DANH MỤC SẢN PHẨM

Những sai lầm khi trộn đất trồng rau ăn quả tại nhà | Nông Nghiệp Phố

Nông Nghiệp Phố
Th 2 22/06/2020
Nội dung bài viết

Những sai lầm khi trộn đất trồng rau ăn quả tại nhà

Để có được những giàn rau ăn quả xanh tốt, không ít người đã phải trải qua những thất bại khi trồng và chăm sóc. Qua mỗi lần thất bại họ lại rút ra cho mình những kinh nghiệm bỏ túi, và tiếp tục chia sẻ cho nhiều người cùng đam mê trồng trọt. Rất nhiều khách hàng khi đến mua hàng tại Nông Nghiệp Phố chia sẻ rất nhiệt tình về quá trình trồng và chăm sóc của họ. Có người được gọi là “mát tay” mua về trồng cái được ngay vui lắm, nhưng cũng có người chăm sóc rất cẩn thận nhưng phải trồng năm, bảy lần mới thành công vui mừng chụp hình khoe thành quả. Lắng nghe những chia sẽ từ khách hàng Nông Nghiệp Phố nhận thấy phần lớn quá trình trồng bị thất bại nằm ở khâu chuẩn bị đất trồng không đúng. Vì thế, bài viết hôm nay Nông nghiệp phố muốn chỉ ra những sai lầm hay mắc phải khi trộn đất trồng rau ăn quả tại nhà, giúp những nông dân phố có thể thành công ngay từ lần trồng đầu tiên.

 

Rau ăn lá và rau ăn quả khác nhau như thế nào?

 

nhung-sai-lam-khi-tron-dat-trong-rau-an-qua-tai-nha

 

- Rau ăn quả thường có bộ rễ ăn khá sâu và rộng, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt từ 30-40 cm thậm chí có những cây có thể phân bố đến độ sâu từ 60 - 100 cm. Trong khi bộ rễ của các loại rau ăn lá chỉ phân bố tập trung từ 10 – 30cm với điều kiện đất được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, giàu mùn và thoáng khí.

 

- Đối với các loại rau ăn quả thì thời gian sinh trưởng khá dài. Thời gian sinh dưỡng của cây thông thường chỉ mất 1 đến 1,5 tháng đầu, sau đó cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn ra hoa tạo quả cho đến khi kết thúc thu hoạch có thể kéo dài 2 đến 3 tháng. Vì thế cần phải chuẩn bị giá thể trồng đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây luôn được khỏe mạnh ngay từ đầu, thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo chất lượng quả. Trong khi các loại rau ăn lá có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ cần trồng và chăm sóc trong khoảng thời gian 1 tháng là có thể thu hoạch.

 

Kích thước chậu trồng không phù hợp, lượng đất trồng không đủ

- Với đặc điểm bộ rễ ăn sâu và lan rộng thì việc chọn khay chậu trồng có đủ không gian cho bộ rễ phát triển là rất quan trọng, chậu trồng có đủ lớn thì mới có thể cung cấp đủ lượng đất cây cần sinh trưởng và phát triển.

 

nhung-sai-lam-khi-tron-dat-trong-rau-an-qua-tai-nha

 

- Lượng đất trồng rau ăn quả thường nhiều gấp 3 – 4 lần lượng đất trồng của rau ăn lá. Có thể dùng các loại thùng xốp, các khay trồng có kích thước từ 30cm trở lên chiều rộng, chiều cao từ 30 – 60 cm để trồng.

 

Chỉ sử dụng đất sạch làm giá thể trồng rau ăn quả

- Tuy trong thành phần đất sạch đã có một lượng dinh dưỡng nhất định nhưng chúng chỉ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trong một thời gian ngắn không thể cung cấp đủ cho cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng. Vì thế ngoài đất sạch mua về chúng ta cần phải kết hợp thêm các loại giá thể, phân bón hữu cơ giúp đất tơi xốp, thoáng khí, giàu dinh dưỡng.

 

Tỷ lệ phối trộn giá thể trồng rau ăn quả không hợp lý

- Tùy theo đối tượng cây trồng mà tỷ lệ trộn giữa các thành phần với nhau có sự thay đổi để cây trồng có thể thích nghi và phát triển tốt. Đối với rau ăn quả, bộ rễ phát triển mạnh nên đất trồng cần có thành phân đất thịt để rễ có thể bám chắc, và khỏe.

 

nhung-sai-lam-khi-tron-dat-trong-rau-an-qua-tai-nha

 

- Nhưng nếu chỉ sử đất sạch để trồng, độ thông thoáng kém, đất bị nén chặt, thoát nước kém bộ rễ khó ăn sâu lan rộng, hút dinh dưỡng kém cây trở nên còi cọc thiếu sức sống. Còn trộn quá nhiều tro trấu, xơ dừa thì đất sẽ bị lỏng, độ bám của rễ kém khiến cây dễ đổ ngã.

 

Sử dụng lại giá thể cũ để trộn đất mà không qua xử lý

- Sau một vụ trồng đất bị nén chặt và trở nên chai cứng, không còn tơi xốp, nguồn dinh dưỡng cũng đã can kiệt, mầm mống sâu bệnh hại tích tụ trong đất. Để tiết kiệm chi phí nhiều người đã tái sử dụng lại để trồng tiếp cho vụ tiếp theo mà không chú trọng đến việc xử lý lại đất trước khi trồng.

 

- Sử dụng lại đất cũ để trồng mà không qua xử lý sẽ là một tai hại rất lớn, tốn nhiều công chăm sóc mà cây trồng vẫn kém phát triển, không xanh tốt, dễ mắc các bệnh liên quan đến rễ. Nhưng nếu biết cách xử lý và bổ sung dinh dưỡng hợp lý thì đây lại là một phương án tuyệt vời cho bài toán kinh tế tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

- Để sử dụng lại đất cũ một cách hiệu quả cần phải tiến hành băm xới đất làm đứt hết rễ cũ, rải vôi và phơi ải giúp đất trở nên tơi xốp hơn kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh nấm đối kháng trichoderma để hạn chế được nguồn nấm bệnh gây hại trong đất ở vụ trước.

 

- Việc cải tạo lại đất trồng có nhiều lợi ích như: Tăng độ tơi xốp của đất giúp rễ cây phát triển dễ dàng và đồng thời cung cấp thêm dưỡng chất để cây phát triển nhanh hơn; giúp cây trồng kháng sâu bệnh, tăng khả năng nảy mầm,...

 

- Khi chọn phân hữu cơ để cải tạo đất trồng thì phân hữu cơ vi sinh trùn quế  là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Bởi phân trùn quế hàm lượng các chất dinh dưỡng đồng đều, ngoài ra trong phân trùn quế còn chứa kén trùn, khi sử dụng để trộn vào đất gặp điều kiện thuận lợi kén sẽ phát triển thành trùn. Hoạt động di chuyển của trùn trong đất giúp đất trồng luôn được thông thoáng, tơi xốp tự nhiên.

 

➤ Xem thêm: Tuyệt chiêu trộn đất trồng rau ăn quả chuẩn nhất

 

 

▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬

Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

 

 

 

Nội dung bài viết