Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương phong thủy | Nông nghiệp phố
Nông Nghiệp Phố
Th 2 31/05/2021
Nội dung bài viết
Nếu bạn đang tìm một loại cây nội thất dễ chăm sóc, mang vẻ đẹp sang trọng, quyền uy để trồng trong nhà thì tại sao không thử trồng cây trầu bà đế vương đi!
Nhưng trước tiên, cùng Nông nghiệp phố tham khảo bài viết cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương phong thủy để hiểu rõ về loài cây này nhé.
1. Cây trầu bà đế vương là cây gì
Cây trầu bà đế vương tiếng anh là Philodendron Imperial, còn được gọi là cây đế vương, cây đại hoàng đế. Cây trầu bà đế vương thuộc họ Ráy, là cây thân thảo mọc thành các bụi cao khoảng 30cm - 100cm.
Lá cây trầu bà đế vương to dày, đầu lá thuôn, hình tim ở gốc. Mặt trên lá bóng có gân nổi rõ, mép lá lượn sóng. Lá non nhiều màu từ lục vàng, cam đến đỏ, lá trưởng màu xanh nhạt, cuống dài, gốc có bẹ ôm thân.
Cây trầu bà đế vương được chia thành 3 loại chính, bao gồm cây trầu bà đế vương xanh, cây trầu bà đế vương đỏ và cây trầu bà đế vương vàng. Trong 3 loại này thì đế vương xanh có màu lá non và lá già giống nhau. Còn 2 loại còn lại thì chỉ có lá non màu đỏ hoặc vàng thôi, khi lá già đều có màu xanh sẫm.
2. Ý nghĩa cây trầu bà đế vương
Từ danh xưng, cây trầu bà đế vương đã toát lên sự quyền lực và tràn đầy may mắn. ý nghĩa phong thủy cây trầu bà đế vương giúp thu hút vận may, tài lộc, xua đuổi tà khí, gia chủ sẽ tránh khỏi những điều xui xẻo hay thị phi hàng ngày.
Cây trầu bà đế vương hợp với tuổi nào thuộc vào mệnh mộc và mệnh hỏa. Gia chủ thuộc vào hai tuổi này trồng cây trầu bà đế vương trong nhà, hoặc cây để bàn sẽ thuận lợi trong cuộc sống, đường công danh rộng mở.
Ngoài ra, với tán lá xanh quanh năm, óng ánh, đẹp đẽ, cây trầu bà đế vương để bàn còn giúp mang lại sức khỏe, sự an yên trong tâm hồn, sự thanh bình trong cuộc sống thường nhật, đồng thời cây còn giúp bạn thư thái sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi...
3. Cây trầu bà đế vương có độc không
Cây trầu bà đế vương chẳng những không có độc mà còn có khả năng lọc các khí độc như chất gây ung thư formaldehydes, khói thuốc và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác.
Ngoài ra, cây trầu bà đế vương còn có công dụng là hấp thu tia bức xạ ở các thiết bị điện tử trong gia đình, văn phòng làm việc như máy tính, điện thoại, wifi, tivi, tủ lạnh, lò vi sóng…
Và hơn hết, cây trầu bà đế vương dùng để trang trí không gian sống, màu xanh của cây sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu, mang lại không gian sống hòa mình với thiên nhiên hơn.
4. Cách trồng cây trầu bà đế vương
Cây trầu bà đế vương là cây dạng bụi, lại sinh trưởng và phát triển khá nhanh, vì vậy cách nhân giống cây trầu bà đế vương phổ biến nhất đó là cách tách bụi.
a. Cách nhân giống cây trầu bà đế vương
Việc tách bụi được thực hiện khi bạn thay chậu cho cây hoặc khi cây mẹ có nhiều cây con lớn. Đầu tiên, bạn nhẹ nhàng nghiêng chậu cây và nhấc cây ra khỏi chậu. Rồi bạn nhẹ nhàng tách cây con ra, cẩn thận tách gốc để tránh làm tổn thương hay đứt rễ cây con.
Cắt bỏ những rễ bị hư hoặc bị bệnh rồi đặt cây con vào chậu mới và đất mới, hoặc bạn cũng có thể trồng cây trầu bà đế vương trong nước.
b. Cách trồng cây trầu bà đế vương trong chậu
Cây trầu bà đế vương khá khỏe, nên có thể sống được ở nhiều loại đất, nhưng loại đất thích hợp nhất là loại tơi xốp, thoát nước tốt đồng thời có khả năng giữ ẩm, độ mùn cao, để có loại đất này ta có thể trộn đất sạch với phân hữu cơ và các loại giá thể trồng cây.
Bạn có thể trộn đất trồng cây trầu bà đế vương theo tỷ lệ 3 đất trồng cây : 3 phân trùn quế : 2 mụn dừa : 2 giá thể trấu hun. Hoặc bạn sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây kiểng đã được phối trộn sẵn theo công thức chuyên cho hoa, cây kiểng.
