DANH MỤC SẢN PHẨM

Hoa ngọc lan, tác dụng và cách trồng trong nhà | Nông nghiệp phố

Nông Nghiệp Phố
Th 3 04/05/2021
Nội dung bài viết

Tác Dụng Và Cách Trồng Hoa Ngọc Lan Trong Nhà

 

Với vẻ đẹp dịu dàng cùng hương thơm say đắm, hoa ngọc lan được nhiều người yêu thích trồng tại nhà. Không những hương sắc vẹn toàn, hoa ngọc lan còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay ý nghĩa, tác dụng và cách trồng hoa ngọc lan trong nhà nhé.

 

1. Đặc điểm cây hoa ngọc lan

 

Hoa ngọc lan tiếng anh là Michelia Alba, được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Ngọc lan ta, Sứ ngọc lan, Ngọc lan hoa trắng. Hoa ngọc lan có nguồn gốc từ Ấn Độ, được du nhập vào Việt Nam đã khá lâu đời.

 

hinh-anh-hoa-ngoc-lan

 

Cây ngọc lan là cây thân gỗ, phân cành nhánh dài thẳng, thân cao khoảng 5m - 20m. Lá ngọc lan hình bầu dục, xanh tươi, mặt trên nhẵn còn mặt dưới phủ lông thưa, khi già thì chuyển sang màu xanh đậm.

 

Ngoài loại cây thân gỗ to, hoa ngọc lan cũng có loại nhỏ, có thể trồng trong các chậu cây trang trí trong nhà hay chậu để bàn.

 

hinh-anh-hoa-ngoc-lan

 

Hoa ngọc lan mọc đơn lẻ từ nách lá, mỗi hoa có 10 - 15 cánh hoa hình giải thuôn xếp xoắn ốc. Mùa hoa ngọc lan bắt đầu từ tháng 3 kéo dài đến tháng 8, ở những vùng nóng thì hoa có thể kéo dài đến tháng 12, thậm chí là sang tháng 1 năm sau.

 

Mùi hương hoa ngọc lan thanh khiết, dịu nhẹ và khi hoa tàn sẽ cho quả, thông thường quả chín rộ vào tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, quả kép hình nón có từ 1 đến 8 hạt.

 

hinh-anh-hoa-ngoc-lan

 

Tại nước ta, hoa ngọc lan có nhiều màu rực rỡ như hoa ngọc lan trắng, hoa ngọc lan vàng, hoa ngọc lan tím, hoa ngọc lan xanh,…

 

2. Ý nghĩa hoa ngọc lan

 

Hoa tuy nhỏ nhưng hương thơm lan tỏa rất xa, cùng độ bền hoa tốt vì vậy hoa là biểu tượng cho sự bền bỉ, trường tồn, sức sống mãnh liệt. Ngoài ra, hoa ngọc lan còn đại diện cho tấm lòng thơm thảo và nhân từ.

 

Ở nhiều nơi, hoa ngọc lan được sử dụng để thờ cúng tại các ngôi đền, hay được thả trong bát nước để làm thơm nơi trang nghiêm. Trong phong thủy, hoa ngọc lan được cho là mang đến năng lượng dịu nhẹ, giảm năng lượng xấu gây sợ hãi, bất an.

 

hinh-anh-hoa-ngoc-lan

 

Theo phong thủy, cây hoa ngọc lan phù hợp với những người mệnh Mộc, bạn có thể sử dụng loài hoa này để trang trí kết hợp với đồ nội thất bằng gỗ, chất liệu phù hợp với bản mệnh Mộc.

 

3. Tác dụng của hoa ngọc lan

 

Hẳn nhiều người có cùng câu hỏi là có nên trồng hoa ngọc lan trong nhà không? Hoa ngọc lan là cây phong thủy đem lại những nguồn năng lượng tốt cho gia đình, đồng thời hấp thu khí độc có lưu huỳnh nên rất được ưa chuộng trồng làm cây để bàn, cây nội thất.

 

hinh-anh-hoa-ngoc-lan

 

Vậy có nên trồng cây hoa ngọc lan trước nhà? Với những cây hoa ngọc lan có kích thước lớn hơn, bạn có thể trồng trước nhà, ban công, khu vườn, ngoài cho bóng mát, vào mỗi mùa hoa nở bạn sẽ có một không gian tuyệt đẹp cùng hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu giúp bạn giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.

 

Trong Đông y, cây hoa ngọc lan có tính âm, vị đắng và cay. Thảo dược hoa ngọc lan có khả năng trị chứng ho khan, tiêu đờm, nôn mửa, sốt hay các chứng rối loạn tiêu hóa.

 

hinh-anh-hoa-ngoc-lan

 

Ngoài ra, hoa ngọc lan còn có thể sử dụng để pha trà. Cách làm trà hoa ngọc lan cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần thu hái nụ hoa khi chưa nở và lá về, làm sạch và phơi khô trong bóng mát, sau đó bảo quản dùng dần.

 

4 . Cách trồng hoa ngọc lan

 

Thời điểm thích hợp để trồng cây ngọc lan từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch, vì lúc đó độ ẩm còn cao, thời tiết lại đang mùa lạnh. Hoặc bạn chờ đến khi quả chín vào mùa thu, sau đó thu hoạch hạt giống.

 

Để trồng cây hoa ngọc lan, bạn có thể chọn phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành, trong đó chiết cành được lựa chọn nhiều hơn vì cây phát triển tốt, nhanh ra hoa.

