DANH MỤC SẢN PHẨM

Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng cây xương rồng | Nông nghiệp phố

Nông Nghiệp Phố
Th 4 28/04/2021
Nội dung bài viết

Tác Dụng, Ý Nghĩa Và Cách Trồng Cây Xương Rồng

 

Cây xương rồng có tuổi thọ trung bình cao, nhiều kích thước, dễ trồng và dễ chăm sóc, lại có nhiều tác dụng và mang nhiều ý nghĩa, chính vì thế mà cây xương rồng được yêu thích trồng làm cây cảnh, cây để bàn.

 

Cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay bài viết sau đây để hiểu rõ về tác dụng, ý nghĩa và các trồng cây xương rồng nhé.

 

1. Đặc điểm của cây xương rồng

 

Cây xương rồng tiếng anh là Cactaceae, cây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng nguồn gốc của cây xương rồng từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc.

 

nhung-cay-xuong-rong-dep-nhat

 

Cây xương rồng có những điểm đặc biệt thích hợp với môi trường sống khô hạn như thân cây mọng nước, cây xương rồng có lá nhưng phần lớn lá xương rồng có đặc điểm tiêu biến thành các gai nhọn, giúp giảm sự thoát hơi nước và bảo vệ thân cây khỏi các loài thú.

 

Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cây xương rồng là từ 0°C đến 56°C, trong đó điểm cực thuận là 32°C. Vì vậy mà khi trồng xương rồng tại nhà, bạn nên chú ý đến ánh sáng và nhiệt độ để cây xương rồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

 

nhung-cay-xuong-rong-dep-nhat

 

Một cây xương rồng sống rất lâu, có loài lên đến 300 năm tuổi. Cây xương rồng nở hoa chậm, theo chu kỳ từ 6 - 12 tháng ra hoa một lần tùy loại. Hoa mọc lên trực tiếp từ thân, có màu sắc rực rỡ, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài.

 

Các loại xương rồng phổ biến như cây xương rồng gai, cây xương rồng tai thỏ, cây xương rồng bát tiên, cây xương rồng 3 cạnh, cây xương rồng bà, cây xương rồng càng cua, cây xương rồng nhỏ, cây xương rồng sa mạc, cây xương rồng lê gai, cây xương rồng đá, cây xương rồng 5 cạnh, cây xương rồng trứng cút, cây xương rồng bông tuyết…

 

2. Cây xương rồng có tác dụng gì

 

Cây xương rồng cảnh được ưa chuộng tại nhiều nơi, nhờ vẻ đẹp gai góc mà tạo nên một sự khác biệt so với loại cây cảnh khác. Với những cây xương rồng mini bạn còn có thể biến chúng thành cây xương rồng để bàn nữa đấy.

 

nhung-cay-xuong-rong-dep-nhat

 

Ngoài ra, cây xương rồng còn chống máy tính phóng xạ hay hút bức xạ máy tính, giúp môi trường sống của bạn thêm phần trong lành hơn. Nếu bạn trồng xương rồng thành hàng rào ngoài tạo cảnh quan thiên nhiên và chống trộm, cây xương rồng còn trừ tà và trấn hưng tốt.

 

nhung-cay-xuong-rong-dep-nhat

 

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng cây xương rồng chữa bệnh gì không, đáp án đó là cây xương rồng chữa bệnh đau lưng hay chữa thoát vị đĩa đệm, tác dụng này đã được kiểm chứng an toàn và được áp dụng hiệu quả.

 

Vậy cây xương rồng ăn được không? Một số loài xương rồng cho quả có thể ăn được, như giống xương rồng lê gai, thanh long. Ở Ấn Độ, cây xương rồng còn được dùng làm thức ăn gia súc.

 

3. Cây xương rồng có nghĩa là gì

 

Ý nghĩa xương rồng trong phong thủy phụ thuộc vào hình dáng của cây. Nếu cây xanh tốt, tươi tắn, đầy sức sống thì sẽ tạo sinh khí tốt, mang lại điều may mắn và ngược lại nếu cây xù xì, gai góc sẽ tích nhiều năng lượng tiêu cực, không tốt.

 

nhung-cay-xuong-rong-dep-nhat

 

Vậy cây xương rồng nên đặt ở đâu, trồng cây xương rồng trong nhà có tốt không? Bạn nên trồng thành hàng rào, hoặc đặt ở ban công, sân thượng, cây sẽ như một người lính gác bảo vệ ngôi nhà, trấn hưng tốt cho gia chủ. Đặc biệt, đặt cây ở hướng tây bắc sẽ hạn chế tà ma, tránh điều xui xẻo vì hướng này là hướng u ám.

 

Nếu bạn yêu thích xương rồng, bạn có thể chọn cây nhỏ, dáng thấp, gai mềm trồng vào chậu để bàn. Vì cây xương rồng hợp mệnh người mệnh Kim và người tuổi Thìn.

 

nhung-cay-xuong-rong-dep-nhat

 

Ý nghĩa của cây xương rồng trong cuộc sống là bền chí, mạnh mẽ, kiên cường vượt qua hoàn cảnh, không chịu khuất phục và thay đổi để sinh tồn. Hình ảnh xương rồng trên sa mạc vẫn sống tốt với và khả năng thích nghi đáng ngạc nhiên thật làm chúng ta ngưỡng mộ.

