Nếu bạn đang tìm kiếm một loại chế phẩm sinh học vừa hiệu quả, vừa an toàn cho cây trồng và rau màu, thì nấm Trichoderma chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Nấm Trichoderma là một chủng nấm có khả năng đối kháng và kiểm soát tốt các loại nấm gây bệnh trên cây trồng, đặc biệt là các bệnh thối rễ do Fusarium, Rhizoctonia và Pythium gây ra. Ngoài ra, nấm Trichoderma còn có nhiều tác dụng khác như kích thích sinh trưởng rễ, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, phân giải phân hữu cơ và cải thiện độ tơi xốp của đất. Ngày nay, chế phẩm Trichoderma đã được sử dụng trong nhiều vườn phố, bất kỳ một loại cây trồng nào cũng đều cần đến nấm đối kháng Trichoderma. Thế nhưng với từng loại cây trồng sẽ có cách sử dụng khác nhau.Vậy nấm Trichoderma là gì? Tác dụng và cách sử dụng hiệu quả như thế nào? Ở bài viết này, Nông Nghiệp Phố sẽ chia sẻ đến bạn cách sử dụng nấm Trichoderma phù hợp với từng loại cây trồng và mục đích sử dụng, cùng theo dõi ngay nhé.
Nấm Trichoderma (tên khoa học: Trichoderma spp.) là một chủng nấm thuộc họ Hypocreaceae, có mặt ở khắp nơi trên thế giới, nhưng phổ biến nhất ở các vùng đất ẩm ướt và giàu hữu cơ. Nấm đối kháng Trichoderma được xác định có tới 33 loài, hầu hết đều vó khả năng sinh ra kháng sinh ức chế và tiêu diệt nấm bệnh, diệt tuyến trùng trong đất. Nấm Trichoderma có thể sinh sống trong đất hoặc trên các vật liệu hữu cơ như rễ cây, mùn, phân chuồng… Nấm Trichoderma sinh sản vô tính bằng cách tạo ra các bào tử màu xanh lá cây hoặc vàng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Nấm Trichoderma được biết đến là một loại nấm có lợi cho cây trồng với khả năng đối kháng cao với các loại nấm gây bệnh. Cơ chế đối kháng của nấm Trichoderma dựa trên việc tiết ra các enzyme có khả năng phá hủy lớp vỏ tế bào của các loại nấm gây bệnh, sau đó ký sinh vào bên trong và tiêu diệt chúng. Ngoài ra, nấm Trichoderma còn chiếm lĩnh không gian và nguồn dinh dưỡng của các loại nấm gây bệnh, làm giảm khả năng sinh trưởng và lây lan của chúng.
Nấm Trichoderma được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp bởi những lợi ích thiết thực mà chúng mang lại cho cây trồng và rau màu. Cụ thể:
Phòng và trị hiệu quả các bệnh do nấm gây ra trên cây trồng và rau màu, như bệnh chết nhanh chết chậm (Fusarium wilt), bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia root rot), bệnh xì mủ (Pythium root rot), bệnh thối rễ (root rot), bệnh sương mai (powdery mildew), bệnh đốm lá (leaf spot)…
Kích thích sinh trưởng rễ cây, giúp rễ ăn sâu vào lòng đất, chắc chắn và khỏe mạnh. Điều này giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, phòng vệ tốt hơn và phát triển tốt hơn.
Phân giải phân hữu cơ và các vật liệu hữu cơ trong đất, giúp giải phóng các nguyên tố vi lượng có lợi cho cây trồng như nitơ (N), lân (P), kali (K), canxi (Ca), magie (Mg)…
Cộng sinh tốt với các loại vi sinh vật có lợi trong đất, như vi sinh vật phân giải lân (phosphate solubilizing bacteria), vi sinh vật cố định đạm (nitrogen fixing bacteria), vi sinh vật sản xuất axit humic (humic acid producing bacteria)…
Cải thiện độ tơi xốp của đất, giúp không khí lưu thông tốt hơn, giảm sự tích tụ của nước và muối trong đất.
Nấm Trichoderma còn có cơ chế sinh ra các kháng thể để cây truyền đi khắp các bộ phận, giúp tiêu diệt nấm hại ở cả lá, cành, ngọn cây… mà không cần tiếp xúc trực tiếp.
Nấm Trichoderma được xem như nhà máy sản xuất enzym đẩy nhanh quá trình phân giải chất xơ cellulose và các hợp chất khác như chitin, protein, pectin, amylopectin... thành các đơn chất dinh dưỡng dễ tiêu giúp cây hấp thụ dễ dàng.
Khi nấm đối kháng Trichoderma được trộn chung với các loại phân hữu cơ (phân chuồng) và các chế phẩm sinh học... bón vào đất để hạn chế bệnh hại và cải tạo tính chất vật lý, hóa học của đất. Từ đó giúp đất thoáng khí, nhiều chất mùn, tăng độ phì, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có ích và vi sinh vật đối kháng phát triển, hạn chế phân bón hóa học và thuốc BVTV, giúp tăng cường khả năng phát triển, phục hồi bộ rễ.
Trong quá trình ủ phân hữu cơ từ thực vật, việc trộn chung Trichoderma vào thành phần ủ giúp giảm mùi hôi, đẩy nhanh tiến trình phân giải, tiết kiệm được thời gian ủ phân.
