DANH MỤC SẢN PHẨM

Tác dụng và cách trồng cây măng tây tại nhà cực dễ

Nông Nghiệp Phố
Th 4 03/03/2021
Nội dung bài viết

Không thể phũ nhận được nguồn dinh dưỡng từ măng tây là cực kì cao và còn được mệnh danh là “vua của các loại rau”. Măng tây rất được các bà nội trợ ưa chuộng trong việc lựa chọn để chế biến món ăn cho gia đình mỗi ngày. Thế nhưng, giá thành của chúng cũng không phải rẻ, nếu các chị em nào đang có ý định tự tay trồng măng tây tại nhà vừa có nguồn rau sạch mà còn vừa tiết kiệm thì đừng bỏ qua bài viết hôm nay của Nông nghiệp phố nhé! Mình sẽ chia sẻ bí quyết trồng măng tây tại nhà cực dễ, dù bạn có vụng về cỡ nào thì đảm bảo cũng sẽ thành công.

 

Măng tây là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều tác dụng tốt nên được nhiều bà nội trợ yêu thích, sử dụng để chế biến các món ăn ngon cho gia đình. Thế nhưng cách trồng cây măng tây rất đơn giản, bạn có thể trồng chúng ngay tại nhà, và thu hoạch chúng chỉ từ sau 6 tháng trồng. Nếu bạn cảm thấy thú vị với cây măng tây thì cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay tác dụng và cách trồng cây măng tây ngay trong bài viết bài nhé.

 

1. Đặc điểm của cây măng tây

 

Măng tây có tên khoa học là Asparagus officinalis, là loại cây lâu năm, bạn chỉ cần trồng một lần mà có thể thu hoạch trong nhiều năm. Măng tây là cây thân thảo có thân mọc ngầm trong đất, thường gọi là thân rễ.

 

cach-trong-mang-tay

 

Hiện nay, cây măng tây được trồng để lấy búp măng, búp măng này có hình dạng như ngọn giáo, khá giòn và ngon, được dùng trong ẩm thực như một loại rau.

 

Có 3 loại măng tây với 3 màu sắc khác biệt là xanh lá, trắng và tím, với hàm lượng dinh dưỡng tương tự nhau, trong đó có đến 90% - 95% là nước.

 

cach-trong-mang-tay

 

Măng tây chứa rất ít calo, dồi dào vitamin A, B1, B2, B6, C, E, K… cùng nhiều chất khoáng như mangan, sắt, photpho, kali, canxi, magie, kẽm, chất xơ… cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể.

 

2. Tác dụng của măng tây

 

Măng tây thường dùng để ăn, mùi vị thơm ngon, có tác dụng đẹp da, giảm cân, ngăn ngừa lão hóa, ngăn ngừa loãng xương, tốt cho tim mạch và đường ruột. Đặc biệt, folate trong măng tây là một loại axit amin rất quan trọng và cần thiết để hình thành ống thần kinh cũng như giúp ngăn ngừa dị tật của thai nhi.

 

cach-trong-mang-tay

 

Ngoài ra, trong măng tây có nhiều vitamin E, A, C, B6 và kali đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone testosterone, ảnh hưởng đến ham muốn tình dục ở nữ.

 

3. Chuẩn bị trồng măng tây

 

cach-trong-mang-tay

 

a. Thời vụ trồng cây măng tây

 

Măng tây trồng chậu có thể trồng được quanh năm, chỉ cần bạn đảm bảo được điều kiện sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, thời vụ trồng măng tây có 2 vụ chính trong năm.

 

Gieo hạt từ tháng 8 đến đầu tháng 9 và đem ra trồng từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch.

 

Gieo hạt từ cuối tháng 2 đến tháng 4 và đem ra trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.

 

b. Chuẩn bị đất trồng và chậu trồng cây măng tây

 

Đối với măng tây trồng chậu, bạn cần chuẩn bị đất trồng nên là đất phù sa, đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát. Đất trồng cây măng tây cần có độ tơi xốp cao, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và phải hoàn toàn sạch nấm bệnh, tuyến trùng và mầm cỏ dại.

 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chọn đất có độ pH trung tính, không bị phèn chua hay nhiễm mặn, độ pH trung bình khoảng 6.6 - 7, và độ ẩm trung bình từ 65% - 70%.

 

cach-trong-mang-tay

 

Để trộn đất trồng cây măng tây tại nhà, bạn có thể tham khảo công thức trộn của Nông nghiệp phố, gồm 2 đất sạch : 2 phân bò : 2 phân trùn quế : 1 trấu sống : 1 trấu hun : 1 vỏ đậu phộng.

