DANH MỤC SẢN PHẨM

Cách trồng cà tím trong thùng xốp vào những ngày giãn cách | Nông nghiệp phố

Nông Nghiệp Phố
Th 6 10/09/2021
Nội dung bài viết

Bật mí cách trồng cà tím thùng xốp sai trĩu quả cực đơn giản

 

Khoát trên mình bộ áo màu tím nổi bật cùng hương vị ngon ngọt, được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng nên cà tím là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với mọi người.

 

Bạn yêu mến và mong muốn thu hoạch em nó ngay chính ngôi nhà của mình? Vậy thì hãy cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay cách trồng cà tím trong thùng xốp cho quả sai lúc lỉu siêu đơn giản sau đây.

 

1. Đặc điểm của cà tím

 

Cà tím hay cà dái dê có tên khoa học là Solanum melongena, đây là một loại cây thuộc họ Cà, đồng thời còn có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo… xuất xứ từ miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka.

 

Cà tím là cây một năm, có thân thảo giả gỗ, cây có chiều cao trung bình tương đối lớn, khoảng 40 – 150 cm. Thân cây thường có gai, phân chia nhiều nhánh, so với các loại cà khác thì lá cà tím có kích thướt lớn hơn, có màu xanh thẫm nổi bật với nhiều đường gân, khi sờ vào có cảm giác nhám tay.

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

Hoa cà tím có màu trắng hay tím nhạt nền nã, với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng. Khi hoa được thụ phấn sẽ cho những quả cà tím căng mẩy, nhiều cùi thịt, kích thướt cùng hình dạng thay đổi theo từng giống khác nhau và đây chính là bộ phận được sử dụng duy nhất trên cây cà tím.

 

2. Công dụng và tác hại của cà tím bạn đã thực sự hiểu rõ chưa?

 

Có thể bạn chưa biết ngoài chức năng là một loại thực phẩm thì cà tím còn được nhiều người ưa chuộng bởi nó không chỉ thơm ngon mà còn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng.

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá thì trong cà tím chứa một lượng lớn nước, chất xơ, đạm cùng với nhiều vitamin và khoáng chất khác như Canxi, Sắt, Cholesterol, Phốt pho, Vitamin C, PP, B2…

 

Do đó cà tím không chỉ có tác dụng giải nhiệt mà nó còn có nhiều công dụng chữa bệnh hoàn toàn tự nhiên dành cho những ai mong muốn sức khỏe mình được cải thiện mà không cần dùng lượng lớn thuốc kháng sinh.

 

Nhờ vào mang trong mình một hàm lượng lớn các chất Kali, vitamin C và vitamin B6 là những chất chống oxy hóa mà cà tím có khả năng giúp cơ thể có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

 

Chưa dừng lại ở đó, theo một số nhà nghiên cứu cho biết thì sắc tím xinh đẹp của quả cà được quy định bởi sắc tố anthocyanin, hợp chất này có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, nhất là anthocyanin nasunin.

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

Vì vậy nhiều bổ sung một lượng cà tím hợp lí vào thực đơn bữa ăn thì bạn đã có thể bảo vệ cơ thể mình hạn chế mắc phải các căn bệnh quái ác như ung thư dạ dày, tuyến tụy, trực tràng, bàng quang, vú, buồng trứng, cổ tử cung và niêm mạc tử cung.

 

Ngoài ra các công dụng trên thì việc sự dụng cà tím làm thực phẩm có thể giúp bạn dễ dàng kiểm soát lượng đường trong máu từ đó giảm nguy cơ bị tiểu đường, hỗ trợ quá trình giảm cân, tăng cường chức năng trí não…

 

Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng quá nhiều cà tím theo suy nghĩ chắc chắn sẽ tốt thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Bất kì thực phẩm nào cũng vậy, bạn nên có một thực đơn, kế hoạch cụ thể khi sử dụng nó. Bởi việc sử dụng quá mức sẽ khiến bạn dễ bị ngộ độc, kích ứng và kèm theo đó là một số tác dụng phụ khiến cơ thể ngày càng tệ hại hơn.

