Cách trồng cây đa tam phúc hay cây si Thái cẩm thạch | Nông nghiệp phố
Nông Nghiệp Phố
Th 6 25/06/2021
Nội dung bài viết
Cách trồng cây đa tam phúc hay cây si Thái cẩm thạch
Si Thái cẩm thạch hay còn gọi tên khác là đa tam phúc. Với những chiếc lá hình trái tim điểm tô bởi những màu sắc xanh vàng bắt mắt. Đây là loại cây được yêu thích trồng làm cây nội thất, ngoại thất tạo nên vẻ đẹp sang trọng, cuốn hút cho căn nhà.
Thế bạn đã biết cách trồng và chăm cây đa tam phúc hay cây si Thái cẩm thạch tại nhà chưa, hãy cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay nhé.
1. Đặc điểm cây si Thái cẩm thạch hay cây đa tam phúc
Có nguồn gốc từ Thái Lan, cây si Thái cẩm thạch hay cây đa tam phúc có tên khoa học là Ficus triangularis variegata.
Khi về đến Việt Nam, ngoài 2 cái tên thông dụng là cây Đa tam phúc hay cây Si Thái cẩm thạch, cây còn nhiều tên gọi khác như cây bàng si, cây bàng si lá đốm, cây đa tâm phúc, cây tâm phúc, cây tâm phúc lá đốm.
Cây đa tam phúc chủ yếu được trồng trưng bày trong nhà, cây thân gỗ, có thân thấp chỉ từ 30cm - 50cm, vỏ cây màu xanh khi còn non và màu trắng xám lúc đã trưởng thành.
Cây đa tam phúc phân nhiều cành nhánh, cây có nhánh thuôn, thân dẻo dai nên có thể uốn nắn và cắt tỉa. Cả thân và nhánh đều có nhựa, nhựa cây có màu trắng trông như sữa và khá dính.
Cây si Thái cẩm thạch này ghi điểm nhất ở bộ lá, lá nhỏ 1cm - 2cm nhưng mọc rất nhiều. Màu sắc lá lúc còn non và về già khác nhau, lá non có viền rộng màu vàng vàng và có hoa văn màu xanh đậm. Còn lá già có hoa văn màu sáng và xanh đậm, mỗi lá sẽ có hoa văn khác nhau, không lá nào giống lá nào.
2. Ý nghĩa cây đa tam phúc
Cây đa tam phúc mang ý nghĩa là điều tốt lành hay việc may mắn. Trong phong thủy, cây đa tam phúc đại diện cho may mắn trường tồn, công danh sự nghiệp bền vững.
Khi bạn gieo trồng một cây đa tam phúc trong nhà sẽ giúp bạn khai thông con đường tài vận, cây sẽ là một dạng năng lượng tích cực, mang đến cho bạn những điều có giá trị như sức khỏe, sự giàu có hay mối quan hệ tốt đẹp...
3. Công dụng của cây đa tam phúc hay cây si Thái cẩm thạch
Mang ý nghĩa phong thủy tốt, lại có bộ lá độc đáo, thu hút ánh nhìn, vì vậy mà cây đa tam phúc hay cây si Thái cẩm thạch rất thích hợp để làm cây để bàn làm việc, bàn học, bàn ăn, bàn tiếp khách… mang đến một không gian tươi mới và sang trọng.
Với cành nhánh mềm mại, dẻo dai, cây si Thái còn được uốn nắn, tạo dáng thế thành những tác phẩm tuyệt hảo. Với những cây có thước to hơn mọt chút, bạn có thể đặt ở kệ sách hay các đồ nội thất để tạo điểm nhấn xanh.
Cũng như nhiều loại cây nội thất khác, nhờ quá trình quang hợp của cây mà giảm đi phần nào khí độc, cung cấp thêm không khí sạch cho văn phòng, nhà ở, và mang đến một không gian trong lành.
4. Cách trồng cây đa tam phúc hay cây si Thái cẩm thạch trong chậu
Bạn có thể mua cây si Thái cẩm thạch hay cây đa tam phúc ở các cửa hàng về trồng hoặc nhân giống cây bằng phương pháp giâm cành.
Nếu bạn mua cây si thái cẩm thạch về trồng, bạn lưu ý là khi mới mua cây về, cây có thể bị vàng lá và rụng, bạn cần đặt ở nơi nhiều nắng, mỗi ngày tưới nhẹ cho cây. Khoảng 20 ngày sau, cây sẽ ra tược non mới.
Nếu bạn có sẵn cây đa tam phúc hay cây si Thái cẩm thạch tại nhà, bạn có thể trồng cây bằng phương pháp giâm cành. Bạn chỉ cần chọn một cành bánh tẻ, không quá già, không quá non, mạnh khỏe và không sâu bệnh làm cành giâm.
Sau đó bạn cắt cành giâm và ngâm vào phân bón kích rễ như N3M, Roots 2, Bimix Super Root… trong 15 phút. Rồi vớt ra và cắm vào đất ẩm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng giá thể giâm cành là mụn dừa, giá thể Peatmoss hay các viên mút hữu cơ.
Tiếp theo bạn chùm lại bằng bọc nylong rồi đặt cành cây ở nơi có thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bạn chỉ cần tưới nước hàng ngày thì cây si Thái cẩm thạch sẽ nhanh chóng ra rễ mới và tạo ra những tán lá mới.
