Khám phá thế giới loài lan | Nông Nghiệp Phố
Nông Nghiệp Phố
Th 3 27/08/2019
Nội dung bài viết
Bạn yêu hoa lan bạn chăm sóc theo dõi hoa lan hằng ngày, bạn biết tất tần tật về các kỹ thuật khi chăm lan, bạn sở hữu những giò lan có giá trị rất cao. Nhưng mà có thật sự hiểu hoặc biết rằng vì sao hoa lan lại được lòng nhiều người như vậy. Tại sao rất nhiều bài thơ câu chuyện kể về hoa lan. Thật là tò mò đúng không?
Vậy thì bây giờ Cùng Nông Nghiệp Phố tham khảo bài viết khám phá thế giới lan để tìm hiều thêm về thế giới loài lan nhé!
1. Tại sao Lan ở Việt Nam lại đa dạng và phong phú?
Ngay ở các vùng nhiệt đới, họ phong lan cũng phân bố rộng khắp. Từ các vùng đầm lầy, sát bờ biển, qua các đồi núi thấp lên vùng núi cao. Mặc dù đa số các loài phong lan chỉ mọc ở dưới độ cao 2000m so với mặt nước biển. Tuy nhiên, ít có loài sống ở cả độ cao 5000m. Có một số loại sống ở vùng núi quanh năm phủ tuyết.
Hệ thực vật họ phong lan Việt Nam cũng nằm ở trong khu vực phân bố khá phong phú. Số lượng các chi, loài Phong đang được phát hiện ngày càng nhiều. Theo thống kê, sơ bộ của chúng tôi, họ phong lan có khoảng 137-140 chi và trên 800 loài. Trong đó có nhiều chi loài hoàn toàn mới trong hệ thực vật toàn cầu. Họ phong lan đã trở thành một đối tượng cực kỳ phong phú và đặc sắc của hệ thực vật Việt Nam, nó chẳng những là một hệ thực vật lớn nhất mà còn đóng góp nhiều mặt về giá trị sử dụng cho nền văn hóa Việt Nam.
Đó là do vị trí địa lý Việt Nam nằm ở vị trí đặc biệt, nằm gần như ở trung tâm Đông Nam Á, trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu. Với vị trí vừa gắn chặt với lục địa Châu Á vừa thông rộng với đại dương, vừa thuộc sườn Nam, vừa thuộc sườn Đông của Châu Á, cùng với quá trình phát triển lâu dài trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, trầm tích, tạo sơn trên một nền móng cổ, tuổi có thể từ thái cổ đến cổ sinh học, nên hệ thực vật phong lan nước ta có được nhiều nguồn giao lưu của các hệ thực vật các nước lân cận hòa lẫn với hệ thực vật bản địa đã có quá trình phát triển lâu dài
2. Sự đặc biệt của loài lan
Theo tài liệu nghiên cứu về lan của Việt Nam (năm 2003), ở nước ta đã biết được 897 loài thuộc 152 chi của họ lan. Trên thế giới có chừng 35.000 loài và 800 chi của họ lan không kể các loài lan lai mới tạo được (Trần Duy Quý, 2005). Họ lan (Orchidaceae) chỉ bao gồm các loài cây thân thảo. Hoa lan được xếp vào họ 2 lá mầm cùng họ với ngô, lúa, đặc điểm nhận dạng là gân lá song song. Như vậy các cây có gân lá hình mạng thì không thuộc họ lan.
Các loài hoa lan tự nhiên đều có sức sống mãnh liệt. Cây có thể sống trên kẽ đá, trên cây đang sinh trưởng, cây đã mục khô, thảm thực vật đã mục nát (như phong lan) hoặc có thể sống trên đất (như địa lan). Mỗi khi gặp những điều kiện sống bất lợi nhất thì sức sống của cây lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong điều kiện khô hạn thì rễ cây sẽ mọc ra nhiều và vươn dài ra rất nhanh để đi tìm nguồn nước hoặc cây sẽ mọc ra nhiều cây con trên những đốt thân, đốt cành hoa đã già sau mỗi mùa rụng lá hoặc sau khi ra hoa.