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

Cà tím cũng vậy, theo một các chuyên gia dinh dưỡng cho biết việc sử dụng cà tím bổ sung vào bữa ăn không nên dùng hằng ngày nếu bạn không muốn  ảnh hưởng tới việc hấp thu sắt, ngộ độc Solanin, đặc biệt là sỏi thận có thể dẫn đến chấn thương thận cấp tính hoặc chết thận. Chính vì vậy mà bạn nên dùng nó theo chế độ vừa phải, tối đa khoảng 2 – 3 lần/ tuần.

 

3. Kỹ thuật trồng cà tím trong thùng xốp cho người mới bắt đầu cực dễ

 

a. Trồng cà tím vào tháng mấy

 

Cà tím có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên để cây có thể phát triển mạnh mẽ và cho trái tốt thì bạn nên trồng cây vào tháng 7, tránh những tháng nắng quá gắt và mưa nhiều.

 

Thời điểm tốt nhất là vào những ngày tiết trời mát mẻ, sau những cơn mưa nhẹ thì càng tốt.

 

b. Chuẩn bị đất

 

Cà tím ưa đất tơi xốp, đặc biệt là phải khả năng giữ nước và thoát nước tốt. Do đó bạn có thể phối trộn đất theo công thức 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

Ngoài ra để tiết kiệm thời gian và công sức bạn có thể không cần trộn mà sử dụng trực tiếp bao đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên rau củ quả đã được phối trộn đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.

 

Đồng thời ngay lúc này bạn cần phải chuẩn bị thùng xốp hoặc chậu trồng có kích thước lớn, đường kính tầm 50cm độ sâu khoảng 50cm như chậu nhựa mềm size lớn, chậu Aquaponics chuyên trồng rau củ quả, cây ăn trái… tuy nhiên phải là chậu có lỗ để cây có thể thoát nước tốt tránh ngập úng.

 

Sau đó cho tất cả chỗ đất đã chuẩn bị vào trong chậu, chú ý là không cho quá đầy để khi trồng đất không bị đổ ra ngoài và chúng ta cũng dễ dàng chăm sóc hơn.

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

c. Chuẩn bị giống

 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống cà tím với nhiều hình dạng, màu sắc quả khác nhau, tùy theo sở thích và điều kiện mà bạn có thể lựa chọn hạt giống phù hợp. Tuy nhiên bạn nên chọn mua ở cửa hàng uy tín để đảm bảo chọn được hạt giống có chất lượng và tỉ lệ nảy mầm cao.

 

Bạn mua hạt giống cà tím Phú Nông TẠI ĐÂY.

 

Ngoài ra bạn cũng có thể lấy hạt từ quả đã mua ngoài chợ, chú ý phải chọn những quả đã già, có màu, mập mạp, khỏe, hạt chắc mẩy. Tuy nhiên với cách làm này thì tỉ lệ nãy mầm của hạt tương đối thấp và chất lượng cây khi mọc cũng không được đảm bảo.

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

d. Cách ươm hạt cà tím

 

Sau khi đã chọn được hạt giống ưng ý thì bạn đem hạt giống đi ngâm từ 8 – 12 giờ. Để kích thích hạt giống ra rễ nhanh và đồng đều thì bạn có thể pha thêm các loại phân bón kích thích mọc mầm như Atonik...

 

Sau đó vớt ra rửa sạch đem ủ trong khăn ẩm 12 giờ và phải luôn giữ độ ẩm cho khăn, khi thấy hạt có dầu hiệu nảy mầm thì đem gieo ngay.

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

Giá thể ươm hạt bạn có thể sử dụng giá thể ươm giống Sfarm hay giá thể mụn dừa cho vào các khay ươm lỗ lớn hoặc chậu nhựa mềm nhỏ, tiếp theo đặt hạt vào giữa các lỗ rồi phủ nhẹ lại bằng giá thể ươm, thường xuyên tưới nước cho hạt nảy mầm nhanh chóng.

 

e. Tiến hành trồng

 

Khi cây lên cao 10 – 15 cm, thân đã khá cứng cáp thì đem trồng ra đất trồng đã chuẩn bị. Chỉ nên trồng 1 cây/ chậu vì cà tím có tán rộng, thân cành nhiều và lượng quả cũng lớn. Cuối cùng bạn tưới nước giữ ẩm rồi đặt ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

4. Kỹ thuật chăm sóc cà tím cho quả nhanh chóng

 

a. Nhiệt độ, ánh sáng

 

Cà tím là cây ưa nhiệt, chúng có thể phát triển ở những vùng có khí hậu nóng, tuy nhiên nhiệt độ không nên quá cao, vì như thế sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển của cây là 28 – 32 °C.

