Cách trồng và thu hoạch mầm lúa mạch chỉ trong 7 ngày | Nông nghiệp phố
Nông Nghiệp Phố
Th 3 31/08/2021
Nội dung bài viết
Bật mí cách trồng và thu hoạch mầm lúa mạch siêu dễ chỉ trong 7 ngày
Là một loại rau mầm du nhập vào nước ta chỉ mới vài năm gần đây, thế nhưng nhờ vào hàm dưỡng chất dồi dào cùng hương vị thơm ngon, mầm lúa mạch đã chinh phục biết bao trái tim của thực khách.
Vậy bạn đã biết làm thế nào để sở hữu loại thực phẩm vàng thực sự sạch ngay tại nhà của mình chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay cách trồng và thu hoạch mầm lúa mạch chỉ trong vòng 1 tuần lễ thôi nhé!
1. Mầm lúa mạch là gì?
Mầm lúa mạch đơn giản là mầm của cây lúa mạch, được trồng trong thời gian tương đối ngắn là từ 5 – 7 ngày. Lúa mạch tiếng anh là Barley, có tên khoa học là Hordeum vulgare L thuộc họ Lúa.
Đây chính là một loại ngũ cốc có mặt đầu tiên và chủ yếu được trồng ở các vùng khí hậu ôn đới trên toàn cầu.
Lúa mạch thuộc dạng cây thảo, rễ lúa dạng sợi. Thân cây lúa mạch to, mọc đứng, có chiều cao trung bình từ 50 – 100 cm. Lá phẳng, ráp, lưỡi bẹ ngắn. Bông lúa mạch nhỏ, đều sinh sản xếp trên 4 dãy. Hạt lúa mạch mạch khi chín có màu vàng sậm gần giống với hạt lúa gạo nước ta, tuy nhiên to tròn và vỏ dày hơn nhiều.
2. Tác dụng của mầm lúa mạch
Có thể bạn chưa biết mầm lúa mạch non là một loại rau mầm giàu dinh dưỡng hơn cả hạt lúa mạch. Nó được xem là vua của thực phẩm, có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Sở dĩ nổi tiếng như vậy là vì theo các nhà nghiên cứu cho biết thì trong mầm lúa mạch có chứa tới 13 loại vitamin, 10 loại khoáng chất, 17 loại amino axit... Chưa dừng lại ở đó, hàm lượng canxi của lúa mạch cao gấp 11 lần so với sữa bò, chất sắt gấp 5 lần rau chân vịt và vitamin C cao gấp 7 lần nước cam.
Chính vì chứa nhiều chất dinh dưỡng như vậy nên mầm lúa mạch có công dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, nâng cao hệ miễn dịch, chữa trị, hạn chế một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, tăng cường chức năng não…
Đặc biệt loại rau mầm là một thực phẩm tuyệt vời dành cho các bệnh nhân ung thư vì nó cung cấp rất nhiều các chất chống oxy hóa như SOD, vitamin C, E, Bioflavonoids, Carotenoids, Phytochemical…
Các chất này có công dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa sự hủy hoại tế bào và những đột biến có thể dẫn đến ung thư hoặc đẩy nhanh sự lây lan của tế bào ung thư trong cơ thể. Do đó nếu bạn mong muốn gia đình của mình luôn khỏe mạnh, hạn chế được các tác nhân gây bệnh thì việc sử dụng mầm lúa mạch là một sự chọn sáng suốt đấy.
Ngoài các công dụng trên thì có thể gọi mầm lúa mạch là vua của thiên đường làm đẹp dành cho phái nữ, bởi nó chứa một hàm lượng các chất như vitamin E, A, C, K và các chất chống oxy hóa mạnh đặc biệt là vitamin nhóm B.
Các chất này đã thúc đẩy quá trình hình thành tế bào mới, cải thiện sự bài tiết trên da, chống oxy hóa và các từ môi trường. Do đó sử dụng mầm lúa mạch thường xuyên sẽ giúp da của bạn ngày càng săn chắc, mịn màng.
3. Cách trồng cỏ lúa mì thủy canh
Đây chính là phương pháp trồng rau mầm phổ biến nhất hiện được đại đa số chị em tin dùng. Với cách trồng này rau mầm của bạn không chỉ giữ được hương vị thơm ngon, hạn chế được sâu bệnh hại, nguy cơ nhiễm khuẩn mà nó còn vô cùng sạch sẽ, tiện lợi.
a. Chuẩn bị hạt giống
Khi mua hạt giống bạn cần chú ý xem kĩ thông tin, hạn sử dụng, bao bì còn nguyên hay không và phải chọn những nơi bán hạt giống uy tín để tránh tình trạng mua phải hạt giống giả, kém chất lượng.
⫸ Bạn mua hạt giống mầm lúa mạch Phú Nông TẠI ĐÂY.
Sau khi mua về để tăng độ ẩm cho hạt có thể nảy mầm thì bạn nên tiến hành ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) trong vòng 6 – 12 giờ đồng hồ, đến khi hạt giống căng tròn.
