Cách trồng hoa dâm bụt thái tại nhà | Nông nghiệp phố
Nông Nghiệp Phố
Th 3 30/03/2021
Nội dung bài viết
Cách trồng hoa dâm bụt thái tại nhà
Mang nét đẹp thuần khiết, dịu dàng, hoa dâm bụt thái đã yên vị trong lòng nhiều người yêu hoa. Từ một loài hoa được trồng làm cảnh quan, công viên đô thị… hoa dâm bụt thái đã được nhều người ưa chuộng trồng vào chậu tại nhà đế ngắm nhìn, để yêu thương. Cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay cách trồng hoa dâm bụt thái tại nhà nhé.
1. Đôi nét về hoa dâm bụt thái
Hoa dâm bụt thái có tên khoa học là Hibiscus rosa-sinensis, có nguồn gốc từ Đông Á. Ở Việt Nam, hoa dâm bụt thái còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hoa dâm bụt, hoa râm bụt, bông bụp, bông lồng đèn, đại hồng hoa, phù tang, phật tang.
Có một số tích cho rằng loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt, loại hoa dâng lên cho Bụt, về sau do đọc trại mà thành dâm bụt. Có ý kiến khác, dâm bụt nguyên tên là râm bụt. Râm bụt là cái lọng che Phật vì hoa có hình dạng giống cái lọng.
Trong tự nhiên, cây dâm bụt thái dạng bụi, cao đến 4m - 5m, nhưng nếu được trồng vào chậu, cây dâm bụt thái chỉ cao khoảng 30cm - 40cm. Thân cây non có màu xanh lục hoặc phớt nâu đỏ nhưng khi già thì chuyển thành màu nâu xám, trên thân có nốt sần.
Lá dâm bụt thái thường mọc xen kẽ nhau, hình trứng, đỉnh lá nhọn, phần giữa rộng hơn, mép lá có răng cưa bao phủ. Lá dâm bụt thái có phiến lá mỏng, màu xanh đậm, sáng bóng.
Hoa dâm bụt thái mọc ra từ nách lá, với những bông hoa riêng lẻ, xòe to, đường kính có thể đến 15cm, hình chiếc lồng đèn với một ống trung tâm khá dài, nhị hoa mọc ở ngay đầu đỉnh ống.
Hoa dâm bụt thái ít có hương nhưng có nhiều màu hoa khác nhau từ trắng đến vàng, cam, hồng, đỏ tươi, cánh đơn hoặc cánh kép. Hoa dâm bụt thái nở vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, nhưng nếu cây phát triển tốt sẽ ra hoa quanh năm.
2. Ý nghĩa hoa dâm bụt thái
Với vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, hoa dâm bụt thái gắn liền với sự từ bi, bởi ở nhiều chuyện xưa tích cũ, hoa dâm bụt có tên là dâng bụt, dùng để dâng lên cho đức Phật từ bi hỷ xả.
Bên cạnh đó, trồng cây hoa dâm bụt thái nhỏ trong nhà còn giúp cho gia đình luôn gặp may mắn, tài lộc đầy nhà, gia đình hạnh phúc, yên vui.
3. Tác dụng của hoa dâm bụt thái
Tuy mang nét đẹp mong manh, e ấp nhưng hoa dâm bụt thái lại vô cùng cuốn hút và không kém phần rực rỡ, cùng với đó là khả năng cho hoa quanh năm nên hoa dâm bụt thái được ưa chuộng trồng trang trí nhà cửa, khu vườn hay cảnh quan.
Ngoài cho sắc đẹp, hoa dâm bụt thái còn là máy lọc khí nhỏ nhờ vào tán lá xanh quanh năm của mình. Cây dâm bụt thái có thể hấp thụ những khí độc hại, giúp cho bầu không khí thêm trong lành, xanh mát.
Ngoài ra, lá và hoa dâm bụt thái có thể được giã nhỏ trộn với muối đắp trên mụn nhọt đang mưng mủ, vỏ rễ dùng để chữa xích, bạch lỵ, bạch đới khí.
