DANH MỤC SẢN PHẨM

Làm sao để hoa hồng ra nhiều hoa | Nông nghiệp phố

Nông Nghiệp Phố
Th 7 09/01/2021
Nội dung bài viết

Làm sao để hoa hồng ra nhiều hoa

 

Với vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa, hoa hồng đã mê hoặc nhiều người yêu hoa. Đặc biệt khi ngày tết đang đến gần, người yêu hoa hồng lại càng muốn sở hữu những chậu hồng sai hoa, màu hoa đẹp. Vậy làm sao để hoa hồng ra nhiều hoa, cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay nhé.

 

1. Chăm sóc hoa hồng

 

Để có một cây hoa hồng sai hoa, hoa to, màu hoa đẹp thì bạn cần có một cây hồng khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

 

lam-sao-de-hoa-hong-ra-nhieu-hoa

 

Đầu tiên, bạn cần xác định giống hồng mà bạn trồng là loại đơn hoa hay là hoa chùm. Vì đối với loại hồng đơn hoa, trên một cành không thể xuất hiện nhiều bông hoa cùng một lúc được. Một số loại hồng hoa chùm thì có thể xử lý để trên một nhánh ra được rất nhiều hoa.

 

Tiếp theo bạn cần qua tâm đến các yếu tố tác động đến quá trình ra hoa của cây hồng như vị trí trồng, nước tưới, dinh dưỡng, cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh cho cây.

 

2. Đất trồng và vị trí trồng hoa hồng

 

Hoa hồng là cây ưa sáng, thoáng gió và có nhiều nắng. Nếu cây nhận được nhiều ánh sáng trực tiếp, thời gian chiếu sáng kéo dài 6 - 8 tiếng/ ngày cây sẽ sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh gây hại, ra nhiều mầm lộc, sai hoa và màu sắc của hoa cũng sáng đẹp, rực rỡ. Nếu thiếu nắng, cây hồng sẽ trở nên èo uột, chậm phát triển.

 

lam-sao-de-hoa-hong-ra-nhieu-hoa

 

Đất trồng hoa hồng cũng rất quan trọng, bạn nên chọn loại đất, giá thể trồng hoa hồng có nguồn dinh dưỡng cân đối, đa dạng và đầy đủ, sạch và không chứa các mầm bệnh gây hại.

 

Để tiện lợi, đơn giản, không mất công phối trộn, mua về sẽ sử dụng được ngay, chứa nguồn dinh dưỡng đầy đủ hoa hồng cần và hoàn toàn sạch mầm bệnh, bạn nên chọn đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây kiểng.

 

Bạn mua đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên choa hoa, cây kiểng TẠI ĐÂY.

 

3. Chế độ nước tưới

 

Hoa hồng trồng chậu cần tưới nước 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát. Cây hoa hồng cần đủ nước để lá quang hợp, nếu cây thiếu nước sẽ xuất hiện nhện đỏ, vàng lá và rụng lá. Nhưng hạn chế tưới nước vào buổi tối vì nước sẽ đọng lại làm cây dễ bị nấm bệnh.

 

4. Cắt tỉa cành

 

lam-sao-de-hoa-hong-ra-nhieu-hoa

 

a. Cắt tỉa cành vô hiệu

 

Đối với hoa hồng trồng chậu, cắt tỉa cần tiến hành quanh năm, nhưng nên tập trung vào mùa xuân và mua thu. Việc thường xuyên cắt tỉa các cành vô hiệu, cành tăm, cành bệnh… giúp tập trung dinh dưỡng nuôi cây, tạo độ thông thoáng và hạn chế sâu bệnh cho cây.

 

Trường hợp cây hồng nhà bạn quá cao, thân cây nhỏ, tán cây xấu, bạn có thể tiến hành cắt cải tạo. Cắt sâu sát gốc đoạn cành ở cấp cành cuối cùng. Trên một đoạn cành, vị trí cắt càng sâu về phía gốc thì mầm bật càng nhiều, cành càng khỏe. Vị trí cắt càng về phía ngọn thì mầm bật ít và yếu.