 

Bên cạnh đó, bạn có thể trộn theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân hữu cơ (phân trùn quế, phân bò) : 2 trấu hun : 2 mụn dừa.

 

Hoặc tỷ lệ 4 đất sạch : 3 giá thể tơi xốp (trấu hun, trấu sống, mụn dừa) : 3 phân hữu cơ (phân trùn quế, phân bò).

 

Ngoài ra, bạn nên trộn thêm một ít nấm đối kháng Trichoderma vào hỗn hợp nhằm ngăn ngừa các loại nấm bệnh trong đất giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Sau khi trộn bạn nên ủ đất khoảng 1 tuần sau đó mang đi trồng sẽ cho hiệu quả cao hơn.

 

Thế nhưng, trộn đất thật phức tạp, mất thời gian và công sức. Để tiện lợi hơn, không cần phối trộn, có thể sử dụng được ngay, vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cây cần, và hoàn toàn sạch mầm bệnh, bạn nên sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho rau ăn lá.

 

Được phối trộn từ mùn hữu cơ, vôi nông nghiệp, trấu hun, mụn xơ dừa, phân trùn quế, phân gà, bột neem, vi sinh vật bản địa... đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho rau ăn lá cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây măng tây trong 60 ngày đầu tiên.

 

Và cuối cùng, bạn cần chuẩn bị chậu trồng cây măng tây. Bạn có thể tận dụng các chậu xốp to có sẵn tại nhà để trồng măng tây. Tuy nhiên, măng tây là cây lâu năm, vì vậy bạn nên chọn chậu nhựa để trồng sẽ tốt hơn.

 

Để trồng măng tây tại nhà, bạn nên sử dụng chậu có kích thước chậu to, lòng chậu sâu như chậu Aquaponic. Với nguyên liệu nhập từ châu Âu, chậu Aquaponics được làm từ nhựa PP đúc liền khối cao cấp, chịu va đập, chịu nhiệt cực tốt, cho độ bền sử dụng hơn 10 năm.

 

Với cây măng tây, bạn chỉ cần trồng một lần mà có thể thu hoạch trong nhiều năm sau đó, vì vậy chậu Aquaponic sẽ là lựa chọn tối ưu nhất để trồng cây măng tây tại nhà.

 

4. Cách gieo hạt cây măng tây nhanh nảy mầm

 

Bước 1: Ngâm hạt

 

Hạt giống măng tây có vỏ dày và khá to. Vì thế, bạn ngâm hạt giống trước khi ươm, bạn ngâm hạt trong nước khoảng 54 độ C (3 sôi 2 lạnh) khoảng 24 giờ.

 

Sau đó bạn vớt hạt giống ra rửa sạch rồi cho vào ủ trong tấm vải tối màu trong khoảng 1 tuần. Bạn ủ hạt giống ở nơi kín gió, tránh ánh sáng. Cứ sau 12 tiếng, bạn nên phun nước ấm cho khăn 1 lần.

 

cach-trong-mang-tay

 

Sau 5 đến 7 ngày, hạt giống sẽ nứt nanh, nếu hạt đã nảy mầm đều rồi thì lấy ra và đem ươm.

 

Bước 2: Ươm hạt

 

Thời gian ươm hạt có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Bạn có thể tiến hành ươm hạt trong các túi bầu ươm hạt chuyên dụng, giá thể ươm hạt bạn có thể sử dụng giá thể chuyên dụng để ươm hạt giống hoặc trộn giá thể ươm cây theo công thức 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể mụn dừa : 2 giá thể trấu hun.

 

cach-trong-mang-tay

 

Cuối cùng, bạn tưới nước nhẹ rồi đặt ở nơi có ánh sáng để kích thích quá trình nảy mầm.

 

Bước 3: Chăm sóc

 

Hàng ngày, bạn tưới phun sương đủ ẩm cho bầu ươm hạt giống. Nếu vào mùa nắng, bạn cần phun nước cho bầu ươm 2 đến 3 lần mỗi ngày. Còn vào mùa mưa, bạn giảm số lần phun lại và thường xuyên kiểm tra độ thoát nước để tránh hạt giống măng không bị ngập úng.

 

Sau khi ươm được 10 ngày thì cây con sẽ bắt đầu mọc lên mặt đất. Giai đoạn cây con mọc cao được 10cm thì cần bón thúc với dung dịch phân Org Hum, Sesol, Acroots, Root 2… Sử dụng định kỳ 5 - 7 ngày/ lần.