 

a . Trồng hoa ngọc lan bằng phương pháp chiết cành

 

Đầu tiên, bạn chọn cành chiết từ cây bố mẹ khỏe mạnh, hình dáng đẹp, tán đều. Sau đó cắt và tách một khoanh vỏ rộng 3cm - 5cm, dùng xơ dừa đặt lên chỗ cắt rồi dùng nylon có lỗ thoát nước để bọc lại chắc chắn, phun nước vào bầu chiết hàng ngày để giữ ẩm.

 

hinh-anh-hoa-ngoc-lan

 

Khi cành cây đã ra rễ non và bắt đầu chuyển sang màu vàng thì bạn có thể cắt cành chiết khỏi cây mẹ rồi trồng vào chậu.

 

b . Trồng hoa ngọc lan bằng phương pháp gieo hạt

 

Khi quả ngọc lan chuyển sang màu nâu là lúc quả chín, có thể hái quả, tách hạt để gieo ươm. Quả sau khi hái bạn phơi nắng nhẹ để chúng tách ra, lộ ra hạt bên trong. Tiếp tục hong khô ở nơi râm mát 2 - 3 ngày, khi hạt đã khô thì thu hạt tốt.

 

Hạt hoa ngọc lan có lớp vỏ cứng bao bọc, bạn có thể dùng giấy nhám chà nhẹ hạt và dùng dao khía chúng. Sau đó ngâm chúng trong nước ấm từ 40 - 50 độ C khoảng 12 tiếng.

 

hinh-anh-hoa-ngoc-lan

 

Tiến hành ủ hạt trong túi vải, sau 4 - 5 ngày hạt sẽ nứt nanh. Khi hạt nứt nanh bạn đem hạt đi ươm hoặc gieo vào các khay ươm hạt chuyên dụng. Giá thể ươm hạt bạn có thể sử dụng giá thể mụn dừa, giá thể Peatmoss Peatman

Phun sương giữ ẩm cho đến khi hạt nảy mầm. Cuối cùng bạn làm giàn che cho cây, sau 3 - 4 ngày gieo hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Khi cây con cứng cáp thì bạn trồng cây vào chậu.

 

Hoa ngọc lan có thể phát triển trên nhiều loại đất ngoại trừ đất chua mặn, đất trồng cần giàu dinh dưỡng, tơi xốp, nhiều mùn, có khả năng thoát nước.

 

Đất trồng cây ngọc lan bạn có thể trộn theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể mụn dừa : 2 giá thể trấu hun. Hoặc bạn chỉ cần sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây cảnh.

 

Trước tiên, bạn đặt viên đất nung ở đáy chậu để tạo độ thoát nước tốt, sau đó cho đất vào chậu, trải đều, đất mặt cách miệng chậu 3cm - 5cm. Đặt cây con ngay ngắn, giữa chậu rồi lấp đắt lại, tưới giữ ẩm 1 - 2 lần/ ngày.

 

Sau khi trồng xong đặt cây ở chỗ râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngày hôm sau, bạn có thể tưới một ít các loại phân bón kích rễ như N3M, Root 2, Bimix super root, Phân bón lá… để cây nhanh phát triển.

 

5 . Cách chăm sóc cây hoa ngọc lan

 

Thời gian đầu mới trồng khi cây còn nhỏ, nên để cây ở nơi thoáng mát và che mát cho cây, tránh ánh nắng trực tiếp vào cây để tránh làm cây bị cháy lá hoặc lâu ra mầm. Khi cây đã lớn, bạn có thể đem cây ra nắng từ từ và giữ cây ở khoảng nhiệt độ từ 20 - 32 độ C.

 

hinh-anh-hoa-ngoc-lan

 

Ngoài ra, trong giai đoạn mới trồng, bạn cần tưới nước cho cây mỗi ngày 1 - 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Không cần tưới nhiều, chỉ cần đất đủ ẩm bởi cây không chịu được ngập úng. Trong giai đoạn này, bạn cũng cần tỉa cành lá để tạo hình và loại bỏ những ngọn chết để cây phát triển.

 

hinh-anh-hoa-ngoc-lan

 

Phân bón cho cây hoa ngọc lan bạn có thể sử dụng một số loại phân hữu cơ như trùn quế viên, phân gà, phân dê… định kỳ 15 - 20 ngày/ lần rải đều xung quanh gốc cây để giúp cho cây phát triển tốt hơn.

 

Bạn có thể luân phiên sử dụng phân NPK 20-20-15, 30-10-10, 20-20-20… bổ sung thêm phân bón lá Org Hum, Seasol, Powerfeed, Vitamin B1… tưới cho cây định kỳ 7 - 10 ngày/ lần.

 

Khi cây đã lớn và ra nhiều nụ, bạn hòa tan phân NPK 15-30-15, 6-30-30, 15-5-20, đầu trâu MK 901… hòa với nước rồi phun cho cây, để hoa rực rỡ, đậm hương và lâu tàn hơn.

 

⫸ Xem thêm: cây nhất mạt hương là cây gì, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và cách chăm sóc cây nhất mạt hương

 

⫸ Xem thêm: tác dụng, ý nghĩa và các trồng cây xương rồng

 

⫸ Xem thêm: cây dương xỉ có tác dụng gì, cách trồng và chăm sóc cây dương xỉ trong nhà như thế nào?

 

Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có ngay một chậu hoa ngọc lan tại nhà rồi. Hy vọng qua bài viết bài, Nông nghiệp phố đã chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích về ý nghĩa, tác dụng và cách trồng hoa ngọc lan trong nhà nhé


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Nội dung bài viết