DANH MỤC SẢN PHẨM

Bật mí cách ghép lan vào thân cây sống – Dễ thực hiện, hiệu quả cao!

Gia Huy
Th 5 26/12/2024
Nội dung bài viết

Trong tự nhiên, những giò lan rừng bám vào thân cây luôn mang vẻ đẹp mộc mạc và sức sống mạnh mẽ. Bạn có muốn tái hiện khung cảnh ấy ngay trong khu vườn nhà mình không? Hãy cùng Nông Nghiệp Phố khám phá cách ghép lan vào thân cây sống thật đơn giản mà hiệu quả, giúp cây lan phát triển khỏe mạnh và xanh tươi như trong tự nhiên!

Đặc tính của rễ phong lan

Phong lan là loài thực vật biểu sinh, rễ mọc trong không khí, lơ lửng trong không trung.

Rễ phong lan sức sống mãnh liệt, thích nghi với môi trường tốt

Chức năng chính của rễ khí sinh là hấp thụ hơi ẩm của không khí và chất dinh dưỡng hòa tan nhờ ở mặt ngoài có một lớp mô xốp bao bọc.

Ngoài ra, rễ còn có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc trên thân cây, lấy nước lơ lửng trên không khí.

Ưu nhược điểm của phương pháp ghép lan vào thân cây

Ưu điểm

Quá trình vận chuyển nước bên trong thân cây sống luôn diễn ra liên tục, vì vậy mà thân cây sống sẽ là loại giá thể trồng lan rất mát, nhiệt độ của loại giá thể này cực kỳ phù hợp để rễ lan bám vào và phát triển.

Bên cạnh đó, rễ lan chỉ bám vào chứ không hút nhựa của cây nên thân cây sống vẫn sinh trưởng và phát triển một cách bình thường, không bị ảnh hưởng bởi cây lan.

Ghép lan vào thân cây - rễ khỏe, bền vững, tiết kiệm chi phí

Ngoài ra, khi được trồng dưới bóng cây lớn, ẩm độ cao hơn, khí hậu mát mẻ hơn sẽ tạo điều kiện cho cây lan sinh trưởng và phát triển rất mạnh mẽ so với trồng chậu hay ghép gỗ, lũa.

Khi ghép lan vào thân cây sống bạn sẽ không cần phải thay đổi giá thể trồng lan do mối mọt, mục rữa, cây lan sẽ phát triển ổn định trong rất nhiều năm mà không lo bị động rễ, sót rễ. Bạn cũng tiết kiệm chi phí rất nhiều.

Nhược điểm

Nhược điểm nhỏ của phương pháp ghép lan vào thân cây là không thể di chuyển vị trí của cây, do đó khi gặp thời tiết bất lợi, nắng gắt hay mưa liên tục trong nhiều ngày sẽ ảnh hưởng đến cây lan.

Các yếu tố cần chú ý khi ghép lan vào thân cây

Điều kiện ánh sáng và thoáng gió

Lan là cây ưa ẩm và bóng râm, nhưng nếu thiếu sáng sẽ không thể sinh trưởng, còn khi bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào liên tục cây sẽ bị cháy lá, tàn lụi. Vì vậy khi chọn cây sống để ghép lan vào, bạn nên lựa chọn cây xanh có đặc tính sinh trưởng phù hợp với cây lan.

Chọn cây sống phù hợp, đảm bảo ánh sáng và thoáng gió để lan phát triển tốt

Tránh ghép những loài lan ưa ẩm quanh năm vào thân cây thưa lá hoặc rụng lá theo mùa, hoặc ghép những cây lan ưa ánh sáng mạnh dưới những tán cây xanh um tùm, rậm rạp, cây lan sẽ phát triển kém và khó ra hoa.

Chiều cao của cây làm giá thể

Khi ghép lan vào cây sống, bạn cần chú ý chiều cao của cây làm giá thể, bởi vì khi ghép lan vào thân cây, bạn sẽ không thể thay đổi thường xuyên theo năm, vì vậy mà bạn cần tính toán tốc độ phát triển của cây làm giá thể, cũng như vị trí ghép sau nhiều năm sẽ cao đến đâu để bạn có thể chăm sóc cây lan một cách dễ dàng.

Tính toán hợp lý trước khi ghép lan để cây được phát triển ổn định

Thân cây nào sẽ phù hợp cho loài lan nào

Đai châu, đuôi cáo sẽ phù hợp khi ghép vào thân cây nhãn, vải, vú sữa…

Phi điệp, long tu, hoàng thảo vôi, trầm tím, ngọc thạch sẽ thích hợp với cây nhãn, cây hồng, cây vải…

Giáng hương quế trắng, tam bảo sắc, vanda, đuôi cáo thích hợp với cây nhãn, cây vú sữa, cây khế, cây xoài, cây hồng xiêm, cây lộc vừng, cây roi…

Hoàng thảo đùi gà, hoàng phi hạc, hoàng thảo xoắn thích được ghép vào cây cau, cây dừa, cây lộc vừng…

Quế tím, hoàng nhạn phù hợp với cây vú sữa, cây hồng xiêm, cây nhãn, cây khộp…

Cách ghép lan vào thân cây

Để ghép lan vào thân cây bạn cần chuẩn bị cây sống là giá thể, cây lan, giá đỡ tự nhiên như xơ dừa, gỗ lũa, dây buộc và một ít rêu rừng.

