Bí quyết chăm sóc Lan Phi Điệp | Nông nghiệp phố
Phạm Nhẫn
Th 7 10/08/2019
Nội dung bài viết
Lan Phi điệp là một loài hoa có một vẻ đẹp hoang dã, hùng vĩ. Có lẽ cũng bởi vì nó vẫn còn nó là một loài lan của núi rừng. Hiện nay lan phi điệp dần dần trở nên hiếm vì những người thích sưu tầm về lan này mới có còn lan rừng thì gần như tuyệt chủng vì cách ra hoa độc đáo, màu sắc hoa cực kỳ kiêu sa và còn có mùi thơm dễ chịu. Nếu lan Phi điệp đột biến thì giá trị của nó còn cao hơn nữa.
Tuy nhiên các bạn có thắc mắc là trồng lan Phi điệp này có khó không? Hãy cùng Nông nghiệp phố tham khảo bài viết Bí quyết chăm sóc Lan Phi Điệp dưới đây nhé!
1. Đôi nét về lan Phi điệp
Phi điệp đơn hay còn gọi là thạch hộc kim, ngọc vạn pha lê, hoàng thảo ngọc thạch, hoàng thảo hoa sen (danh pháp hai phần: Dendrobium crystallinum) là một loài lan trong chi Lan hoàng thảo. Cây phân bố ở Myanma, Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Việt Nam. Tại Việt Nam, cây có mặt ở các khu vực: Quảng Trị, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng
Thân cây tròn giống cỏ sậy, lá giống lan Phi Điệp nhưng dài và to hơn. Sinh trưởng thân mới thì thân cũ khô và rụi đi.
Lá mọc so le, mọng nước, dài khoảng 7-12 cm, rộng 4 -7 cm, tùy xuất xứ có cây lá khá tròn, có vùng lại nhỏ dài. Khi cây xuống lá chờ ra hoa, thân có màu trắng xám loang lổ đốm đen nhìn mốc meo. Thân già các đời trước thì thường khô teo, màu nâu tím hoặc vàng như rơm, bóng.
Ra hoa vào mùa hè (cuối hè), hoa to, hoa thường mọc trên các đốt dọc theo ½ thân phía ngọn, đường kính hoa thường khoảng 6 - 10 cm, có bông to hơn nhưng ít gặp hơn, độ bền 15-20 ngày
Hoa từng chùm, một chùm khoảng 04 đến 05 hoa (tên gọi khác: long tu chùm, long tu đơn, hoàng thảo hoa sen, vì hoa to, sắc trắng tinh khiết như hoa sen), hoa có hương thơm nhè nhẹ. Sắc hoa trắng, họng hoa có đốm vàng và chấm
Phi Điệp Tím có rất nhiều mặt hoa, có thể nói là đa dạng nhất, nhiều như mặt người vậy, tùy vùng miền xuất xứ mà dáng hoa khác nhau, độ đậm nhạt khác nhau, độ bay của cánh, hình dáng môi hoa, phân bố màu sắc...khác nhau. Ngay cả các cây cùng xuất xứ mặt hoa cũng hơi khác nhau được. Loài này có mùi thơm đậm, ngào ngạt, bay hương xa.
2. Cách trồng phi điệp cho người mới bắt đầu
Nên trồng lan Phi điệp trong thời kì cây lan phi điệp dừng ngọn (nghĩa là không phát triển về chiều dài thân nữa), thường là cuối đông đầu xuân, khi cây phi điệp đã có dấu hiệu xuống lá và mầm gốc bắt đầu sưng lên là có thể trồng thoải mái. Trồng lan phi điệp vào khoảng thời gian này vừa không bị sốc cây, vừa tạo điều kiện thuận lợi để mầm con có nguyên một chu kì sinh trưởng vào năm sau, từ đó đẻ mầm gốc ra có thể dài bằng hoặc hơn thân mẹ
Cây ưa nắng sáng, với các vườn ở vùng đồi núi khi cây thuần có thể chịu nắng 100%, đối với loài này tốt nhất nên treo dưới một lớp lưới che. Cây trồng nơi râm quá sẽ cớm, quặt quẹo, lá xanh sẫm, thân lá còi nhỏ.
