Cây hồng môn ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc đơn giản
hottquang
Th 2 10/02/2025
Nội dung bài viết
Cây hồng môn không chỉ là loài cây trang trí phổ biến mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt, giúp thu hút tài lộc, may mắn. Với sắc đỏ rực rỡ cùng hình dáng độc đáo, hồng môn được nhiều người lựa chọn để trang trí nhà cửa, văn phòng. Tuy nhiên, để cây luôn xanh tốt, ra hoa đẹp, việc chăm sóc đúng cách là điều quan trọng. Trong bài viết này, cùng Nông Nghiệp Phố tìm hiểu chi tiết về cách trồng và chăm sóc cây để cây luôn khỏe mạnh bền đẹp theo thời gian.
Tác dụng cây hồng môn
Cây hồng môn là một loại cây cảnh phổ biến thường được sử dụng để trang trí trong nhà văn phòng hay bàn làm việc góp phần tạo không gian xanh mát và giúp thanh lọc không khí. Đặc biệt, loài cây này có khả năng hấp thụ các chất độc hại như formaldehyde, xylene, toluene và ammoniac, mang lại môi trường sống trong lành hơn.
Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, hồng môn còn được nhiều cặp đôi lựa chọn làm quà tặng nhờ hình dáng lá trái tim cùng những bông hoa đỏ rực, tượng trưng cho tình yêu bền chặt.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thân cây hồng môn chứa các hợp chất Calcium oxalate và Asparagine, có thể gây kích ứng niêm mạc nếu vô tình nuốt phải, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
Cây hồng môn – loài cây cảnh thanh lọc không khí & mang ý nghĩa phong thủy
Ý nghĩa của cây hồng môn
Cây hồng môn có nghĩa là cánh cửa đỏ mở ra tương lai may mắn và hạnh phúc. Vì tên của cây được ghép từ hai chữ là hồng và môn. Trong đó, hồng là màu đỏ và môn là cánh cửa.
Cây hồng môn trong phong thủy tượng trưng cho tài lộc, may mắn và bình an cho gia chủ. Bên cạnh đó, với màu đỏ rực như ngọn lửa, cây hồng môn còn là biểu trưng cho một tình yêu nồng cháy và sự nồng ấm từ sâu trong tim.
Cây hồng môn hợp mệnh hỏa và mệnh mộc bởi lá cây màu xanh, hoa màu đỏ là hai màu tương sinh tương hợp. Vì vậy cây hồng môn hợp các tuổi thuộc vào mệnh hỏa và mệnh mộc.
Cây hồng môn biểu tượng may mắn, tài lộc và tình yêu nồng cháy
Cây hồng môn có độc không
Toàn thân cây hồng môn đều chứa saponin và các tinh thể oxalat canxi, đây là chất độc có thể gây sưng ở miệng và kích ứng ở cổ họng nếu ăn, hoặc gây phát ban và rộp mụn nước nếu tiếp xúc với nhựa cây. Vì vậy với cây hồng môn trồng trong nhà, bạn cần để cây tránh xa trẻ nhỏ.
Cách nhân giống cây hồng môn
Để nhân giống cây hồng môn tại nhà, bạn có thể tách cây con từ cây mẹ hoặc gieo hạt đều được.
Tách cây con từ cây mẹ
Bạn chọn cây mẹ đã được trồng từ hơn 4 tháng có các bụi cây con mọc xung quanh. Cây con mà bạn chọn cần có từ 3 - 4 lá. Bạn dùng dao sắc tách lấy cây con sát gốc, kèm theo 1 - 2 rễ.
Tiếp theo bạn ngâm phần vết cắt vào dung dịch Physan, Benkona, Daconil… trong 15 - 20 phút để sát khuẩn. Sau đó đặt nhẹ nhàng vào chậu, cho giá thể vào và ấn nhẹ xung quanh.
Bạn cần chú ý chỉ trồng ngang phần cổ rễ, không quá sâu hoặc quá cạn. Cuối cùng bạn đặt chậu vào chỗ râm mát để cây không bị héo.
Chọn cây mẹ đã được trồng từ hơn 4 tháng có các bụi cây con mọc xung quanh
Gieo hạt
Bạn chọn những hoa có quả chín vàng và thu hoạch hạt. Sau đó bạn gieo trong hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh có chứa sẵn giấy hoặc bông đã tẩm ướt và đậy nắp lại. Khi thấy giấy hoặc bông khô cần thêm nước vào hộp.
Sau đó, bạn đưa hộp ra vị trí mát mẻ, thoáng gió, sau 15 - 20 ngày hạt sẽ nảy mầm. Khoảng 2 - 3 tháng sau khi gieo, khi cây con ra 2 cặp lá mới và có rễ đầy đủ thì tiến hành cấy lên khay ươm chuyên dụng. Khi cây cao 3cm - 4cm có từ 3 - 4 lá thì trồng cây còn vào chậu và chăm sóc.
