DANH MỤC SẢN PHẨM

Nguyên nhân lan chậm ra rễ và cách xử lý | Nông nghiệp phố

Phạm Nhẫn
Th 5 05/09/2019
Nội dung bài viết

Với nhiều lý do vô tình chúng ta sẽ làm cho lan chậm ra rễ hoặc không ra rễ rồi chúng ta thường lầm nghĩ rằng là do lan yếu, lan khó tính. Thật ra, lan cũng khó tính và không khó tính vì nhiều khi chúng ta chăm kỹ quá lan lại không ra rễ, nhưng lúc chúng ta mặc kệ không tác động gì đến lan, lan lại ra rễ.

 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến lan không ra rễ. Hãy cùng Nông Nghiệp Phố tham khảo bài viết Tại sao lan không ra rễ và cách xử lý để giúp cây lan vừa mới về vườn hoặc muốn phục hồi lan một cách tốt nhất

 

nguyen-nhan-lan-cham-ra-re-va-cach-xu-ly

 

1. Lan con mới mua từ rừng về

 

nguyen-nhan-lan-cham-ra-re-va-cach-xu-ly

 

Lan mới từ rừng mua về thì chủ yếu do lan chưa thích nghi được với môi trường, giá thể và thường do những lý do sau:

 

- Xử lý giá thể chưa đúng cách, có thể than mà bạn trồng lan còn độ mặn trong than, khắc phục trồng lại hoặc tưới xả nhiều lần, kích thích lại bằng B1 cho ra rễ. Bạn nên xử lý thật tốt giá thể trước khi trồng.

 

- Tưới phân hoặc thuốc nấm hoặc diệt vi khuẩn sớm quá trong khi đầu rễ còn non nên thun lại không mọc tiếp. 

Cách khắc phục: tưới lại bằng nước không tưới phân hoặc thuốc cho đến khi ra rễ mới.

 

- Sốc nhiệt độ do tưới nước vào trưa nắng, gây hư đầu rễ lan.

 

- Do di chuyển thay đổi khí hậu, tiểu khí hậu có thể làm cây không ra rễ mới, có khi đến 6 tháng vẫn không ra rễ mới, nhưng cây vẫn mạnh khoẻ. Tuy nhiên vào mùa thích hợp sẽ ra rễ và giả hành to khoẻ.

 

Cách ngâm thuốc cho lan khi mới lấy từ rừng về là:

4 lít nước ấm + 1 thìa súp đường vàng tốt hơn là đường trắng + 1 thìa cà phê phân bón loại 15-15-15 hay tốt hơn là 2 thìa rong biển SeaWeed + 10 giọt SuperThrive hay 1 viên thuốc ngừa thai. Ngâm chừng một vài giờ rồi để khô rồi lại ngâm tiếp cho đến khi thấy rễ cây hút đủ nước, nghĩa là rễ đã căng phồng lên.

 

2. Lan bị mắc một số bệnh về rễ và cách xử lý


Rễ lan là một bộ phận vô cùng nhạy cảm của lan, nhưng nó là lại là bộ phận quan trọng giúp lan khỏe mạnh và cho những bông hoa tươi đẹp. Tuy nhiên, nếu chúng ta chăm bón quá kỹ hoặc cho lan ăn nhiều thuốc hóa học quá sẽ khiến lan dễ bị ngộ độc và dẫn đến hiện tượng đầu rễ lan bị cháy. Chúng ta thường mắc phải sai lầm như sau: 

 

+ Rễ phong lan bị "ăn phân bón" quá nhiều thì hiện tượng khô đen đầu rễ nhưng toàn bộ cọng rễ đó không khô thối, cắt ngang cọng rễ vẫn thấy khúc trong còn xanh tươi. Đó là vì phun tưới phân đậm đặc mà không tưới nhấp nước trước đó 10-15 phút, hoặc tưới phân đậm mà gặp khí hậu khô nóng (phân bón bị acid hoá) làm đầu rễ non của phong lan bị cháy nắng.