 

Bên cạnh đó, cà còn cần nhiều ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng nhất là thời kỳ ra hoa thì sẽ làm giảm tỷ lệ đậu quả. Vì vậy, khi trồng cà tím trong chậu bạn nên đặt chúng nơi ở một vị trí mà nhận được ít nhất 6 giờ nắng hàng ngày và tránh những cơn gió mạnh vì thân cà khá giòn, dễ gãy đổ.

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

b. Chế độ nước

 

Tưới nước một cách thích hợp là yếu tố then chốt để cà tím phát triển mạnh. Do đó, lúc mới trồng để tránh cây bị héo do mất nước bạn nên tưới bạn cần bổ sung nước cho cây 2 lần/ ngày cho cây hàng ngày, đặc biệt là vào sáng sớm và chiều tối để ngăn chặn sự bốc hơi nước.

 

Khi cây đã sinh trưởng phát triển mạnh thì bạn chỉ cần tưới 1 lần/ ngày. Tùy điều kiện thời tiết mà có thể thay đổi sao cho phù hợp, tuy nhiên cần lưu ý không nên tưới cây quá đẫm lúc quá tối vì đó là điều kiện giúp nấm bệnh gây hại sinh sôi.

 

c. Hàm lượng dinh dưỡng

 

Sau khi trồng 10 – 15 ngày thì cây bắt đầu bước vào thời sinh trưởng nên trong giai đoạn này bạn cần bổ sung lượng phân bón hữu cơ như phân bò, phân gà, trùn quế, phân hữu cơ đậm đặc Bounce Back

 

Đồng thời, bạn có thể kết hợp sử dụng các loại phân bón lá giúp cây hấp thụ nhanh chóng như đạm cá, Org Hum, Seasolphân bánh dầu nước, rong biển Seawweed... định kỳ 15 – 20 ngày/ lần.

 

Bón thúc lần 1

 

Sau khi trồng khoảng 1 tháng khi cây ra lá mới, chồi ngọn phát triển, bạn cần bổ sung thêm các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao như 30 – 9 – 9, 20 – 20 – 15… để cây có điều phát triển thân cành rễ.

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

Tiến hành pha 100 gam phân cho 3 lít nước và tưới đều cách gốc 20cm, đặc biệt sau khi bón phân thì bạn phải nhớ tưới lại kĩ bằng nước sạch.

 

Bón thúc lần 2

 

Sau trồng khoảng 40 – 50 ngày khi cây phát triển đầy đủ thân cành ta nên bón các loại phân vô cơ có hàm lượng lân và kali cao để cây chuẩn bị bước vào thời kì ra hoa cho quả. Pha loãng 100gam NPK 15 – 5 – 20 hay NPK 15 – 15 – 15 cho 3lít nước và tưới cho cây.

 

Bên cạnh đó khi cây chuẩn bị ra hoa ta có thể bổ sung hàm lượng phân bón lá Amino Quelant 05 để kích thích hạt phấn phát triển, kéo dài thời gian sống của hạt phấn, tăng khả năng thụ phấn, khắc phục hiệu quả của sự rụng bông, rụng trái non.

 

Pha 3 thìa cà phê cho 10 lít nước tưới đều cho cây, cách 7 – 10 ngày /lần đến khi quả to bằng ngón tay út thì ngưng.

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

Đồng thời để ngăn ngừa bệnh thối đầu hoa, nguyên nhân chủ yếu là thiếu chất dinh dưỡng canxi bạn có thể bổ sung cho cây cà nhà mình một lượng vỏ trứng gà đã qua xử lý. Đó là một cách hữu cơ, dễ dàng giúp cho hoa cà tím khắc phục tình trạng trên thông qua đó cung cấp cho cây trồng của bạn một lượng dinh dưỡng bổ sung.

 

d. Sâu bệnh hại cà tím

 

Sâu hại

 

Rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ, sâu xanh, sâu đục đọt, sâu đục trái là những sâu hại phổ biến nhất trên cây cà tím. Chúng thường tập trung ở mặt dưới lá, đọt non, chích hút nhựa làm cây khó phát triển. Không những vậy, chúng còn là những côn trùng trung gian gây bệnh khảm lá.