 

Hoa xương rồng đẹp nhưng nở chậm, vì vậy mà cây xương rồng nở hoa có nghĩa là dấu hiệu của điềm lành sắp đến, kết tinh của biết bao nỗ lực cố gắng nay sắp được ngát hương.

 

nhung-cay-xuong-rong-dep-nhat

 

Ý nghĩa của cây xương rồng trong tình yêu cũng rất sâu sắc, đây là biểu tượng cho một tình yêu lặng lẽ, âm thầm. Tặng cây xương rồng cho ai đó có nghĩa là một lời tỏ tình kín đáo, một lời yêu thầm kín còn đang giấu trong lòng.

 

4. Cách trồng cây xương rồng

 

Vì cây xương rồng có sức sống mãnh liệt, có thể phát triển tốt ở nhiều môi trường nên các trồng cây cũng khá đơn giản.

 

nhung-cay-xuong-rong-dep-nhat

 

Cách nhân giống cây xương rồng phổ biến nhất là trồng bằng hạt giống. Đất trồng cây xương rồng nên là đất ẩm, tơi xốp, không bị ngấm nước nhiều và thoát nước tốt để tránh cây bị thối, đảm bảo đủ chất để cây phát triển tốt.

 

Đất trồng cây xương rồng ở giai đoạn nhân giống, cây con bạn trộn hỗn hợp gồm mụn dừa, đá Vermiculite, viên đất nung (5mm - 10mm), phân trùn quế với tỉ lệ 1:1:1:1. Với hỗn hợp đất trồng này đủ để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi cây trong vòng 3 - 4 tháng.

 

Bạn tiến hành gieo hạt xuống đất, tuy nhiên không nên gieo quá sâu sẽ khiến hạt khó nảy mầm. Sau đó đặt tại nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho hạt nảy mầm.

 

nhung-cay-xuong-rong-dep-nhat

 

Loài xương rồng phát triển khá chậm nên phải mất khoảng 01 tháng hạt mới nảy mầm. Trong thời gian chờ hạt nảy mầm, bạn cần cung cấp đủ độ ẩm cho đất bằng cách tưới phun sương hàng ngày.

 

Khi cây đã phát triển tốt, bạn đặt cây vào chậu có lỗ thoát nước để đảm bảo rễ cây không bị úng. Đất trồng cây xương rồng ở giai đoạn phát triển gồm phân trùn quế, đá Perlite, viên đất nung (5mm - 10mm)phân dơi với tỷ lệ 1:2:2:1. Với hỗn hợp đất trồng này bạn có thể áp dụng xuyên suốt về sau giai đoạn phát triển của xương rồng.

 

nhung-cay-xuong-rong-dep-nhat

 

Hoặc để tiện lợi, không cần phải phối trộn phức tạp bạn có thể sử dụng đất sạch trồng xương rồng, sen đá với đặc tính tơi xốp, thoát nước tốt, thoáng khí giúp rễ phát triển mạnh, chống thối thân, thối rễ. Đặc biệt, đất cung cấp đủ dinh dưỡng đến 4 tháng.

Một lưu ý nhỏ khi trồng xương rồng đó là để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển bạn nên thay hỗn hợp đất trồng cho cây 2 - 3 lần trong 1 năm.

 

5. Cách chăm sóc cây xương rồng

 

Là loài sống ở sa mạc, nhu cầu nước của cây xương rồng không cao. Với xương rồng trồng chậu để bàn, hoặc trồng trong nhà, chỉ cần thi thoảng tưới nhẹ cho cây, đừng tưới quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng úng rễ.

 

nhung-cay-xuong-rong-dep-nhat

 

Nước tưới bạn nên dùng nước âm ấm, không nên dùng nước lạnh dễ khiến rễ cây khó hấp thụ, đôi khi còn bị sốc nhiệt. Còn với những cây xương rồng trồng bên ngoài thì tưới nước cho cây khoảng một lần mỗi tuần.

 

nhung-cay-xuong-rong-dep-nhat

 

Ngoài ra, vị trí đặt cây xương rồng cần ở nơi có nhiều nắng như ban công, sân thượng… trung bình một ngày xương rồng phải được sưởi ấm khoảng 6 tiếng.

 

Xương rồng có nhu cầu phân thấp, định kỳ khoảng 10 - 15 ngày bón phân 1 lần. Bạn có thể sử dụng phân bón dạng lỏng như seasol, powerfeed, phân bánh dầu nước, dịch chuối, vitamin B1… tưới một ít vào gốc. Vào thời kỳ cây nở hoa, nên bón phân có hàm lượng kali cao như phân NPK 6-30-30… để dưỡng hoa.

 

nhung-cay-xuong-rong-dep-nhat

 

Khi bạn thấy cây xương rồng bị mềm có thể do cây bị ngập úng. Để khắc phục tình trạng cây xương rồng bị ngập úng bạn cần ngưng tưới nước và mang cây ra vị trí có nhiều ánh sáng.

 

⫸ Bạn mua Đất sạch trồng xương rồng, sen đá TẠI ĐÂY.

 

Xem thêm: cách trồng và chăm sóc cây bàng Singapore trong nhà

 

Xem thêm: cây nhất mạt hương là cây gì, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và cách chăm sóc cây nhất mạt hương

 

Hy vọng qua bài viết này, Nông nghiệp phố đã chia sẻ đến bạn đọc hiểu rõ về tác dụng, ý nghĩa, các trồng và chăm sóc cây xương rồng tại nhà. Chúc bạn sẽ có những chậu xương rồng rực rỡ nhé.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Nội dung bài viết