DANH MỤC SẢN PHẨM

Lan cành giao, nhận biết mặt hoa và cách chăm sóc | Nông nghiệp phố

Nông Nghiệp Phố
Th 6 22/10/2021
Nội dung bài viết

Lan cành giao, nhận biết mặt hoa và cách chăm sóc

 

Lan cành giao, một cái tên không quá cũ cũng chẳng quá mới đối với người chơi lan, bởi loài lan này được du nhập vào Việt Nam cũng lâu rồi nhưng hiện vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

 

Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về loài lan này, muốn hiểu thêm về nó thì cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu về cách nhận biết mặt hoa, cách chăm sóc hay cách nhân giống lan cành giao trong bài viết này nhé.

 

1. Nguồn gốc, xuất xứ của lan cành giao

 

Lan cành giao tên khoa học là Papilionanthe teres (Roxb.) Schltr, thuộc họ phong lan, được khoa học gia người Đức Rudolf Schlechter (1872-1925) công bố vào năm 1915.

 

Papilionanthe teres (Roxb.) Schltr được tìm thấy ở vùng đầm lầy, rừng rậm từ Sri Lanka, Á Châu và các đảo quốc thuộc Thái Bình Dương, hoặc khu vực physiographical ở Nam Á.

 

lan-canh-giao

 

Ở Việt Nam, Papilionanthe teres (Roxb.) Schltr được gọi là lan cành giao, vân lan hay lan bướm, bởi loài phong lan này có hoa giống như hình một con bướm mọc trên các đầm lầy.

 

2. Các loại lan cành giao

 

a. Trên thế giới

 

Trên thế giới có đến 11 loài Papilionanthe (viết tắt Ple), đó là:

 

• Papilionanthe biswasiana (Ghose & Mukerjee) Garay.

 

• Papilionanthe greenii (WWSm.) Garay.

 

• Papilionanthe hookeriana (Rchb.f.) Schltr.

 

• Papilionanthe pedunculata (Kerr) Garay.

 

• Papilionanthe sillemiana (Rchb.f.) Garay.

 

• Papilionanthe subulata (Willd.) Garay.

 

• Papilionanthe taiwaniana (SSYing) Ormerod.

 

• Papilionanthe teres (Roxb.) Schltr.

 

• Papilionanthe tricuspidata (JJSm.) Garay.

 

• Papilionanthe uniflora (Lindl.) Garay.

 

• Papilionanthe vandarum (Rchb.f.) Garay.

 

b. Ở Việt Nam

 

Ở Việt Nam hiện đang phát triển 3 loài Papilionanthe là Papilionanthe hookeriana, Papilionanthe pedunculata, Papilionanthe teres. Loài này thường được tìm thấy tại Đồng Nai, Đà Lạt, Tây Bắc…

 

3. Nhận biết mặt hoa lan cành giao

 

a. Papilionanthe hookeriana

 

Papilionanthe hookeriana có đồng danh là Vanda hookeriana Rchb.f 1856, thuộc nhóm phong lan hoặc địa lan, được tìm thấy nhiều ở Đà Lạt, Biên Hòa, Đồng Nai.

 

lan-canh-giao

 

Loài lan cành giao này có thân nhỏ, chỉ cao khoảng 1m, lá dài từ 10cm - 15cm, hình ống như chiếc đũa hay thanh bút chì. Hoa lan cành giao Papilionanthe hookeriana thường mọc ở gần ngọn, trung bình 3 - 12 hoa/ cành.

 

Hoa lan cành giao Papilionanthe hookeriana có đường kính dao động khoảng 4cm - 7cm, cánh hoa gợn sóng, môi hoa màu tím có nhiều chấm nhỏ. Hoa thường nở vào mùa xuân và mùa hạ, khoảng 2 - 3 hoa/ lần và rất lâu tàn.

 

b. Papilionanthe pedunculata

 

Papilionanthe pedunculata có đồng danh là Aerides pedunculata Kerr 1935, thuộc nhóm phong lan, mọc phổ biến ở Đạt Lạt và nhiều nởi ở tỉnh Lâm Đồng.

 

lan-canh-giao

 

Loài lan cành giao Papilionanthe pedunculata có chiều cao trung bình 1m - 3m, lá hình ống nhưng chỉ dài khoảng 10cm. Hoa thường nở vào mùa xuân, nở khoảng 5 - 6 hoa/ lần và có 5 - 10 hoa/ chùm, mỗi hoa to khoảng 5cm - 7cm, cũng rất lâu tàn.

 

c. Papilionanthe teres

 

Đồng danh của Papilionanthe teres là Vanda teres (Roxb.) Lindl. 1833, thuộc nhóm phong lan hoặc địa lan, được tìm thấy nhiều ở Đồng Nai, Đà Lạt và Thừa Thiên Huế.

 

lan-canh-giao

 

Lan cành giao Papilionanthe teres cao khoảng 1m, lá cũng lá hình ống như chiếc đũa. Cành hoa dài 20cm - 30cm mang 5 - 7 hoa, nhưng mỗi lần chỉ nở 2 - 3 hoa, thường nở vào mùa xuân và mùa hạ, với môi hoa không có chấm tím như Papilionanthe hookeriana.

 

4. Cách trồng lan cành giao

 

Trong thiên nhiên, lan cành giao có thể được tìm thấy trên các thân cây lớn nhưng khi được trồng tại nhà, phương pháp trồng cây trong chậu lại phổ biến hơn là ghép gỗ.