Tiếp theo bạn đem hạt giống đã ngâm đi rửa sạch rồi ủ khăn ấm đến khi hạt có giấu hiệu nảy mầm thì đem đi trồng ngay. Khi ngâm nên vớt bỏ những hạt nổi lềnh bềnh vì chúng là những hạt lép, bị sâu mọt, hư hỏng và đã mất khả năng nảy mầm.
b. Chuẩn bị dụng cụ, khay trồng mầm lúa mạch
Dụng cụ để trồng rau mầm thủy canh có thể là khay nhựa, thau hoặc chậu, rổ nhựa… Đặc biệt thứ không thể thiếu để mầm giá phát triển chắc khỏe và đầy đủ dưỡng chất đó chính là dung dịch dinh dưỡng thủy canh.
Tuy nhiên, để nhanh chóng và tiện dụng thì bạn có thể chọn mua khay trồng rau mầm được làm bằng nhựa PP nguyên sinh, có độ bền cao không độc hại.
Đặc biệt, loại khay này có cấu tạo 2 lớp, lớp dưới chứa nước, lớp trên có cấu trúc dạng lưới để rau có thể cắm rễ xuống hút dinh dưỡng. Mạng lưới chắn hạt được thiết kế hợp lý, đảm bảo phù hợp cho hầu hết các loại hạt không bị lọt và phát triển tốt.
c. Pha chế dung dịch thủy canh
Kế tiếp, để bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển tốt trong môi trường nước thì cần phải thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây thuỷ canh. Nước để pha chế với dung dịch thủy canh phải đảm bảo là nước sạch (pH khoảng 6.0 – 6.8) và đã được khử trùng. Sau khi chuẩn bị xong thì bạn rửa sạch các dụng cụ trồng và tiến hành pha dung dịch thủy canh như sau.
• Hydroponic: 15ml dung dịch thủy canh, thủy sinh cho 1lít nước sạch.
d. Tiến hành trồng
Trong quá trình gieo hạt, bạn nên lưu ý là chỉ để dung dịch thủy canh ngập khoảng ½ hạt giống, không nên để ngập quá, cũng không nên để cạn quá. Sau khi gieo hạt xong, để tạo độ ẩm cho hạt bạn có thể phun thêm 1 lớp nước dạng sương cho hạt.
e. Chăm sóc
Cuối cùng bạn dùng khăn tối màu che bề mặt khay lại, sau 2 ngày khi rau đã ra mầm thì mở khăn ra. Thường xuyên quan sát mức nước trong khay trồng, nếu gần hết phải bổ sung thêm dung dịch trồng.
4. Trồng mầm lúa mạch bằng phương pháp truyền thống
Nếu như bạn không quen với phương pháp trồng thủy canh thì bạn cũng có thể trồng giá thể như thông thường.
a. Chuẩn bị dụng cụ
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các khay, chậu trồng thông thường hoặc thay vì vứt bỏ những cái thùng xốp đã đựng thực phẩm đi thì ta có thể tận dụng nó để trồng rau vừa đỡ tốn chi phí mua khay mới vừa có thể bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
Tuy nhiên cần phải chú ý là các khay trồng phải đảm bảo có lỗ thoát nước đầy đủ để rau không bị ngập úng khi trồng.
b. Chuẩn bị giá thể trồng
Giá thể dùng để trồng rau phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, có độ thông thoáng, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Do đó bạn có thể sử dụng các loại giá thể như giá thể mụn dừa, giá thể ươm giống Sfarm, giá thể trấu hun…
c. Tiến hành trồng
Sau khi đã chuẩn bị tất cả hoàn chỉnh thì bạn tiến hành cho giá thể vào khay, tưới một lớp nước để tạo độ ẩm tương đối. Sau đó rải đều hạt giống vào và phủ lại nhẹ nhàng một lớp giá thể gieo. Cuối cùng che khay trồng bằng vải màu tối.
d. Chăm sóc
Để giữ ẩm tốt cho giá thể, bạn nên tưới phun sương 1 ngày 2 – 3 lần bằng các bình xịt có áp lực tưới không quá mạnh, dung tích nhỏ, dễ dàng cầm tay như bình phun Dudaco 1 lít, bình phun Dudaco 2 lít…
5. Thu hoạch mầm lúa mạch
Hạt lúa mạch sau khi gieo 6 – 7 ngày là đã có thể nhanh chóng mọc thành những mầm lúa mạch xanh mơn mởn. Khi cây đạt chiều cao 8 – 10 cm là bạn đã có thể thu hoạch được rồi đấy!
Cách thu hoạch nhanh gọn nhất là dùng kéo hoặc dao cắt cách rễ 1 – 3cm, loại bỏ phần giá thể và chuẩn bị trồng một mùa vụ mới. Mầm lúa mạch sau khi thu hoạch thì có thể chế biến thành các món ăn nhẹ hay salad dùng ngay để đảm bảo độ tươi ngon cùng hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.
Hoặc nếu bảo quản trong nhiệt độ lạnh thì chỉ nên dùng trong khoảng thời ngắn 2 – 3 ngày.
⫸ Xem thêm: Cách trồng rau cải mầm an toàn và nhanh thu hoạch
⫸ Xem thêm: Cách trồng rau hướng dương thu hoạch sau 07 ngày
⫸ Xem thêm: Tuyệt chiêu trồng và thu hoạch mầm giá đậu xanh nhanh chóng chỉ trong 7 ngày
Việc trồng mầm lúa mạch thật đơn giản và nhanh chóng đúng không nào! Chỉ cần bỏ ra ít thời gian rảnh là bạn đã có ngay những mầm rau xanh ngon cho sức khỏe gia đình thêm trọn vẹn rồi! Nông nghiệp phố chúc bạn thành công và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986