4. Cách trồng hoa dâm bụt thái tại nhà
Dâm bụt thái khá thông dụng, cây có khả năng chịu đựng được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt rất cao: nắng nóng, giá rét, mưa bão… Thời vụ chính để trồng cây dâm bụt thái vào cuối xuân hoặc đầu hè.
Cây dâm bụt thái có thể được trồng bằng cách gieo hạt, giâm cành hoặc chiết cành. Nhưng có lẽ phổ biến nhất vẫn là trồng hạt. Bạn nên chọn hạt giống tròn đều, không có dấu hiệu của nấm mốc, vì hạt giống chất lượng sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao cũng như cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Để ươm hạt giống bạn xử dụng 100% giá thể ươm hạt chuyên dụng, giá thể mụn dừa, giá thể Peatmoss… Tưới nước hàng ngày để giữ ẩm, sau 14 - 21 ngày hạt sẽ nảy mầm, khi cây con cao 5cm - 7cm thì bạn đem trồng vào chậu.
Đất trồng hoa dâm bụt thái bạn nên chọn đất nhiều mùn, màu mỡ, giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt và chua nhẹ. Bạn có thể phối trộn đất theo công thức 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.
Nhưng để dễ dàng tiện lợi, không cần phối trộn đở mất thời gian, cây vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong 60 ngày đầu thì bạn nên chọn đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây kiểng nhé.
Sau khi đã chuẩn bị đất và chậu xong, bạn tiến hành cho đất vào chậu trồng, trải đều, đất mặt cách miệng chậu 3cm - 5cm. Sau đó đặt cây con vào rồi lấp đất lại và tưới giữ ẩm 1 - 2 lần/ ngày.
Sau khi trồng xong, bạn có thể sử dụng các chế phẩm kích rể như N3M, Vitamin B1, kích rễ Bimix Super Root, Roots 2… phun tưới cho cây con giúp kích thích cây phát triển nhanh.
5. Cách chăm sóc hoa dâm bụt thái tại nhà
Về cơ bản hoa dâm bụt thái khá dễ chăm sóc, tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất bạn nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng, thoáng gió, mát mẻ và tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào mùa hè.
Ngoài ra, hoa dâm bụt thái có thể thích nghi tốt với dải nhiệt độ rộng, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất với cây từ 16 - 32 độ C. Bạn cần cung cấp nước đầy đủ để cây phát triển tốt, cho hoa nhiều, tưới cây 1 - 2 ngày/ lần.
Đồng thời bạn bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân hữu cơ như trùn quế viên, phân gà, phân dê… Khi cây bắt đầu cho hoa thì chuyển sang các loại phân bón có hàm lượng lân và kali cao như 15-30-15, 6-30-30… để hoa to, màu sắc tươi đẹp và lâu tàn.
Trong quá trình chăm sóc, thỉnh thoáng cây có thể phải các bệnh như rệp, nhện… để phòng ngừa, bạn có thể định kỳ 10 - 15 ngày phun phòng 1 lần bằng Neem Chito, phun đều lên tán cây.
Đối với hoa dâm bụt thái trồng chậu tại nhà, bạn nên cắt tỉa định kỳ để nuôi dưỡng tán cây đẹp, khi thấy kích thước cây quá lớn so với chậu trồng thì bạn cần tiến hành thay chậu cho cây.
⫸ Xem thêm: ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây kim ngân lượng
⫸ Xem thêm: cách trồng và chăm sóc cây bướm đêm
⫸ Xem thêm: ý nghĩa và cách trồng hoa thanh tú
Hy vọng qua bài viết này, Nông nghiệp phố đã giúp bạn tự trồng cây hoa dâm bụt thái tại nhà, chúc bạn sẽ có khu vườn hoa dâm bụt thái tràn ngập sắc màu ngay tại nhà nhé.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986