Biểu hiện bệnh trên lá cây hoa lan và một số biện pháp khắc phục | Nông Nghiệp Phố
Nông Nghiệp Phố
Th 3 27/08/2019
Nội dung bài viết
Lá trên cây hoa lan là bộ phận dễ có những biểu hiện nhất. Nhìn lá lan bạn có thể phát hiện được các dấu hiệu cây đang bị bệnh. Nhưng cũng có những dấu hiệu bạn sẽ nhầm tưởng là cây bệnh nhưng có thể đó chỉ là dấu hiệu cây bình thường.
Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn các Biểu hiện bệnh trên lá cây hoa lan và một số biện pháp khắc phục trong bài viết này của Nông Nghiệp Phố nhé.
Biểu hiện bệnh trên lá cây hoa lan và một số biện pháp khắc phục
1. Lá xanh đậm và lá bị quăn quẹo
Đây là triệu chứng bị thiếu ánh sáng.
2. Lá vàng úa, cây bị còi cọc
Triệu chứng của cây bị dư nhiều ánh sáng hay quá nóng. Lá lan có dấu hiệu vàng úa nên cần bớt sáng cho cây, kiểm tra rễ có bị thối hay gặp vấn đề gì không?
3. Lá cứng cáp và hơi ngả màu vàng
Cây vừa đủ ánh sáng. Đây là tình trạng cây lan bình thường. Màu vàng là do lá đã già.
Biện pháp cho triệu chứng 1,2,3
- Bạn cần có các kiến thức về ánh sáng để chăm sóc phù hợp của loài lan để khắc phục tình trạng này cho cây.
- Lan cần đến ánh sáng để có thể tạo ra chất dinh dưỡng nuôi cây sinh trưởng. Thiếu ánh sáng cây không quan hợp được, chậm lớn và không ra hoa.
- Bạn không nên nhầm giữa ánh sáng và ánh nắng cho cây. Ánh sáng là ánh nắng gián tiếp không chiếu trực tiếp vào cây lan. Khi cây để trong bóng mát là có ánh sáng, cây ngoài trời trực tiếp nhận ánh nắng.
- Các cây lan còn nhỏ và mới mọc cần 12-14 giờ ánh sáng trong một ngày.
4. Lá bị đốm thối và loang dần (dấu hiệu của bị bệnh thối lá)
Lá có các đốm hay chấm đen loang lổ và hơi sần sùi xuất hiện trên các loài lan Dendrobium, Oncidium, Cattleya, Vanda vv… Nguyên nhân là do những thứ nấm Colletotrichum, Septoria, Cercospora, Phyllosticta gây hại. Nó làm cho lá mau rụng và làm cho hoa và mau tàn.
Biện pháp khắc phục
- Cắt bỏ những lá bị thối và cắt sâu thêm vào phần lá còn khỏe mạnh.
- Dùng dao kéo cắt lá hay cây cần phải đốt để diệt trùng.
- Rắc bột để khử trùng, khử nấm và phun thuốc trừ nấm như các loại thuốc Benomyl, Daconil,vv…
5. Lá bị các chấm, có sọc, quầng
Nếu lá la có dấu hiệu bệnh này là triệu chứng của cây bị nhiễm virus
Lá cây có vệ dài hình sọc màu vàng và nhanh chóng chuyển sang màu đen. Nguyên nhân là do nấm thì hãy sử dụng phương pháp trị nấm. Hoặc nếu trường hợp khác là có thể cây bị nhiễm virus.
Biện pháp khắc phục
- Loại bỏ những cây bị yếu đuối, hoa xấu, bị cong queo và mau chóng tàn.
- Nếu cây bị nặng cần mang đi cách ly khỏi vườn
6. Lá bị đốm nhưng không loang
Đây là trường hợp cây bị đọng nước và bị lạnh
Biện pháp khắc phục:
Bệnh đốm lá phổ biến vào các tháng lạnh trong năm. Để giảm bớt bệnh chỉ cần dùng nước ấm và giữ cho cây có nhiệt độ vừa phải, không để cho lá ướt qua đêm.
