DANH MỤC SẢN PHẨM

Kỹ thuật trồng địa lan chuẩn nhất | Nông Nghiệp Phố

Phạm Nhẫn
Th 7 10/08/2019
Nội dung bài viết

Trong những năm gần đây, địa lan trở thành một loài hoa lan được ưa thích để trưng bày vào ngày tết. Vì hoa địa lan là biểu tượng của sự sang trọng, quyền lực của gia thế khi chưng nó. Vì vậy hoa địa lan rất được ưa chuộng. Vậy chăm hoa địa lan có khó như mọi người thường nghĩ hay cực kỳ dễ dàng nếu chúng ta biết cách chăm địa lan đơn giản hiệu quả. 

 

Cùng Nông Nghiệp Phố theo dõi bài viết "Kỹ thuật trồng địa lan chuẩn nhất" dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

 

1. Vài nét về địa lan

 

Địa lan chủ yếu được trồng ở Đà Lạt vì địa lan sẽ phát triển và sinh trưởng ở những vùng có khí hậu mát mẻ.

 

Rễ của địa lan thuộc loại rễ thịt có trực khuẩn sống cộng sinh hay còn gọi là nấm rễ. Vì vậy rễ của địa lan rất nhạy cảm và trong lúc trồng phải để ý đến bộ rễ.

 

Cây con địa lan thường mọc ra từ thân cây mẹ. Vì vậy phải thường xuyên cắt tỉa cây để đảm bảo cho sự sinh trưởng tốt nhất của cây.

 

ky-thuat-trong-dia-lan-chuan-nhat

 

Lá địa lan cũng một phần góp vào sắc đẹp đa dạng của tổng thể cây vì tùy thuộc vào mỗi giống địa lan sẽ có mỗi loại lá và mỗi kiểu lá khác nhau

 

ky-thuat-trong-dia-lan-chuan-nhat

 

Hoa địa lan có 3 phần chính đó là đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa. Hình dáng của hoa khác nhau, tùy theo chủng loại giống có loại có hương thơm và có loại không có hương thơm.

 

Điều đặc biệt đó của hoa địa lan đó là ngồng hoa hoa được mọc ra từ thân rễ giả, mỗi đốt thân rễ giả sẽ mọc ra một ngồng hoa. Tùy theo từng chủng loại lan mà có số lượng hoa trên mỗi ngồng hoa là khác nhau.

 

2. Kỹ thuật trồng địa lan cho người mới bắt đầu

 

Đối với người mới bắt đầu trồng địa lan, người ta thường quan tâm đến giá thể trồng địa lan gồm những gì và phối trộn ra sao, dưới đây là công thức phối trộn giá thể trồng địa lan chuẩn nhất như sau:

 

Vỏ thông : Sỏi : Than củi : Đá chân trâu với tỉ lệ phối trộn tương ứng là 1:1:1:1

 

Có 2 cách lấy giống địa lan để trồng: tách giống từ chậu cũ và trồng từ cây mới mua

 

Tách giống từ chậu cũ

 

Có 2 cách tách cây con từ chậu cũ đó là dùng dao hoặc dùng tay. khi tách xong thì dùng que sắt khoảng 2cm đem nung nóng rồi sát vào phần vừa tách đến khi vết đó khô sau đó quyết sơn vào và chờ khô. Bước làm này giúp cây tránh mầm bệnh và không bị mất nước.

 

Chỉ tách khi khóm cây có nhiều hơn 5 khóm, mỗi khóm tách có ít nhất 2 thân. Loại bỏ các nhánh hỏng, lá úa, chỉ giữ lại những nhánh khỏe mạnh nhất.

 

 

Trồng từ cây mới mua

 

ky-thuat-trong-dia-lan-chuan-nhat

 

Trường hợp bạn chọn cây vừa mà khóm cây vẫn còn nguyên chậu thì tiến hành tách như trên, nếu là tách từ 1 -2 thân từ khóm thì phải sát trùng và làm khô vết tách ngay lập tức tương tự như thao tác trên.

 

Hướng dẫn kỹ thuật trồng địa lan chi tiết

 

Bước 1 : Loại bỏ các chất bẩn và các lá già, vàng trên cây giống nhưng chú ý tránh làm tổn thương rễ

 

Bước 2 : Xếp khóm lan làm giống vào chậu theo nguyên tắc, khóm già xoay vào tâm, khóm non hướng ra miệng chậu. Làm như vậy khi cây non nứt ra từ khóm già sẽ mọc tỏa ra mép chậu.

 

Bước 3 : Cho chất trồng vào chậu sao cho chất trồng phủ kín ⅓ thân lan. Cố định khóm lan giống để tránh bị lung lay hay tổn thương khi tiếp xúc với chất trồng. Ấn nhẹ nhàng chất trồng cho chặt rồi dùng dương xỉ, vụn xỉ than hoặc rêu phủ lên đều được để giữ ẩm cho cây trong quá trình chăm sóc sau này.