 

+ Lạm phân thì ngưng phân 1 thời gian cho cây ổn định, sau đó cho ăn trở lại khi rễ bắt đầu bò ra tìm thức ăn. Giảm nồng độ phân xuống 1/2 đến 1/4 liều cũ để tránh lạm phân. Hoặc chịu khó tưới đẫm trước khi bón phân 1 ngày, sau khi bón phân thì hôm sau xả nước nhiều vào để rửa trôi phân dư.

 

+ Khi rễ phong lan bị nhiễm nấm sẽ khô thúi đen (thối khô hay thối nhũn) toàn bộ cọng rễ, nếu không trị đúng thuốc sẽ dẫn đến thối nhũn căn hành còn phal sẽ thối thân rồi thối lá, rụng lá tươi.

 

+ Do rễ lan tiếp xúc với các chất kim loại và kim loại đặc biệt nặng như đồng, chì và coban. Khi rễ tiếp xúc với các bề mặt này, chúng hấp thụ các yếu tố dẫn đến các tế bào gốc bị đầu độc. Do đó khi sử dụng chậu để trồng lan, tốt nhất nên dùng chậu đất nung hoặc chậu nhựa.

3. Lan trồng từ nuôi cấy mô và chiết cành

 

nguyen-nhan-lan-cham-ra-re-va-cach-xu-ly

 

- Những cây cattleya tách chiết quá nhiều lần cũng khó lòng ra rễ mới ở những giả hành cũ, có khi phải chờ giả hành con mọc rồi mới bung rễ sau.

 

- Cây lan hồ điệp bị nhiễm khuẩn do trầy sướt. Cách điều trị là cắt hết phần thối đi, ngâm vào thuốc trị nấm khoàng 2 giờ, mang ra treo ngược cây chỗ mát, 3 ngày đầu không tưới. Tiếp theo tưới phun sương giữ ẩm ngày 2 lần dùng phân bón lá loại rong biển tưới nhẹ vào khoảng 15 ngày thì mang trồng lại bình thường.

 

     + Giá thể ươm lan cấy mô nên dùng là rêu rừng hoặc dớn trắng hoặc xơ dừa đập và ngâm kỹ

 

    + Nên để rễ cây lan nổi hẳn lên trên mặt giá thể và đỡ đứng cây lan bằng 1 hoặc vài cọng rêu nhỏ.

 

   + Phun thuốc diệt nấm, vi khuẩn ngay sau khi trồng (phun đẫm luôn giá thể)

 

    + Tưới mát hằng ngày (1-3 lần/ngày) tùy thời tiết

 

   + Tuyệt đối không phun phân, thuốc kích thích cho lan mới ươm trong 3 tuần đầu.

 

   + Khi cây đã ổn định, có rễ mới thì mới tưới phân hoặc B1 liều rất loãng rồi tăng nhẹ dần theo thời gian để cây phát triển tốt nhất.

 

    + Phun thuốc diệt nấm, vi khuẩn định kỳ 7-10 ngày/lần.

 

Ngoài những các xử lí chậm ra rễ ở lan vừa liệt kê ở trên, thì chúng ta còn một cách xử lí nhanh hơn và hiệu quả hơn bằng cách sử dụng thuốc kích rễ chuyên sử dụng để kích thích ra rễ ở phong lan cực kỳ hiệu quả. Nếu các bạn quan tâm đến sản phẩm thuốc kích rễ có thể tham khảo TẠI ĐÂY!! 

Phân bón lá đậm đặc cao cấp VITAMIN B1 GROWMORE

17,000₫
Giảm 3% đơn từ 249K. Chỉ áp dụng khi đặt tại Website

Chúc các bạn có một vườn lan như ý!!

 

MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh Thán Thư trên lan, cách nhận biết và phòng trừ

Biểu hiện bệnh trên lá cây hoa lan và một số biện pháp khắc phục

Bệnh thối đen trên lan và cách phòng trị

 

Hy vọng qua bài viết này, Nông Nghiệp Phố đã chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích về hoa lan , giúp bạn có thể nhận biết Nguyên nhân lan chậm ra rễ và cách xử lý . Chào tạm biệt và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Nội dung bài viết