 

Chọn một ngày nắng ráo, bạn cắt tỉa vào sáng sớm hoặc xế chiều. Vì hoa hồng có khả nắng tự liền sẹo để bảo vệ vết thương khá tốt nên bạn có thể không cần sử dụng keo liền sẹo.

 

b. Cắt tỉa đồng loạt các cành trên cây

 

Với cây hoa hồng, càng cắt cành mầm bật sẽ càng nhiều, vì vậy bạn không nên quá tiếc khi cắt tỉa. Việc cắt tỉa đồng loạt sẽ giúp bạn tiện chăm sóc, mầm bật nhiều và ra hoa đồng loạt.

 

Bên cạnh đó, với những cây hồng còn nhỏ, cây yếu, bạn nên cắt tỉa tập trung để nuôi dưỡng cây, dưỡng tàn mới. Khi cây đã khỏe mạnh, tàn cây đã đẹp thì bạn bắt đầu để ra nụ và hoa.

 

5. Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây hồng

 

Chỉ có những cành hoa hồng với mầm lớn, mập mạp, phát triển mạnh thì mới ra hoa và cho hoa đẹp. Vì vậy, chế độ bón phân cho cây hoa hồng trồng chậu khá quan trọng, tác động trực tiếp đến việc cây hồng ra hoa.

 

lam-sao-de-hoa-hong-ra-nhieu-hoa

 

Sau khi cắt tỉa, cần đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho đất, vì thiếu nước cây sẽ bị teo ngọn, mầm nhỏ. Nhưng bạn cũng không nên tưới nước quá nhiều tránh gây úng cây.

 

Song song đó, bạn cần bổ sung dinh dưỡng để cây phục hồi sức khỏe. Bạn có thể sử dụng một số loại phân hữu cơ thông dụng như phân trùn quế, phân dơi, phân dêphân gà nhậtphân hữu cơ rong biển

 

Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung phân bón qua lá có hàm lượng đạm và lân cao như 30-10-10, đầu trâu 501, 20-20-15… kết hợp sử dụng Vitamin B1 hoặc dịch chuối để giúp kích thích bộ rễ phát triển, lá xanh, cây khỏe.

 

Sau khi mầm nụ xuất hiện, bạn chuyển sang dùng các loại phân có hàm lượng lân và kali cao như 6-30-30, đầu trâu 701... định kỳ 7 ngày/ lần.

 

6. Phòng trừ sâu bệnh cho cây

 

Sau khi cắt tỉa, cần phun các thuốc phòng, chống sâu bệnh kịp thời để bảo bệ mắt mầm, giúp mầm bật khỏe. Nếu bị sâu bệnh tấn công, mắt mầm sẽ không bật được, yếu, hoặc mầm bật ra nhưng không phát triển được.

 

Một số côn trùng, sâu hại phổ biến trên cây hoa hồng như nhện đỏ, bị trĩ, rệp sáp, rệp vảy, rệp muội, bọ phần, sâu xanh.

 

Một số bệnh hại phổ biến trên cây hoa hồng như bệnh đốm đen, bệnh đốm xám, bệnh khô lá, bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, bệnh thối hoa, bệnh thán thư, bệnh đen thân.

 

Xem thêm: cách chăm sóc hoa hồng nở đúng Tết Nguyên Đán

 

Xem thêm: côn trùng, sâu hại chính trên hoa hồng

 

Xem thêm: bệnh hại phổ biến trên hoa hồng và biện pháp phòng trừ

 

Qua bài viết này, Nông nghiệp phố hy vọng đã trả lời được câu hỏi làm sao để hoa hồng ra nhiều hoa của bạn. Chúc bạn sẽ sở hữu vườn hồng sai hoa, hoa sặc sỡ cả năm nhé.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng vật tư nông nghiệp chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 086

Nội dung bài viết