3. Điều thú vị về hoa lan
Một điểm rất thú vị ở cây hoa lan đó là cây chỉ ra hoa trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mùa khô, mùa lạnh, khi rụng hết lá, điều kiện sống bất lợi cây sẽ trổ hoa để duy trì nòi giống. Chính đặc điểm này đã được các nhà khoa học tận dụng để tạo môi trường, điều kiện sống thích hợp giúp cây lan ra hoa như mong muốn bằng một số biện pháp kỹ thuật như xử lý lạnh (nhiệt độ thấp) cho lan hồ điệp, xử lý sốc khô cho Lan vũ nữ, Đai Châu, tăng cường ánh sáng cho lan Hoàng thảo…
Câu trả lời nằm ở cấu tạo đặc biệt của hoa lan. Hoa lan có 3 cánh đài, 3 cánh tràng, 1 trong 3 cánh tràng biến dạng thành hình lưỡi có 3 thùy gọi là cánh môi, 3 cánh đài giống với 2 cánh tràng còn lại tạo thành bông hoa có 5 cánh và một cánh môi. Đầu trục hoa là nhị đực chứa 2 hạt phấn được bao phủ bởi nắp bao phấn rất chặt chẽ. Dưới nhị đực là nhụy có hình lõm và có nhiều chất nhày khi hoa nở để sẵn sàng kết dính và tiếp nhận hạt phấn.
Do đặc điểm của hầu hết các loài lan là khả năng tự thụ phấn kém (nguyên nhân là do nắp bao phấn đóng rất chắc và hạt phấn không tiếp cận được với nhụy hoa) nên không thể xảy ra quá trình thụ phấn mà phải nhờ đến các loài côn trùng lớn như ong, bướm…đến thụ phấn cho hoa. Chính bởi sự giao phấn ngẫu nhiên này đã tạo cho hoa lan nhiều đặc tính quý giá: hoa có nhiều hình dáng đẹp, cấu tạo hoa phong phú, màu sắc hấp dẫn và hương thơm ngọt ngào quyến rũ.
4. Nét cuốn hút bởi tính đa dạng và phong phú
Sự phong phú về kiểu dáng của các loại hoa lan khiến con người không khỏi ngỡ ngàng. Trong khi lan Ngọc Điểm có hình dáng nhìn nghiêng giống như hình con ong thì lan Hồ Điệp lại mang hình dáng giống như những chú bướm đầy màu sắc, hay đôi khi lại là hình chiếc hài như lan Hài, hình cô gái đang khiêu vũ như lan Vũ Nữ và rất nhiều hình dạng khác nhau khiến cho hoa lan có vẻ đẹp đến kỳ diệu.
Mặt khác, cánh hoa hình lưỡi này hay còn gọi là cánh môi chìa ra phía trước giống như một cái sân rộng để các loài côn trùng có thể bay đến, hạ cánh trên đó, sau đó bám chân lên đầu trục hoa giúp hoa bật lắp bao phấn, giải phóng 2 hạt phấn và hạt phấn có thể tiếp cận được với nhụy hoa. Đó là sự kỳ diệu của quá trình chọn lọc tự nhiên, tất cả các loài lan có hoa đẹp, màu sặc sỡ, hương thơm có khả năng hấp dẫn các loài côn trùng đến thụ phấn thì tồn tại được đến ngày nay.
XEM THÊM
Nguồn gốc tên của một số loại lan phố biến
Cách ghép lan vào gỗ và loại gỗ nào thích hợp nhất để ghép lan?
Hy vọng qua bài viết này, Nông Nghiệp Phố đã chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích về Khám phá thế giới loài lan. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986