Khi cây đã ra nhiều rễ, bạn có thể tiến hàng trồng cây vào chậu. Bạn chọn chậu có lỗ thoát nước, chất liệu chậu men, chậu xi măng, chậu sành, chậu nhựa đều được.
Đất trồng cây si Thái cẩm thạch nên sử dụng đất tơi xốp, thoáng khí và giàu chất hữu cơ để trồng. Bạn có thể trộng đất trồng theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 trấu hun : 2 mụn dừa.
Hoặc bạn trộn đất sạch cao cấp Potting mix Namix 20dm3 + đất thịt organic 12kg + đá Perlite 5dm + phân trùn quế Sfarm. Nhưng để tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng thì bạn nên sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho hoa kiểng.
Khi đã chuẩn bị đất xong, bạn cho một phần đất trồng vào chậu rồi đặt bầu cây vào giữ chậu, lượng đất trồng lót đáy sao cho bầu cây vẫn còn thấp hơn miệng chậu khoảng 2-3cm.
Làm đầy chậu bằng phần đất trồng còn lại. Sau đó, tưới nước để giá thể trồng cố định bầu cây. Cuối cùng, bạn đặt chậu si Thái cẩm thạch mới trồng ở nơi có nhiều nắng hoặc tối thiểu có 3 giờ nắng, mỗi ngày tưới nước 1 lần cho cây.
Sau khi trồng xong, bạn có thể sử dụng phân bón kích thích ra rễ như Org Hum, Acroots, Axit Humic 322, N3M… tưới ngay cho cây, sau đó định kỳ 7 - 10 ngày/ lần để cây nhanh hồi phục và sinh trưởng tốt.
5. Cách chăm sóc cây si Thái cẩm thạch hay cây đa tam phúc tại nhà
Cây si Thái cẩm thách phát triển trung bình, cây khá dễ chăm sóc, chỉ cần chú ý một số điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
a. Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp
Khi cây con đã sinh trưởng tốt, bắt đầu ra lá mới thì bạn đem dần ra nắng, nhưng trước đó, nên để cây ở vị trí trung gian khoảng 2 tuần, để cây dần thích nghi tránh hiện tượng vàng lá và rụng.
Cây đa tam phúc hay cây si Thái cẩm thạch là loại cây trồng ưa sáng, ưa nắng nên bạn trồng ngoài trời hoặc góc nhà có thật nhiều ánh sáng nhé. Cây cũng có thể được trồng chậu đặt ở bàn làm việc, bàn học… nhưng hàng ngày bạn nên cho cây ra nắng tối thiểu 3 - 4 giờ, vì nếu ánh sáng mặt trời không đủ có thể làm cho lá bị phai màu hoặc rụng.
Cây đa tam phúc thích điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ bình thường trong nhà là tốt, cây có thể chịu được râm mát nhưng nhiệt độ phù hợp cho cây từ 20 - 27 độ C.
b. Chế độ nước tưới
Cây si Thái cẩm thạch cần độ ẩm nhiều như chúng cần ánh sáng vậy, đặc biệt là trong quá trình giâm cành. Cây sẽ tạo ra nhiều lá hơn và phát triển nhanh hơn nếu bạn cho nó độ ẩm phù hợp.
Khi cây đã lớn, nhu cầu sử dụng nước trung bình nên bạn chỉ cần tưới nước khi thấy đất mặt khô đi. Tuỳ thuộc nơi bạn đặt chậu mà tưới nước cho phù hợp, như đối với cây trồng nơi râm mát thì lượng nước tưới ít hơn bình thường, mỗi lần tưới 1 lượng ít vừa đủ ẩm là được
c. Phân bón cho cây cây đa tam phúc hay cây si Thái cẩm thạch
Cũng như hầu hết các loài cây trồng chậu, cây đa tam phúc hay cây si Thái cẩm thạch cần được cung cấp dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Định kỳ 15 - 20 ngày/ lần bạn bổ sung phân bón cho cây.
Bạn có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế viên, phân gà, phân dê, phân hữu cơ Bounce Back… bón gốc, đồng thời kết hợp cùng các loại phân bón lá như đạm cá, phân bánh dầu, dịch chuối, vitamin B1, Org Hum, Seasol, Rong biển Seawweed…
d. Sâu bệnh chính trên cây
Cây si Thái cẩm thạch trồng chậu ít bị sâu bệnh, tuy nhiên để phòng các loại sâu ăn lá và côn trùng chích hút nhựa cây, có thể 1 tháng/ lần bạn phun các loại chế phầm sinh học cho cây, bạn có thể sử dụng dịch tỏi, Bio B, Neem Chito…
⫸ Xem thêm: Bí quyết trồng bách thủy tiên thủy sinh đem lại nhiều tài lộc bạn đã biết chưa?
⫸ Xem thêm: Lý do bạn nên trồng và chăm sóc chuối cảnh mini tại nhà
⫸ Xem thêm: Trồng cây thanh tâm trong nước cực kì dễ bạn đã thử chưa?
Cách trồng cây đa tam phúc hay cây si Thái cẩm thạch trong chậu tại nhà khá đơn giản, nhưng ý nghãi phong thủy và công dụng mà cây đem lại khá lớn. Trồng ngay cây đa tam phúc để thưởng thức nhé.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 08