 

cach-trong-mang-tay

 

Sau gieo từ 3 - 3,5 tháng, cây con sẽ mọc cao khoảng 25cm - 30cm, thân có 1 - 2 nhánh, lúc này bạn chọn những cây khỏe mạnh, mập mạp và không sâu bệnh đem trồng vào chậu Aquaponic.

 

5. Cách trồng cây măng tây tại nhà

 

Đầu tiên, bạn cho đất vào khay chậu, trải đều, độ dày tầng đất cách miệng chậu từ 3cm - 5cm. Sau đó bạn đào hồ sâu 5cm - 10 cm tùy theo chiều cao bầu ươm. Đặt cây con ngay ngắn vào hố rồi lắp đất lại.

 

Đối với chậu Aquaponic bạn có thể trồng được 2 cụm măng tây con. Cuối cùng, bạn tưới nước giữ ẩm đều đặn 1 - 2 lần/ ngày cho cây. Sau đó, bạn dùng cọc để nâng đỡ cây con, tránh cho chúng bị đổ ngã.

 

cach-trong-mang-tay

 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần theo dõi cây con thường xuyên, nếu thấy có cây bị gục, sâu bệnh hoặc chết thì phải kịp thời tiến hành trồng bổ sung hay trồng thay thế ngay.

 

6 . Cách chăm sóc cây măng tây trồng chậu tại nhà

 

cach-trong-mang-tay

 

a. Nhiệt độ và ánh sáng

 

Măng tây là cây ưa sáng, khí hậu mát mẻ và cần được tưới nhiều nước nhưng lại chịu ngập úng kém. Nhiệt độ thích hợp để cây măng tây sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong khoảng 25 - 30°C.

 

b. Chế độ tưới nước

 

Hàng ngày, bạn tưới nước 1 - 2 lần. Nếu vào mùa nắng, bạn cần cung cấp nước nhiều hơn, bạn tưới 2 đến 3 lần mỗi ngày. Còn vào mùa mưa, bạn giảm số lần tưới lại và thường xuyên kiểm tra độ thoát nước để tránh hạt giống măng không bị ngập úng.

 

c. Phân bón cho cây măng tây trồng chậu

 

Sau trồng khoảng 1.5 - 2 tháng bạn tiến hành bón thúc cho cây. Định kỳ 7 - 10 ngày, bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân bò, phân gà Nhật, phân hữu cơ Bound Back

 

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng các loại phân bón lá như NPK 30-10-10, NPK 20-20-15… định kỳ 7 - 10 ngày/ lần để cây măng tây phát triển toàn diện nhất.

 

7. Thu hoạch và chế biến măng tây

 

Sau khi trồng từ 6 - 9 tháng cây măng tây sẽ cho những búp măng đầu tiên, khi búp măng cao được 20cm - 30cm thì bạn có thể thu hoạch. Bạn thu hoạch măng tây vào buổi sáng sớm khoảng 4h - 9h sáng.

 

cach-trong-mang-tay

 

Búp măng tây sau khi thu hoạch thì đem ngay vào nơi thoáng mát, tránh không để tiếp xúc với ánh nắng. Bạn chọn những búp măng tươi, ngon và loại bỏ phần cuống, rửa sạch đất cát rồi cắt thành khúc dài ngắn tùy theo món.

 

Đun sôi nước rồi cho măng tây vào trụng sơ, sau đó vớt ra thả ngay vào nước đá lạnh để giữ được màu sắc đẹp mắt. Măng tây sau khi sơ chế có thể đem chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như măng tây xào tỏi, măng tây xào thịt bò, măng tây xào tôm, súp măng tây…

 

Bên cạnh đó, bạn có thể hấp, luộc, nướng… tùy theo sở thích. Tuy nhiên, không nên nấu quá lâu, tránh làm hao hụt hàm lượng folate trong măng tây. Ngoài ra, măng tây có thể ăn sống, nguyên liệu cho các món salad, gỏi… với vị tươi giòn rất hấp dẫn.

 

Xem thêm: cách trồng dâu tây tại nhà

 

Xem thêm: cách trồng cây ăn quả trong chậu cho quả quanh năm

 

Xem thêm: cách trồng rau củ quả tại nhà chỉ với 1 bước đơn giản

 

Hy vọng những thông tin mà Nông nghiệp phố chia sẻ về cây măng tây sẽ hữu ích đối với bạn, chúc bạn có một vườn măng tây cho riêng mình nhé.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 086

Nội dung bài viết