Cách phòng và trị bệnh thối rễ trên lan | Nông nghiệp phố
Nông Nghiệp Phố
Th 5 22/08/2019
Nội dung bài viết
Đối với cây trồng, bộ rễ được xem là là một trong các bộ phận quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, đối với cây phong lan cũng không ngoại lệ. Nếu lan có một bộ rễ khỏe thì cây lan sẽ phát triển khỏe mạnh, cây lan sinh trưởng tốt và từ đó sẽ ra hoa đạt chất lượng cao và có giá trị kinh tế cho mọi người. Tuy nhiên, trên lan hay bị một số bệnh ảnh hưởng đến bộ rễ nghiêm trọng, phổ biến nhất chính là bệnh thối rễ. Bệnh này được xem là những bệnh rất thường gặp.
Cùng Nông Nghiệp Phố tìm hiểu bài viết này sẽ cho bạn đọc thông tin để phòng chống bệnh thối rễ trên lan hiệu quả
1. Tìm hiểu một số kiến thức về rễ cây
Rễ cây là một cơ quan sinh dưỡng của cây trồng, rễ thực hiện các chức năng chính là giúp cây đứng vững, bám cây vào đất, rễ cây giúp hút nước và các chất khoáng, giúp cây hô hấp. Ngoài ra rễ cây còn là một cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng, cơ quan sinh sản sinh dưỡng của ở một số loài thực vật.
Ở thực vật có mạch, rễ là một cơ quan của cây trồng thường nằm dưới đất (khi so với thân). Tuy nhiên, nó vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn ở loài có rễ khí sinh (là rễ mọc trên mặt đất) hoặc thông khí (là rễ mọc trên mặt đất hay trên mặt nước). Rễ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp cytokinin, một dạng hoocmon sinh trưởng của cây trồng, nhu cầu để phát triển ra các chồi mới và cành mới.
Bình thường, bệnh héo rễ thường gặp trong giai đoạn cây lan chăm sóc tại nhà, tác nhân gây bệnh là các vi khuẩn sẽ tấn công vào gốc lan vì thường trong vườn lan sẽ có độ ẩm cao, còn bộ rễ ở xa gốc không tiếp xúc được giá thể, ít thông thoáng và bị vi khuẩn gây hại nhiều hơn. Để đi sâu hơn về cách phòng và trị bệnh thối rễ cho lan, chúng ra đọc tiếp phần dưới đây.
2. Biện pháp phòng chống bệnh thối rễ lan
Vào giai đoạn khi vào mùa mưa kéo dài liên tục trong nhiều ngày thì bạn cần dùng túi có thể che để che phía bên trên cây lan nhằm giảm lượng nước mưa thấm vào chậu lan.
Về giá thể trồng lan: vào mùa mưa bạn nên hạn chế tối đa dùng loại giá thể có tính giữ nước cao như mụn dừa khô, cám xơ dừa,…hạn chế dùng các loại này bạn có thể sử dụng các loại giá thể trồng có độ thông thoáng tốt hơn, không giữ nước cao như: dớn sợi, than củi,vv…để tránh cho chậu lan quá ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.
Khi không khí có độ ẩm cao bạn cần giảm tối thiểu lượng nước tưới hàng ngày, nhưng chú ý tất nhiên bạn vẫn phải duy trì nước tưới cho cây để cung cấp độ ẩm cần thiết cho cây, nên tưới vào thời điểm buổi sáng sẽ tốt nhất trong giai đoạn này.
Không nên để các chậu lan ở gần nhau để đảm bảo không gian xung quanh được thông thoáng cũng như hạn chế tối đa nguồn nấm bệnh lây lan trên quy mô rộng.
Luôn tạo không gian thông thoáng cho vườn, tạo được ánh sáng tán xạ từ mặt trời là sẽ tốt cho cây lan. Trong quá trình chăm sóc cây lan, bạn nên chú ý quan sát kỹ vườn lan của mình để phát hiện các dấu hiệu bệnh thối rễ, héo rễ để có biện pháp chữa trị kịp thời cho vườn và tránh lây lan.
Chú ý: bạn không nên dùng phân bón có hàm lượng đạm quá cao, vì khi bón phân đạm giúp cây xanh tốt nhưng bù lại làm bộ rễ mềm nhũn, yếu ớt đó chính là nguyên nhân làm dễ bị sâu bệnh tấn công.
3. Cách xử lý cây lan bị thối rễ
Khi bạn nhận thấy cây lan có dấu hiệu bị bệnh thối rễ, bạn nhìn xem kỹ vết bệnh xem cây bị bệnh do nguyên nhân gì để có phương pháp điều trị đúng và kịp thời.
Khi cây lan bị thối rễ thì việc đầu tiên là bạn đưa chậu lan đó cách ly ra khỏi vườn lan ngay, sau đó tiến hành cắt bỏ những rễ bị bệnh và thường phun thuốc như các loại: Topsin-M 50WP, Derosal 50SC ,Benlate 50WP, Vicarben 50 BTN và phun cho lan.
Ngoài ra, bạn nên ngưng tưới nước để giúp thuốc phát huy tác dụng, tránh thuốc bị trôi là làm bệnh nặng thêm.
Khi thấy cây lan bị thối rễ thì tốt nhất bạn nên lấy cây ra khỏi chậu, tiến hành thay chậu cũ và giá thể trồng mới, rửa rễ cho sạch bằng nước sạch rồi dùng kéo đã sát trùng cắt bỏ phần rễ bị thối, rễ héo và sau đó dùng thuốc sát trùng vào vết cắt.
Sau đó, bạn đem trồng lại với giá thể trồng và chậu mới. Tiếp theo bạn mang cây đạt nơi nóng và thoáng mát gió nhưng nắng không gắt, không tưới nước cho cây trong 2-3 tuần đầu thì cây lan sẽ bắt đầu ra thêm rễ mới.
Những kiến thứ trên là kinh nghiệm mà những người trồng lan chia sẻ lại, bạn đọc hãy chọn lọc và áp dụng cho vườn lan nhà mình nhé. Bệnh thối rễ trên lan sẽ làm chết cây nếu không phát hiện kịp thời, vì vậy hãy thường xuyên thăm vườn và chú ý các dấu hiệu cây bị bệnh. Chúc vườn lan của bạn luôn khỏe mạnh.
Một số bài viết liên quan
Nguyên nhân và cách phòng trừ hoa lan bị héo nụ
Bệnh thối đen trên lan và cách phòng trị
Hy vọng qua bài viết này, Nông Nghiệp Phố đã chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích về hoa lan , giúp bạn có thể nhận biết Cách phòng và trị bệnh thối rễ trên lan. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986