Phi Điệp Tím cũng cần nhiều độ ẩm và phân bón vào thời điểm các thân non phát triển. Loài này cũng thích sống trong điều kiện thoáng gió vậy nên ghép vào dớn bảng, ghép gỗ rất thích hợp, dáng cây thòng xuống, buông hoa rất đẹp và lại an toàn, thoáng, đỡ sợ úng, nấm
Có thể ghép Phi điệp tím vào các cây gỗ khác và tốt nhất vẫn là cây vú sữa. Lan Phi điệp được khuyến khích ghép gỗ để hoa buông thòng xuống hơn là trồng chậu
3. Cách chăm lan Phi điệp đơn giản hiệu quả
- Đối với mùa hè, bạn có thể tưới nước cho cây 2-3 lần 1 tuần để giúp cây phát triển. Vào mùa thu, cây tăng trưởng chậm nên bạn cần giảm số lần tưới nước lại còn 1 lần tưới / 1 tuần. Trong mùa đông, lan Phi Điệp chuẩn bị nụ và ra bông, bạn phun sương kết hợp 2 lần/tháng
- 5 – 10 ngày phun chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt) hoặc Vitamin B1 kết hợp với Atonik.
- Lưu ý: Atonik chỉ dùng cho chi lan có giả hành mọng nước là có hiệu quả, còn các chi đơn thân…thì hiệu quả thấp. Bên cạnh đó lạm dụng Atonik sẽ có nhiều tác dụng không tốt về sau.
Phun chế phẩm tới khi giả hành thắt ngọn thì ngừng (Nghĩa là giả hành không thể dài ra nữa). Các loại phân kích rễ khác như Terra Sorb 4 hoặc N3M
Nên pha Chế Phẩm Hùng Nguyễn + Trung vi lượng phun định kỳ 10-20 ngày 1 lần trong suốt quá trình sinh trưởng của lan.
Sau khi mầm non ra rễ dài được 5cm, rải (gắn) phân chì (xám, tan chậm) 14-13-13 (phân của Nhật, độ bền 6 tháng) hoặc phân hữu cơ tan chậm 5-5-5Te.
Khoảng tám tháng tuổi phun 6-30-30 TE, phun 3-4 lần, 10 ngày 1 lần hoặc bón phân hữu cơ tan chậm 3-6-6TE.
Mỗi tháng phun nên Movento một lần để phòng trừ nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ…vào buổi chiều tối. Cứ 2 tháng rải bả sên nhớt 1 lần.
Cứ 15 – 30 ngày 1 lần pha chung thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng 1 lần. Nếu trời mưa nhiều thì 7 ngày 1 lần.
Thuốc nấm gồm: Ridomil Gold, Antracol,…
Thuốc vi khuẩn gồm: Poner, Starner,
4. Bí quyết lan Phi điệp ra hoa cực nhiều
Nếu muốn hoa nở đều và sai thì tới tháng tuổi thứ 9 cắt nước hoàn toàn trong 15-30 ngày, cho giả hành rụng hết lá và cứ để như vậy cho tới giữa tháng tuổi thứ 11 bạn hãy tưới thật đẫm vào gốc, ngày 1-3 lần tùy giá thể và chờ hoa, sau 10-20 ngày xuất hiện nụ hoa, nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và nước tưới (đây là trường hợp căn nở tết, còn nếu không thì cứ tưới và cho ăn nắng bình thường).
THAM KHẢO THÊM:
Lan Cẩm Cù – Bí quyết chăm sóc cực đơn giản
Cách trồng và cách chăm sóc lan Hạc Vỹ
Hy vọng qua bài viết này, Nông Nghiệp Phố đã chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích về hoa lan , giúp bạn có thể chăm sóc các lan Phi Điệp. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986