Vì gieo hạt rất mất thời gian và tốn nhiều công sức, thời gian cho hoa tương đối lâu khoảng từ 14 - 16 tháng, trong khi đó nếu tách cây con từ cây mẹ thì sau 4.5 - 6 tháng trồng cây đã cho hoa. Vì vậy mà phương pháp tách cây con từ cây mẹ phổ biến hơn.
Gieo hạt và tách cây con hai phương pháp nhân giống cây hồng môn
Cách trồng cây hồng môn tại nhà
Cây hồng môn trồng trong nhà bạn có thể trồng chậu hoặc trồng trong nước theo kiểu trồng thủy sinh đều đẹp.
Cách trồng hồng môn trong chậu tại nhà
Đầu tiên bạn chuẩn bị đất trồng cây. Chọn loại đất phù sa có dinh dưỡng cao, độ xốp tốt, thoát nước nhanh và sạch mầm bệnh. Bạn có thể trộn đất trồng cây hồng môn theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.
Để nhanh chóng, tiện lợi, không cần phải tốn công phối trộn bạn có thể sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây kiểng, vì đất này đã được phối trộn đầy đủ dinh dưỡng và tuyệt đối sạch mầm bệnh, an toàn cho cây.
Sau khi đã chuẩn bị đất và cây con, bạn cho đất vào chậu, đất mặt cách miệng chậu 3cm - 5cm, lấy cây con đặt vào giữa chậu, đặt cây thẳng đứng, không nghiêng ngả. Rồi lấp thêm đất quanh gốc cây, ấn nhẹ tay để không bị vỡ bầu cây.
Cuối cùng, tưới nước ngay để rễ cây tiếp xúc với đất trồng. Sau 7 - 10 ngày khi cây ổn định rễ, không bị héo, tiến hành tưới phân cho cây. Bạn sử dụng các chế phẩm kích rễ như N3M, Vitamin B1, kích rễ Bimix Super Root, Roots 2… tưới cho cây.
Trồng cây hồng môn cần chuẩn bị đất trồng cây và chăm sóc ban đầu
Cách trồng hồng môn trong nước
Ngoài cách trồng trên đất, cây hồng môn còn được trồng thủy sinh. Bình trồng thủy sinh bạn nên chọn bình thủy tinh, vừa đẹp mà lại giúp bạn quan sát sự phát triển của bộ rễ một cách dễ dàng.
Đầu tiên, bạn rửa sạch bộ rễ cho hết đất, cắt tỉa những rễ bị đứt, thối, sâu bệnh. Sau đó bạn đổ dung dịch dinh dưỡng thủy sinh đã pha sẵn vào bình rồi cho cây con vào. Một số dung dịch thủy sinh như Hydroponic, Bio-Life…
Sau khoảng 15 ngày thì bộ rễ sẽ phát triển tốt, thay dung dịch thủy sinh 1 lần/ tuần.
Cách chăm sóc cây hồng môn
hồng môn sinh trưởng khá nhanh, cây chỉ chịu bóng một phần, khi có đủ ánh sáng cây sẽ xanh tốt và có màu hoa đẹp. Tuy nhiên, cây không chịu được ánh nắng trực tiếp, nếu ở ánh nắng trực tiếp quá lâu lá cây sẽ bị cháy.
Cây hồng môn ưa khí hậu mát mẻ, độ ẩm 70% - 80% và nhiệt độ thích hợp từ 18 - 20 độ C. Nhu cầu nước tưới ở mức trung bình, khoảng 1 - 2 ngày/ lần tưới vì khi cây bị khô hạn trong thời gian dài thì màu lá sẽ nhạt, hoa nở không đồng đều.
Ngoài tưới nước bạn cần kết hợp bón cho cây, định kỳ 7 - 10 ngày một lần sử dụng phân NPK 20-20-15, 30-10-10, 20-20-20… tưới cho cây. Ngoài việc tưới phân NPK, định kỳ 7 ngày phun bổ sung thêm phân bón lá Org Hum, Seasol, Powerfeed, Vitamin B1… cho cây.
Bệnh trên cây hồng môn thường gặp đó là thối củ, thối gốc và thối thân. Để phòng tránh và hạn chế thì bạn có thể cắt tỉa bớt phần lá già, làm sạch cỏ, tạo độ thoáng mát, duy trì độ ẩm và ánh sáng thích hợp.
Xem thêm: ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa dạ ngọc minh châu tại nhà
Xem thêm: ý nghĩa và cách trồng hoa cúc họa mi tại nhà
Xem thêm: Lan Cẩm Cù – Bí quyết chăm sóc cực đơn giản!
Cây hồng môn không chỉ giúp trang trí không gian sống mà còn mang ý nghĩa phong thủy, góp phần thanh lọc không khí. Tuy nhiên, khi trồng và chăm sóc, bạn cần lưu ý đến đặc điểm sinh trưởng cũng như những rủi ro tiềm ẩn của cây. Nếu bạn đang tìm kiếm thêm các loại cây cảnh phù hợp cho gia đình, hãy ghé thăm Nông Nghiệp Phố để khám phá nhiều sản phẩm chất lượng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://nongnghieppho.vn/
Hotline: 086 5399 086
Zalo: https://zalo.me/