 

a. Chuẩn bị cây giống

 

Để cây lan cành giao được sinh trưởng và phát triển tốt tại nhà, bạn nên lựa chọn cây giống trực tiếp tại cửa hàng uy tín, chọn cây xanh, khỏe, không sâu bệnh, lá cứng cáp, căng nước và không nhăn nheo.

 

lan-canh-giao

 

Sau khi mua về, bạn cắt bỏ các rễ khô, gãy hay hỏng. Sau đó ngâm vào dung dịch Physan, Benkona trong 15 - 20 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo.

 

Tiếp theo ngâm vào chế phẩm Hùng Nguyễn trong 15 phút để kích thích ra rễ và nảy chồi, sau đó vớt ra treo ngược lên trong khoảng từ 1 - 3 ngày cho khô để trồng.

 

b. Chuẩn bị chậu trồng và giá thể trồng

 

Khi trồng trong chậu, bạn nên chọn chậu đất nung, chậu gỗ để giúp thoát nước tốt, hoặc để giảm tải trọng giàn lan, bạn có thể trồng chậu giả gỗ có nan phụ, vừa nhẹ, vừa thông thoáng.

 

Giá thể trồng bạn có thể sử dụng vỏ thông nhập khẩu, dớn mềm, rêu rừng, hoặc hỗn hợp giá thể trồng lan đã được trộn sẵn, sau khi mua về bạn chỉ cần cho vào chậu và trồng thôi.

 

c. Cách trồng lan cành giao vào chậu

 

Để trồng lan cành giao vào chậu, đầu tiên bạn lót lưới vào chậu, sau đó cho cây vào chậu rồi đổ hỗn hợp trồng lan vào đầy chậu, kết thúc bằng việc tưới nước giữ ẩm cho cây mới trồng.

 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm các cây dương xỉ lớn trên mặt, hoặc ít ít giá thể dớn mềm, giá thể rêu rừng trên bề mặt chậu, đây sẽ là điểm tựa của các rễ trên không và giữ ẩm cho cây.

 

lan-canh-giao

 

5. Cách chăm sóc lan cành giao tại nhà

 

a. Điều kiện sinh trưởng

 

Lan cành giao cần môi trường nhiều ánh sáng, thoáng gió, nhiệt độ trung bình dao động từ 25 - 35 độ C hay 77 - 95 độ F và ẩm độ cao từ 70% - 90%. Vì vậy bạn có thể trồng cây lan cành giao ở những khoảng sân lớn, nơi có nhiều ánh sáng.

 

b. Điều kiện nước tưới cho lan cành giao

 

Vì lan cành giao ưa ẩm cao khoảng 70% - 90%, nên bạn cần tưới nước đẫm cho cây. Vào những ngày nắng nóng, bạn có thể tăng số lần tưới hoặc phun sương nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên vào những ngày mưa nhiều, tùy thuộc vào độ thông thoáng mà bạn cân bằng lượng nước tưới cho cây.

 

c. Phân bón cho lan cành giao

 

Về phân bón cho lan cành giao, cây cần khá nhiều dinh dưỡng, giai đoạn lúc mới trồng, để kích thích cây ra rễ mới bạn pha 0,5ml ORG Hum + 1ml AcRoot + 4 giọt Dekamon với 1 lít nước sạch rồi phun ướt đều cây và giá thể trồng.

 

Hoặc bạn sử dụng Vitamin B1 kết hợp cùng chế phẩm Hùng Nguyễn, phun định kỳ 5 - 7 ngày/ lần đến khi thấy rễ nhú đầu xanh thì ngừng lại.

 

Sau khi cây đã ra rễ mới, bạn sử dụng phân 30-10-10, Seasol, Powerfeed… kết hợp với dịch chuối, Vitamin B1 để nuôi dưỡng cây, giúp cây phát triển tốt, giả hành mập, ra nhiều rễ, nhiều lá.

 

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng kết hợp các loại phân tan chậm chuyên dùng cho lan như phân trùn quế viên, phân dê, Rynan, phân gà Nhật Bản… rải lên bề mặt giá thể trồng.

 

lan-canh-giao

 

Khi cây bắt đầu ra hoa, bạn tiến hành bổ sung phân có hàm lượng lân và kali cao như 6-30-30, đầu trâu 701, 15-30-15, 10-55-10... định kỳ từ 7 - 10 ngày/ lần để nuổi dưỡng mầm hoa, giúp hoa chuẩn màu và lâu tàn.

 

d. Phòng trừ sâu bệnh

 

Lan cành giao thường sẽ bị các loại rệp tấn công, bạn có thể dùng Confidor, Movento, Stun… để phòng và trừ nhiều loại rệp, bạn nên phun theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì để tránh làm nóng cây.

 

Bên cạnh đó, lan cành giao cũng hay bị bệnh thối đọt, bạn có thể dùng kéo sạch cắt đọt thối đi sau đó bôi vôi lên vết cắt. Đồng thời, thường xuyên phun các loại thuốc ngừa nấm như Ridomil Gold, Aliette, Daconil… để phòng bệnh, phun định kỳ 2 tuần/ lần.

 

⫸ Xem thêm: Cách chăm sóc lan Mokara ra hoa ngay tết

 

⫸ Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc lan Dendro sau tết

 

Qua bài viết này, Nông nghiệp phố hy vọng đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức hữu ích về loài lan mang nét đẹp lạ này, chúc bạn sẽ trồng thành công thật nhiều chậu lan cành giao nhé.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư nông nghiệp trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 086

Nội dung bài viết