọn lan rừng là phù hợp nhất và cũng đẹp nhất, rừng có nhiều loại, có loại dễ thuần, có loại khó thuần, có loại gần như không thể thuần, có loại hợp khí hậu vùng này, có loại hợp khí hậu vùng khác, tuỳ sở thích, điều kiện khí hậu.
Cùng Nông Nghiệp Phố tìm hiểu về lan rừng thông qua bài viết " Lan rừng - những điều bạn chưa biết " dưới đây
Lan rừng – Những điều bạn chưa biết
1. Lịch sử sưu tầm lan
Khoảng năm 1985, cây lan được du nhập vào phương tây bằng đường tàu biển, từ những vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới xa xôi. Công phu tốn kém qua một hành trình dài, lại phải có nhà kính trong mùa đông giá lạnh, nên lúc đầu hoa lan chỉ dành cho giới quí tộc thưởng ngoạn.
Ở Việt Nam thì khi phong trào mới rộ lên thì các chậu phong lan lai có xuất xứ có giống xuất xứ từ các nước nhiệt đới khác là đối tượng săn lùng mua bán nhộn nhịp nhất, chỉ ít người với các thú riêng thì mới chăm sóc các bụi phong lan thu hái từ các cánh rừng trong nước. Lúc này phong lan bản địa chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên các loài lan rừng vẫn được sưu tầm và phát hiện đều đều. Và vị trí phong lan rừng dần được đánh giá đúng vai trò của nó. Một số ít đã trở thành hàng hóa cho người nước ngoài
2. Lan rừng là gì ?
Lan rừng Việt Nam hay hay Hoa Lan, chỉ có 3 loại chính (nhưng có cả trăm ngàn cây hoa lan với tên khoa học khác nhau). Ba loại chính đó là: lithophytes, terrestrial (cả hai được gọi chung là "lan đất") và epiphytes (đây là "lan gió" hay "phong lan")
Địa lan Việt Nam
Phong lan Việt Nam
3. Phân bố chủ yếu của lan rừng
Các cánh rừng miền bắc hay dọc trên dãy núi Trường Sơn vẫn là nơi trú ngụ của nhiều loại phong lan đẹp và quí hiếm. Việc khai thác, phát hiện và sưu tầm phải hết sức cẩn trọng và có mức độ thì sự đóng góp của họ phong lan cả về mặt khoa học lẫn kinh tế mới phát huy được cao nhất. Nếu không thì cả họ phong lan lẫn môi trường ẩm mát sẽ phá hoại dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài.
- Khu Đông bắc: chiếm hoàn tòan về phía bắc, nơi có vĩ độ cao nhất nước ta chạy dài từ vịnh Bắc bộ đến tả ngạn sông Hồng
- Khu tây bắc : Từ hữu ngạn sông Hồng chạy dài tới các vùng núi giáp nước Lào
- Khu Trường Sơn Bắc: Từ hữu ngạn sông Cả đến Quảng Nam
- Khu trường sơn Nam: Khối núi Cao nguyên – Nam Trung Bộ
- Khu đồng bằng miền Nam: Nằm trong vùng tam giác của sông Mê Kong
- Khu Đảo: Đảo lớn như Phú Quốc, Côn Lôn
4. Đặc điểm sinh thái của hoa lan
Khi sống ở đất, chúng thường có dạng củ nạc, rễ mập và xum xuê hoặc có thân rễ bò dài hay ngắn. Ở xứ lạnh, phong lan thường có các cụm hoa màu ít sặc sỡ, sống chen lẫn với các đám cỏ ven rừng, trên các bãi hoang hay trên các triền núi bụi cây thấp.
Còn phong lan sống ở các miền nhiệt đới thì đa dạng chúng mọc ra các cụm hoa sặc sỡ ngào ngạt hương thơm nổi bật giữa các đám xanh nơi đồng cỏ, trong các cánh rừng thưa hoặc mọc ẩn, len lỏi giữa các bụi cây của cánh rừng ẩm ướt, thậm chí trong các đầm lầy.
Tuy nhiên nét độc đáo của hoa lan là lối sống phụ ( bì sinh ) bám, treo lơ lửng trên các vỏ cây thân gỗ khác , rễ bám chặt vào giá thể để gió không thổi bay đi ngoài ra nó còn giúp cho cây mọc vươn cao lên chỗ có nắng giữa các đám cây
Nhiều loại rễ đan thành một búi chằng chịt nơi đó thug om mùn của rễ cây để làm nguồn dự trữ chất dinh dưỡng
Do cấu trúc của hoa phong lan cực kỳ phong phú và hấp dẫn nên sự thụ phấn của hoa phong lan là một trong những mẫu mực kỳ lạ trong những hiện tượng hài hòa của thiên nhiên
Ở phong lan có thể gặp nhiều loài mỗi mùa chỉ có một đóa hoa nở hoặc có nhiều cụm hoa mà mỗi cụm hoa chỉ có một đơn bông thôi
Cấu tạo cánh môi của hoa lan độc đáo đến nỗi các nhà khoa học phải đặt ra nhiều câu hỏi để tìm hiểu nguồn gốc của nó
5. Một số loại lan rừng được sưu tầm nhiều nhất
Phi điệp tím
Phi điệp đơn hay thạch hộc kim, ngọc vạn pha lê, hoàng thảo ngọc thạch, hoàng thảo hoa sen (danh pháp hai phần: Dendrobium crystallinum) là một loài lan trong chi Lan hoàng thảo.
Thân cây tròn giống cỏ sậy, lá giống lan phi điệp nhưng dài và to hơn. Sinh trưởng thân mới thì thân cũ khô và rụi đi. Ra hoa vào mùa hè (cuối hè), hoa to, hoa từng chùm, một chùm khoảng 04 đến 05 hoa (tên gọi khác: long tu chùm long tu đơn, hoàng thảo hoa sen, vì hoa to, sắc trắng tinh khiết như hoa sen), mùi thơm. sắc hoa trắng, họng hoa có đốm vàng và chấm đen. hiện tại loài này còn rất ít, chỉ có những người sưu tầm mới có, còn lan rừng thì gần như tuyệt chủng
Lan Ngọc Điểm
Lan ngọc điểm hay lan đai châu, lan nghinh xuân, lan lưỡi bò, lan đuôi rồng lớn (danh pháp hai phần: Rhynchostylis gigantea) là một loài phong lan. Loài này được mô tả lần đầu năm 1896 bởi Lindley và phân bố ở Myanamar, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Việt Nam và Hải Nam, Borneo, Bangladesh và Philippines. Nó là hoa biểu tượng của Assam.
Hoàng Lan phi hạc
Hoàng Phi Hạc là dòng lan hiện được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng,dễ ra hoa,siêng hoa,hoa thơm và màu sắc rất bắt mắt.Cánh hoa cây này cũng rất đặc biệt là tất cả 5 cánh đều hơi quăn kiểu vỏ đỗ và có lưỡi ống nhìn rất bắt mắt.Gía thành cây này cũng rất hợp lí và cũng rất dễ để sưu tầm.
Xem thêm: Bạn đã thực sự biết về hoa lan cattleya - Lan hoàng hậu
Xem thêm: Bí quyết trồng và chăm sóc lan Nghệ tâm
Hy vọng qua bài viết này, Nông Nghiệp Phố đã chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích về hoa lan rừng , giúp bạn có thể nhận biết các loài lan rừng phổ biến và những điều bạn chưa biết về lan rừng để bảo vệ chúng. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986