 

Thảm xơ dừa 50x50x1.2cm Thảm xơ dừa 50x50x1.2cm video-play-button
-35%

Thảm xơ dừa 50x50x1.2cm

19,000₫ 29,000₫
-35%

 

Hướng dẫn ghép lan vào thân cây hiệu quả từ Nông Nghiệp Phố

Xử lý thân cây để ghép lan vào

Đầu tiên, bạn cần tỉa bớt cành lá trên cây cho để giúp cây lan nhận được đủ lượng ánh sáng, sau đó làm sạch thân cây để ghép lan vào. Nếu vỏ cây dày, nhiều lớp vỏ xù xì thì bạn cần cạo mỏng đi, vì đây có thể là nơi trú ngụ của nấm bệnh và côn trùng gây hại.

Xử lý cây giống

Cây giống ghép vào thân cây bạn nên chọn cây có sức sống mãnh liệt, không chọn những cây quá nhỏ hoặc kiệt sức, vì trong thời gian đầu ghép, bạn khó chăm sóc so với trồng chậu hay ghép gỗ.

Sau khi mua cây giống về, bạn bạn tiến hành cắt tỉa rễ, lá, thân hỏng đi. Sau đó ngâm vào dung dịch Physan, Benkona trong 15 - 20 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo.

Tiếp theo ngâm vào chế phẩm Hùng Nguyễn trong 15 phút để kích thích ra rễ và nảy chồi, sau đó vớt ra treo ngược lên cho khô để ghép.

Ghép lan vào thân cây

Ghép lan đúng cách, rễ bám chắc, cây khỏe đẹp

Bắt đầu với giá đỡ tự nhiên như xơ dừa, gỗ lũa. Đặt một ít rêu ẩm lên giá treo nơi bạn định đặt cây lan. Đặt cây lan lên giá đỡ và rêu để nó có thể gắn và phát triển đúng cách trên giá treo. Cố định cây lan vào giá treo bằng dây nhựa hoặc dây thun, vì vừa chặt chẽ vừa thân thiện với cây lan hơn là dây kim loại.

Đầu tiên đặt một ít rêu xung quanh rễ để bảo vệ chúng khỏi dây. Quấn dây xung quanh giá thể, lan và rêu - quấn chéo theo các hướng khác nhau bao phủ các khu vực khác nhau của rễ.

Về cơ bản, bạn đang buộc mọi thứ lại với nhau như một. Đảm bảo cây được buộc chặt, nếu nó bị lỏng và dịch chuyển, rễ sẽ không gắn vào giá đỡ được.

Chăm sóc cây sau khi ghép

Sau khi ghép, bạn không nên tưới nước ngay mà nên để một ngày sau rồi tưới. Lúc này các vết xước trong quá trình ghép đã khô, hạn chế nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhập gây hại cho cây.

Vì ghép lên thân cây nước khô rất nhanh, mỗi ngày bạn tưới 1 - 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, tránh tưới buổi trưa và chiều muộn.

Chăm sóc lan đúng cách để lan phát triển ổn định và khỏe mạnh

Sau khi ghép một ngày, bạn tiến hành kích rễ cho lan, bạn pha các loại với liều lượng như sau: 0,5ml ORG Hum + 1ml AcRoot + 4 giọt Dekamon với 1 lít nước sạch rồi phun ướt đều cây và giá thể trồng.

Hoặc bạn sử dụng Vitamin B1 kết hợp cùng chế phẩm Hùng Nguyễn để kích rễ cho cây lan. Phun đều đặn 5 - 7 ngày 1 lần cho đến khi thấy rễ nhú đầu xanh thì ngừng lại.

 

Xem thêm: Cách chăm sóc trong mùa nghỉ của hoa lan

Xem thêm: Cách trồng hoa lan từ A-Z cho người mới bắt đầu

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn lan cho người mới bắt đầu

 

Các câu hỏi thường gặp 

Cần chuẩn bị gì để ghép lan vào thân cây sống?

Trả lời:

  • Để ghép lan vào thân cây sống, bạn cần chuẩn bị giá thể như xơ dừa, gỗ lũa, rêu ẩm, và dây nhựa hoặc dây thun để cố định cây lan.

Loại cây nào phù hợp để ghép lan vào?

Trả lời:

  • Các cây sống có đặc tính sinh trưởng phù hợp với lan, như cây có thân chắc khỏe, ít lá rụng và không quá rậm rạp sẽ là lựa chọn lý tưởng.

Có cần thay giá thể khi ghép lan vào thân cây sống không?

Trả lời:

  • Không cần thay giá thể thường xuyên, vì thân cây sống không bị mục rữa hoặc mối mọt, giúp cây lan phát triển ổn định trong nhiều năm.

Ghép lan vào thân cây sống không chỉ giúp tái hiện vẻ đẹp tự nhiên mà còn mang đến một không gian xanh mát, đầy sức sống cho khu vườn nhà bạn. Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết trên, bạn sẽ dễ dàng thực hiện và có được những giò lan rực rỡ, khỏe mạnh. 

Nếu bạn có nhu cầu mua vật tư nông nghiệp hỗ trợ trong việc trồng và chăm lan, đừng quên ghé thăm Nông Nghiệp Phố để tìm những sản phẩm chất lượng nhất. Chúc bạn thành công!

Nông Nghiệp Phố - Chuỗi cửa hàng cung cấp vật tư nông nghiệp uy tín, chất lượng

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Phân dê dùng cho lan dạng túi tan chậm Phân dê dùng cho lan dạng túi tan chậm video-play-button
-12%

 

Nội dung bài viết