DANH MỤC SẢN PHẨM

Cách chăm sóc cây sứ ra hoa ngay Tết | Nông nghiệp phố

Nông Nghiệp Phố
Th 2 26/10/2020
Nội dung bài viết

Cách chăm sóc cây sứ ra hoa ngay Tết

 

Những người yêu hoa sứ luôn muốn cây sứ nhà mình ra hoa đồng loạt, rực rỡ nhất vào những ngày tết đến xuân về. Thế nhưng việc tạo dáng và chăm sóc để cây sứ ra hoa ngay Tết là điều không phải ai cũng làm được, bạn phải nắm được một số kỹ thuật và cách chăm sóc đặc biệt. 

 

Đừng lo, ở bài viết này Nông nghiệp phố xin chia sẻ một số cách chăm sóc cây sứ ra hoa ngay Tết, cùng tìm hiểu nhé.

 

1. Cách chăm sóc cây sứ ra hoa ngay Tết

 

Để có một chậu sứ ra hoa ngay Tết, trong khoảng thời gian cuối tháng 7 đầu tháng 8 âm lịch mỗi năm bạn cần phải nâng bộ rễ cây sứ lên khỏi mặt chậu một lần.

 

Bước 1: Lấy cây sứ ra khỏi chậu, loại bỏ bớt đất quanh bộ củ ra, thao tác nhẹ nhàng để tránh làm trầy củ, đứt hoặc dập rễ. Dùng vòi xịt nước để rửa sạch đất bám ở rễ, củ.

 

thay-chau-cay-su

 

Bước 2: Dùng dao, kéo đã được khử trùng để cắt bỏ các rễ phụ, rễ cám quanh các chùm đầu rễ phía dưới, nhằm giúp tránh được hiện tượng thúi rễ cám lúc trồng lại vô chậu, do bị ép dập. Đồng thời, cắt tỉa cành, uốn sửa rễ, củ theo ý muốn.

 

Sau đó, dùng Aliette hay keo liền sẹo, vôi tôi, sơn… bôi các vết cắt nhằm làm khô vết cắt, tránh nhiễm bệnh thối, úng sau khi trồng lại vô chậu.

 

Bước 3: Treo cây sứ lên, phơi khô ở nơi râm mát, tránh mưa nắng từ 5 - 10 ngày, phải để cho những vết cắt lành sẹo rồi mới trồng trở lại. Chú ý treo ở nơi khô mát, không treo ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, sẽ làm cây sứ bị bỏng và thối bởi những vết bỏng này.

 

treo-cay-su-len

 

Bước 4: Đến cuối tháng 8 âm lịch thì đem cây sứ trồng lại vào chậu đã định trước, bỏ đất trồng cũ, thay đất trồng mới. Nếu cây sứ còn nhỏ chưa nâng bộ rễ lên được thì đầu tháng 8 âm lịch cắt ngọn non, bỏ từ 5 - 10 cm, bôi keo liền sẹo vết cắt, để trong mát, phun sương nước để giữ độ ẩm.

 

Với chậu trồng cây sứ, bạn phải đảm bảo có nhiều lỗ thoát nước, kích thước của chậu phải phù hợp với bộ rễ và có thêm không gian để bộ rễ phát triển. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chậu để bạn lựa chọn, bạn có thể lựa chọn chậu nhựa truyền thống, vừa có thể tiết kiệm không gian và vừa trang trí cho khu vườn nhà bạn.

 

Đất trồng hoa sứ luôn phải tơi xốp và thoát nước tốt để chống ngập úng cho cây. Bạn có thể trộn hỗn hợp 3 đất trồng cây : 3 phân trùn quế : 2 trấu hun : 1 xơ dừa : 1 viên đất nung.

Ngoài ra, để dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho hoa kiểng chứa đầy đủ dinh dưỡng, vi sinh vật có lợi, bạn có thể sử dụng ngay mà không cần phối trộn.

 

trong-cay-su-vao-chau

 

Chất liệu trồng cần được tưới vừa đủ ướt trước khi trồng, bạn có thể lót ở đáy chậu một lớp viên đất nung để giúp thoát nước tốt hơn. Đặt cây sứ vào sao cho phân nửa chiều cao của rễ, củ nằm trên mặt chậu. Sau đó cắm cây, buộc dây để cây sứ đứng vững.

 

Sau khi trồng đem chậu sứ để nơi nắng 50% trong khoảng thời gian 15 - 20 ngày cho đến khi những mầm sứ bắt đầu nhú ra ở chỗ vết cắt. Trong thời gian đầu từ lúc trồng đến lúc nhú mầm, chỉ cần phun sương nhẹ ở lớp đất mặt nếu thấy khô, để giữ ẩm, chứ không tưới ngập vì dễ làm thối gốc, do lúc này cây sứ chưa có lá, sự hút nước kém.

 

Bước 5: Đến đầu tháng 9 âm lịch, chỗ cắt sẽ lên 3 - 4 đọt non, có 5 - 6 lá thì đem cây sứ đặt nơi nắng 60 – 70%, giúp cây phát triển và ra hoa nhiều, màu sắc đẹp.

 

Khoảng đầu tháng 10 âm lịch, ta nên để cây ở ngoài nắng hoàn toàn, giúp cành mới không vươn dài yếu, tạo dáng xấu mà chỉ phát triển ngắn, mập mạp. Bên cạnh đó, có thể dùng rơm đậy củ và rễ và chú ý ánh nắng vào buổi chiều.

 

Đến giai đoạn này, khi thấy đất vừa khô lớp mặt thì tưới nước bình thường. Cũng cần chú ý sâu hại tấn công vì cây có nhiều chồi non, cách tốt nhất là bắt sâu con thủ công hơn là dùng thuốc, vì dễ làm cháy lá non.

 

Từ giai đoạn này dùng phân NPK 20-20-20 kết hợp dịch chuối cho đến khi chồi lá phát triển hoàn chