Tổng hợp một số loại dớn dùng cho lan phổ biến hiện nay | Nông nghiệp phố
Phạm Nhẫn
Th 2 09/09/2019
Nội dung bài viết
Hiện nay, có rất nhiều loại giá thể dùng để trồng lan như mụn dừa, sơ dừa, than đá, đá đất nung, dớn bảng, các loại rêu. Mỗi loại đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Mình phải tìm hiểu thật kỹ để có sự lựa chọn đúng đắn để trồng lan của mình. Và hiện nay, dớn là một loại giá thể được nhiều người lựa chọn. Nhưng thật sự các bạn đã hiểu rõ về dớn chưa? Hãy cùng bài viết Tổng hợp một số loại dớn dùng cho lan phổ biến hiện nay để cùng có một cái nhìn tổng quát hơn về dớn.
1. Dớn là gì?
- Bất cứ lan đa thân nào bạn cũng có thể sử dụng dớn sợi để làm giá thể. Dớn là thân và rễ của cây dương xỉ (Dicksonia antarctica) là một loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Là loại cây thân đứng, rất nhiều rễ đen hoặc nâu bao trùm xung quanh thân, rễ to cỡ cây tăm cho tới chân que nhang hoặc hơn một chút, thân có thể cao từ vài mét tới vài chục mét. Đường kính gốc tính cả bộ rễ bao trùm có độ dài từ 0,5 -1m.
Ưu điểm: Dớn dùng trồng lan rất tốt là nhờ giữ ẩm cao, thoáng rễ. Giúp cây lan thích nghi nhanh và bộ rễ bám rất chặt vào dớn. Bộ rễ phát triển tốt thì cây lan phát triển rất nhanh và rất bền 3 năm trở lên. Vì vậy hiện nay các người chơi lan ưa chuộng dùng dớn để trồng và ghép lan rất nhiều. Dớn vừa là giá thể, vừa là chất trồng rất lợi mà ít bị nấm mốc. Trồng lan bằng dớn cọng lâu mục ít đọng muối, trọng lượng chậu lan nhẹ hơn so với than.
Nhược điểm: Là hút ẩm và hấp thu phân bón kém. Nếu chỉ trồng riêng dớn thì chậu lan cũng không có độ thoáng. Không nên lấy dớn quá vụn vì dễ bị mục nát, gây bí, không thoát nước ở chậu lan. Nếu sử dụng để trồng lan trên sân thượng thường nắng nhiều cây dễ bị sock do khô vì chất trồng này mau khô lắm, đồng thời cũng dễ bị mọc rêu. Gồm các loại dớn như sau
+ Dớn vụn : Hay còn gọi là dớn non
+ Dớn được ép thành hình dạng của một cái đĩa: Thân cây dương xỉ ép thành các hình dạng phù hợp để trồng lan
+ Các loại dớn mềm
+ Dớn cọng : Dớn già
+ Dớn bảng
+ Dớn trắng trồng lan là một loại rêu sống trên các đầm lầy
2. Dớn vụn
Dớn vụn là phần non còn lại của cây dớn sau khi đã loại dớn sợi. Thông thường, dớn vụn là những phần non của cây dớn. Dớn vụn thường dùng làm giá thể trồng lan cực kỳ hiệu quả nhờ vào các đặc tính giữ ẩm cao, thoáng rễ, giúp cho bộ rễ hoa lan nhanh chóng bám chặt vào giá thể.
Dớn vụn được sử dụng trồng Lan rất tốt ở những vùng có khí hậu lạnh vì dớn vụn có khả năng hút ẩm cao, thiếu thoáng khí nên nhiệt độ trong chậu sẽ cao hơn bên ngoài. Do đó, dớn vụn dễ tạo nên một ẩm độ nhất định phù hợp cho sự phát triển bộ rễ của Lan
3. Dớn ép
+ Dớn dĩa
+ Dớn bảng
Ưu điểm: Giá thể nhẹ và dễ trồng cho các chậu để treo, không đóng rêu, rất lâu mục, ít bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Có nhiều lỗ nên thoáng khí, tạo độ thông thoáng cho bộ rễ.
Nhược điểm: Dớn được ép đúc thành hình dạng to lớn, nên kết cấu không chặt, Do đó không giữ lại chất dinh dững nhiều, trong quá trình trồng cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác cho lan.
4. Dớn mềm và dớn trắng
Dớn Rêu trắng hay còn gọi là dớn chile hoặc rêu sâu- Tên gọi chính xác theo khoa học là SPHAGNUM MOSS, đây là loại rêu thủy tiễn, sống vùng đầm lầy, vùng lạnh hoặc núi cao. Sản phẩm dớn mềm (rêu trắng) được dùng để trồng hoa lan do đặc tính trung tính, giữ nước và dạng sợi thoáng khí nên giúp hoa lan sinh trưởng tốt.
Ưu điểm
Dớn trắng rất có giá trị vì chúng có cấu trúc dạng sợi, rất dài, dù ở dạng khô hay tươi. Các sợi dớn dù khô hay tươi cũng rất bền, chắc, khó bị phân huỷ nên khi sử dụng rất ít bị thay chất trồng như các chất trồng khác (nhờ vào cấu trúc phenolic bám trên thành tế bào).
Dớn có khả năng giữ nước rất lớn gấp 20 lần trọng lượng khô của chúng.
Dớn trắng có khả năng giúp điều hoà độ acid của môi trường đồng thời tạo cho dớn trắng một khả năng diệt khuẩn tự nhiên, rất tốt cho sự phát triển vùng rễ.
Dớn trắng còn có một số thành phần kháng khuẩn tự nhiên giúp ức chế sự tăng trưởng của một số nấm bệnh
Dớn trắng là loại dớn mềm có độ ẩm cao, giữ nước tốt thường dùng trồng hồ điệp. Ngoài ra nó còn dùng phủ lên gốc cho những cây mới trồng, hoặc tách chiết giúp giữ ẫm cao nhanh ra rễ, dễ hút phân bón.
5. Cách xử lý chung cho dớn trước khi trồng lan
Bước 1: Rửa thật sạch với nước lã. Rũ sạch đất, cát, lá và vỏ cây tạp. Sạch tới mức nước rửa trong veo luôn là tốt nhất.
Bước 2: Ngâm nước vôi hoặc nước vôi trong với thời gian 1 tiếng tới 1 ngày. Mục đích chính là trung hòa axit, diệt cỏ dại, côn trùng gây hại như cuốn chiếu, sâu đất, kiến, mối, rết, ốc và sên. Hoặc bạn có thể ngâm Physan 20 nồng độ 2ml/1lít nước 1-24 tiếng.
Bước 3: Rửa lại với thật nhiều nước lã, rửa trôi hết nước vôi đi.
Bước 4: Ghép lan lên hoặc cho vào chậu hoặc làm tã đắp lên giò lan. Luộc dớn với nước sôi trong 20-30 phút cũng là 1 cách xử lý rất hiệu quả
Một số bài viết liên quan
Bí kíp bón phân cho hoa lan dành cho người mới bắt đầu
Nông nghiệp Phố là nơi cung cấp đa dạng và đầy đủ các vật tư trồng lan nơi phố thị cũng như các trang trại trồng lan với dịch vụ giao hàng tận nơi trên toàn quốc. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc trồng lan cứ liên hệ qua trang web: nongnghieppho.vn hoặc trực tiếp qua Hotline: 0913314439 – 0901473486 (miền Nam) 0963065386 (miền Bắc) để được các kỹ sư Nông nghiệp tư vấn kỹ thuật trồng lan hoàn toàn miễn phí nhé!