 

Do đó khi thấy những côn trùng này xuất hiện bạn cần nhanh chóng xử lí chúng bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học như dịch tỏi, Neem Chito, Bio - B… định kỳ 10 – 15 ngày/ lần.

 

Đặc biệt là bạn có thể sử dụng dầu khoáng SK Enspray 99 EC pha sẵn là dung dịch trừ sâu hữu cơ có thể sử dụng được ngay mà không cần pha nước chuyên đặc trị rầy, rệp, nhện, bọ trĩ, bọ xít... Đây là dung dịch trừ sâu hữu cơ nên không độc hại, không có mùi hôi, hoàn toàn an toàn và hiệu quả.

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

Bệnh chết rạp cây con

 

Bệnh này xuất hiện khi cây còn nhỏ và non, thường sau khi cây được 5 – 7 ngày tuổi, cây bị thối gốc héo rũ chết, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ lây hết vườn.

 

Để phòng trừ bệnh này cho cây thì trong khi trộn đất trồng bạn nên bổ sung thêm chế phẩm chế phẩm nấm Tricoderma để tăng cường hệ vi sinh có lợi trong đất, hạn chế được một số nấm bệnh, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.

 

Đồng thời phải thường xuyên dọn sạch cỏ dại, vệ sinh vườn sạch sẽ, tránh tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập. Còn khi cây đã nhiễm bệnh thì bạn có thể sử dụng các thuốc phòng trừ nấm hại gây ra như Ridomil Gold 68WG, Antracol 70WP

 

Bệnh héo xanh

 

Héo xanh là loại bệnh rất thường gặp và hầu như khó chữa trị một khi cây đã nhiễm. Việc sử dụng thuốc BVTV chỉ có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của bệnh chứ không phục hồi được cây khỏe trở lại.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh này là do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Smith gây ra. Dấu hiệu của bệnh là khi trời nắng cây bị héo rũ xuống nhưng lại tươi trở lại vào ban đêm.

 

Ở giai đoạn sau lá có màu xanh tái, một số cành héo trước rồi kéo theo cả khóm héo sau. Đặc biệt là khi cây bị bệnh rễ sẽ bị thối đen. Do đó bạn có thể sử dụng các loại thuốc phòng trừ vi khuẩn như thuốc sát khuẩn Physan 20SL kết hợp với việc vệ sinh sạch sẽ khu vực trồng sẽ giúp hạn chế được bệnh.

 

5. Cà tím trồng bao lâu thì thu hoạch?

 

Cà tím sau khi trồng từ 65 – 70 ngày là quả đã lớn và bạn đã có thể thu hoạch được rồi đấy. Thời gian thu hoạch cà tương đối dài, nếu chăm sóc kĩ cây có thể cho hoa và quả tới tận 4 – 5 tháng.

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

Khi thu hoạch bạn nên dùng dao sạch cắt cuống cà, sau đó đem nên dùng ngay để giữ được hương vị thơm ngon, nếu không thì bạn nên bảo quản trong ngắn mát tủ lạnh dùng vẫn được, nhưng nên nhớ chỉ 2 – 3 ngày thôi nhé.

 

6. Một số món ngon từ cà tím bạn nên thử

 

Cà tím nướng mỡ hành

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

Cà tím nhồi thịt

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

Cà tím xào lá lốt

 

cach-trong-ca-tim-trong-thung-xop

 

⫸ Xem thêm: Bật mí cách trồng và chăm sóc cải xoong trong thùng xốp cực dễ

 

⫸ Xem thêm: Bí thuật trồng cải thìa tại nhà siêu dễ dành cho người mới bắt đầu

 

 Xem thêm: Tuyệt chiêu trồng rau bí ăn ngọn siêu đọt trong thùng xốp cực dễ

 

Với tất tần tật các bước trồng cà tím vô cùng đơn giản như trên thì Nông nghiệp phố tin rằng sẽ chẳng mấy chốc là bạn sẽ có ngay vườn cà đẹp mắt thôi. Nông nghiệp phố chúc bạn thành công và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Nội dung bài viết