7. Đầu lá bị cháy
Nếu đầu lá lan bị cháy thì đây chính là tình trạng muối đọng trong chậu lan vì bón phân quá nhiều, hoặc lá bị già
Biện pháp khắc phục
- Cần rất ít phân bón lại, pha phân loãng và bón thưa ra, ngoại trừ các loài như Vanda, Dendrobium,...
- Những giống nguyên thủy sẽ không thích nhiều phân bón.
- Những vết trầy xước hay gãy trong điều kiện quá ẩm ướt vào mùa mưa lạnh và bị thiếu ánh nắng, vườn không thoáng gió và bón quá nhiều phân bón dẫn đến tình trạng này.
8. Lá lan nhăn nheo
Nếu lá lan có biểu hiện nhăn nheo nguyên nhân chính là do cây thiếu ẩm hay bị thối rễ
Rễ lan ưa tình trạng lúc ẩm cho nên khi tưới nước hãy tưới đẫm và đợi 2-3 ngày hoặc một tuần sau khi khô rễ rồi mới tiếp tục tưới. Và bạn cần quan tấm đến các vấn đề:
- Khí hậu nóng, lạnh thế nào?
- Vật liêu trồng lan có dễ thoát nước không?
- Chậu dùng là chậu lớn hay nhỏ?
Cả những giống lan cần tưới nhiều như Vanda cũng phải vài giờ sau cho khô rễ mới tưới hay phun nước lại.
Nếu tưới không đủ, cây sẽ bị cằn cỗi và không tăng trưởng đúng mức
Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia,vv… khi thiếu nước lá thường có triệu chứng chun xếp lại.
Khi tưới nước cho lan thấy lá bị vàng ra, lá mềm nhũn và rụng đi . Đây là dấu hiệu của việc tưới nước nhiều lần và hậu quả là rễ bị thối, lá nhăn nheo và rụng. Bạn có thể dùng cách sau:
+ Rút cây ra khỏi chậu lan
+ Tiến hành rửa rễ và cả cây cho sạch.
+ Cắt bỏ những chỗ rễ thối.
+ Phun thuốc sát trùng, diệt nấm lên cây
+ Trồng lại với giá thể mới đã xử lí.
9. Lá bị méo mó biến dạng
Lá có dấu hiệu gấp lại hay bị xếp lại: Các lá mới tạo các nếp gấp hoặc gấp lại. Nguyên nhân do cây không đủ lượng nước nên lá không đủ nước trong quá trình phát triển.
Biện pháp phòng bệnh chung
- Mua và lựa chọn những cây lan khỏe mạnh.
- Chăm sóc cây đúng cách tạo điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, cách tưới nước và độ thoáng khí.
- Đặt cây cở khoảng cách vừa đủ, không để gần nhau.
- Giữ dao, kéo luôn sạch.
- Chủ động phòng diệt côn trùng.
- Quan sát thường xuyên vườn để chữa trị kịp thời.
Khi thấy lá lan vàng úa và rụng cũng chưa chắc là cây bị bệnh, có thể nhiều cây lan đến mùa thu sẽ có chu kỳ rụng lá lên chồi mới như cây Bletia , Calanthe,… Những đốm trên lá cũng chưa chắc là do nấm, vi khuẩn hay virus mà chỉ là đặc điểm của cây lan đó. Những lá già thường có dấu hiện giống lá bị bệnh. Vì vậy bạn cần xem xét kĩ và tìm hiểu nguyên nhân từ các dấu hiệu trên lá nhé.
XEM THÊM
Cách trị ruồi vàng hại hoa lan
Nguyên nhân và cách phòng trừ hoa lan bị héo nụ
Bệnh Thán Thư trên lan, cách nhận biết và phòng trừ
Hy vọng qua bài viết này, Nông Nghiệp Phố đã chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích về Biểu hiện bệnh trên lá cây hoa lan và một số biện pháp khắc phục. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986