Sau khi đã chuẩn bị đất và chậu trồng, trước tiên bạn lót đáy chậu bằng một lớp viên đất nung, tùy theo kích thước chậu mà bạn chọn viên đất nung size 5mm - 10mm hoặc viên đất nung size 10mm - 20mm.
Sau đó bạn cho đất vào 2/3 chậu, đặt cây con ngay ngắn vào giữa chậu, rồi cho tiếp đất vào đến khi đất mặt cách miệng chậu 2cm - 3cm. Để giữ ẩm và tăng độ thẩm mỹ cho chậu cây, bạn có thể rải thêm một lớp viên đất nung trên bề mặt chậu.
Cuối cùng bạn tưới nước giữ ẩm cho cây, bạn cũng có thể hòa nước với các loại phân bón kích rễ như Axit Hminc 322 , Org Hum, Seasol, Acroot, Terra Sorb Root… tưới ngay cho cây, sau đó định kỳ 7 - 10 ngày/ lần tưới lại để cây nhanh hồi phục và ra rễ mới.
c. Cây trầu bà đế vương trồng trong nước
Để trồng cây trầu bà đế vương trong nước, bạn cần tỉa bỏ rễ hư, rễ già sau đó rửa sạch đất dính ở rễ và ở gốc, sau đó đặt cố định trên một bình thủy tinh để cây có thể hút nước dinh dưỡng và phát triển.
Đặt cây ở nơi bóng râm, hoặc ít ánh sáng tự nhiên để cây phát triển tốt hơn. Đồng thời, khi nước trồng bẩn thì phải thay ngay. Định kỳ 1 tuần thay nước cho cây 1 lần. Vừa để tránh mùi khó chịu, vừa tránh cho vi khuẩn và nấm hại phát triển.
Dung dịch thủy canh trồng cây trầu bà đế vương bạn có thể sử dụng một số dung dịch thủy canh như Bio Life, Hydroponic… pha với nước theo liều lượng được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
5. Cách chăm sóc cây trầu bà đế vương tại nhà
Tuy là loại cây dễ chăm sóc, nhưng bạn nên đặt cây ở nơi thoáng mát, có ánh nắng nhẹ hoặc ánh sáng sáng đèn chiếu, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Thường đó là vị trí bàn làm việc, bên cạnh cửa sổ, cửa ra vào, trước hiên hay ở sảnh.
Bên cạnh đó, nhiệt độ lý tưởng của cây là nhiệt độ phòng, khoảng 18 - 28 °C và nếu thấp hơn 12 °C cây sẽ chết, vì vậy mà cây có thể trồng trong phòng máy lạnh, tuy nhiên mỗi tuần bạn nên cho cây ăn nắng sớm khoảng 2 - 4 giờ để cây tăng khả năng quang hợp.
Về chế độ nước tưới, tùy thuộc và điều kiện thời tiết và môi trường trồng mà bạn tưới nước cho phù hợp, cây không quá ưa nước nên bạn chỉ cần từ tưới 5 - 7 ngày/ lần, hoặc tưới khi đất trồng đã khô hẳn.
Để cây phát triển bộ lá tốt nhất, bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng chậu bằng các loại phân bón dạng nước như Org Hum, Seasol, Powerfeed, Vitamin B1, dịch chuối, phân bánh dầu dạng nước… tưới cho cây định kỳ 7 - 10 ngày/ lần.
Khi bạn thấy cây trầu bà đế vương bị vàng lá, nếu số lượng lá vàng ít thì ta có thể ngắt bỏ đi vì có thể đó là lá già. Nhưng nếu số lượng nhiều thì cần kiểm tra đất có thể cây đang bị úng nước, cần phơi khô hoặc thay đất mới.
Ngoài ra, đôi khi cây trầu bà đế vương bị cháy lá, vấn đề nay thường là do bị cháy nắng, nghĩa là nơi đó đang quá nóng với cây, cần chuyển cây đến vị trí mát và thoáng hơn.
Mẹo nhỏ khi chăm sóc cây trầu bà đế vương tại nha đó là bạn có thể lau lá bằng khăn ẩm để loại bỏ bụi tích tụ trên bề mặt lá giúp lá quang hợp tốt hơn.
⫸ Xem thêm: Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà cẩm thạch
⫸ Xem thêm: Trầu bà lá xẻ - Bí quyết trồng và nuôi cây trong nhà hiệu quả
⫸ Xem thêm: Cây trầu bà thanh xuân, ý nghĩa và cách chăm sóc
Là một cây trầu bà để bàn, cây trang trí nội thất với những chiếc lá đẹp, cây trầu bà đế vương đang khá được ưa chuộng trồng trong nhà. Nếu bạn cũng yêu thích loại cây độc đáo này như Nông nghiệp phố, trồng nay một cây tại nhà nhé.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 98