Hiện nay, chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma đã được sử dụng rộng rãi cho hầu hết tất cả các loại cây trồng. Tùy theo mục đích và đối tượng cây trồng sẽ có cách sử dụng và liều lượng sử dụng khác nhau.
Hiện nay, chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma đã được sử dụng rộng rãi cho hầu hết tất cả các loại cây trồng. Tùy theo mục đích và đối tượng cây trồng sẽ có cách sử dụng và liều lượng sử dụng khác nhau.
Để cải tạo đất bị thoái hóa, bạc màu, liều lượng sử dụng Trichoderma được khuyến cáo khoảng 1kg/ 1000 m2. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không dùng chung với vôi bột vì vôi có chất kháng khuẩn sẽ làm chết nấm Trichoderma.
Khi bạn trồng cây trong chậu, bạn nên trộn nấm Trichoderma với đất hay giá thể trồng cây để tăng hệ vi sinh vật có ít, giúp đất, giá thể trồng sạch mầm bệnh. Liều lượng sử dụng Trichoderma bạn cần dùng là 1kg cho 1m3 đất trồng/ giá thể.
Nhưng vì nấm Trichoderma là vi sinh có lợi cho đất và cây nên dùng càng nhiều càng tốt, không lo quá liều nhé.
Sử dụng chế phẩm Trichoderma để tưới gốc rất đơn giản, nhanh chóng và không mất nhiều thời gian. Bạn pha 100g với 10 lít nước sạch rồi tưới Trichoderma rực tiếp xung quanh gốc cây. Với những cây trồng bị tuyến trùng hại rễ thì đây là một hướng xử lý mang lại hiệu quả tốt.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng trực tiếp 100g rải quanh gốc hoặc trộn cùng phân trùn quế để bón thúc cho cây, định kỳ 20 - 30 ngày/ bạn rải một lần quanh gốc cây.
Để sử dụng Trichoderma tưới cây, bạn dùng 100g pha với 10 lít nước sạch, sau đó phun tưới cho cây, bạn có thể tưới cả cây mà không cần phải tưới vào gốc. Để áp dụng cách này, bạn nên dùng loại chế phẩm Trichoderma có độ tan tốt như Trichoderma plus Sfarm để tránh đóng cặn bình phun tưới.
Đối với cây rau như các loại rau ăn lá, rau ăn củ quả thì bạn có thể sử dụng Trichoderma để trộn đất, giá thể trồng và trộn cùng với phân hữu cơ để bón thúc trong quá trình chăm sóc cây.
Liều lượng sử dụng Trichoderma cho rau là 1kg cho 1000 m2 trong trường hợp trộn đất, giá thể trồng. Nếu bạn tưới hoặc phun trực tiếp lên cây thì dùng 100g pha với 10 lít nước.
Trường hợp bạn trộn nấm Trichoderma với phân bón hữu cơ bón thúc cho cây thì bạn trộn nấm Trichoderma và phân trùn quế theo tỷ lệ 1kg - 2kg/ tấn phân hoặc bạn trộn 200g nấm Trichoderma cho 1kg phân trùn quế.
Vì Trichoderma có dạng bột nên bạn cần hòa tan trong nước rồi phun trực tiếp lên hoa lan. Bạn pha 100g với 10 lít nước sạch, sau đó phun hoặc tưới đều lên lá, thân và gốc cây.
Nếu pha chung với phân bón khác như đạm cá, dịch chuối… bạn pha theo tỷ lệ 50g Trichoderma với 10 lít nước sạch và 60ml phân bón, sau đó phun xịt cho cây. Để hỗ trợ cây phòng bệnh và phát triển tốt, bạn nên sử dụng định kỳ 1 lần/ tháng.
Chế phẩm trichoderma có dạng bột, bạn có thể trộn cùng giá thể trồng khi thay chậu, thay đất cho cây, hay bạn có thể rải trực tiếp hoặc hòa với nước tưới gốc cho cây hoa hồng.
Khi bạn dùng nấm Trichoderma để bón gốc, tưới hoặc phun trực tiếp lên cây hao hồng, liều lượng sử dụng Trichoderma là 100g pha với 10 lít nước sạch. Hoặc bạn trộn 200g nấm Trichoderma cho 1kg phân trùn quế rồi bón gốc cho cây hoa hồng.
Liều lượng sử dụng Trichoderma để ủ phân hữu cơ là 1kg - 2kg/ tấn nguyên liệu. Thời gian ủ phân từ 25 - 35 ngày, có thể ủ thêm nữa nếu phân chưa có hiện tượng hoai mục. Cho đến lúc phân hoai mục hoàn toàn thì có thể mang đi sử dụng bón cho cây trồng.
Lưu ý nhỏ là Trichoderma là vi sinh có lợi cho đất và cây nên dùng càng nhiều càng tốt, và tuyệt đối không dùng chung với vôi bột.
Vậy là Nông Nghiệp Phố đã chia sẻ xong cách sử dụng nấm Trichoderma phù hợp với từng loại cây trồng và mục đích sử dụng. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn, tạm biệt và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé.
Nguồn bài viết: Tham khảo Nấm Trichoderma thương hiệu Sfarm.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 086