 

Bước 4 : Tưới nước để cây hồi sức, nếu mặt lá bị bẩn có thể dùng khăn thấm nước lau sạch.

 

ky-thuat-trong-dia-lan-chuan-nhat

 

Cần giữ cho rễ địa lan luôn ẩm nhưng không được ướt, giá thể phải khô ráo trong các điều kiện thời tiết, giữ cho rễ mát trong mùa hè và ấm trong mùa đông.

 

3. Cách chăm địa lan đơn giản hiệu quả

 

ky-thuat-trong-dia-lan-chuan-nhat

 

Nhiệt độ: địa lan sinh trưởng và phát triển trong nhiệt độ dao động từ 20 – 30 độ C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là từ 10-12 độ C.

 

Không nên để mặt trời chiếu sáng trực tiếp lên cây, nên trồng trong nhà màng, nhà kính.

 

Nước tưới: Cần giảm lượng nước tưới và thời gian tưới cho cây, so với giai đoạn xử lý lạnh. Chúng ta có thể dùng ống nước phun tưới hoặc máy bơm nhỏ để bơm nước tưới trực tiếp vào gốc cây, lưu ý lượng nước tưới phụ thuộc vào độ ẩm trong nhà trồng.

 

Độ ẩm: Trong mùa khô, độ ẩm ở mức từ 40 – 60%, mùa hè cần duy trì độ ẩm từ 70 đến 90%.

 

4. Thay chậu cho địa lan.

 

- Cần chọn những cây được nuôi dưỡng từ 2 năm trở lên để tách, cây có từ 3 đến 4 thân giả là những cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, sạch bệnh, thân rễ giả có lá.

 

- Thời điểm tiến hành thay chậu cho địa lan: tháng 6 hoặc tháng 7 âm lịch.

 

ky-thuat-trong-dia-lan-chuan-nhat

5. Chăm sóc địa lan sau khi thay chậu

 

Tưới nước cho địa lan: 10 ngày khi cây được tách ra cần duy trì độ ẩm hằng ngày cho, độ PH thích hợp là từ 5,5 đến 6,5.

 

Bón phân cho địa lan: cần có chế độ bón phân thường xuyên và định kỳ, ở giai đoạn này sử dụng loại phân bón NPK với tỷ lệ 30:10:10 để bón cho cây. Bón phân vào gốc rễ của cây. Không bón bất cứ một loại phân nào cho cây, sau một tuần tách cây và sang chậu. Duy trì chế độ chăm sóc như vậy, trong khoảng thời gian 2 tháng, rồi tiến hành xử lý nhiệt độ thấp (từ 40 đến 50 ngày), để cây có thể hình thành ngòng hoa.

 

6. Xử lý lạnh tạo phát hoa cho địa lan

 

Những ai đam mê trồng hoa nói chung và trồng địa lan nói riêng thì kết quả cuối cũng chính là "ngắm hoa" vì thế việc xử lí ra lạnh tạo phát hoa cho địa lan là một trong những kỹ thuật trồng địa lan cực kỳ quan trọng.

 

Cây địa lan thường hình thành ngòng hoa vào cuối tháng 7 đầu tháng 8

 

Hạ nhiệt độ thấp cho cây, thời gian xử lý lạnh trong khoảng thời gian từ 40-50 ngày. Bằng cách chuyển cây lên vùng có khí hậu mát mẻ, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là từ 10 – 12 độ C. Xử lý lạnh trong khoảng thời gian 10 ngày, chúng ta giảm nước tưới đột ngột, giảm một tuần một lần và giữ nguyên chế độ bón phân như bình thường. Chúng ta cứ tiến hành như vậy trong vòng một tháng. Độ ẩm là từ 70 – 80%.

 

Sau thời gian xử lý lạnh từ 15 đến 30 ngày, ngòng hoa bắt đầu hình thành. Bạn tiếp tục duy trì nhiệt độ từ 15 – 20 độ C, khi ngòng hoa dài từ 20 đến 25cm, là lúc xử lý lạnh được khoảng 50 ngày, cũng chính là lúc kết thúc giai đoạn xử lý lạnh. Chúng ta chuyển những cây địa lan đã được xử lý lạnh xuống khu nhà trồng ấm hơn và tiến hành chăm sóc để ngòng hoa phát triển và nở hoa theo ý muốn.

 

THAM KHẢO THÊM: 

Top 5 loài Lan trong sách đỏ

Kỹ thuật chăm sóc lan Dendrobium Nắng

 

Hy vọng qua bài viết này, Nông Nghiệp Phố đã chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích về Kỹ thuật trồng địa lan chuẩn nhất . Chào tạm biệt và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Nội dung bài viết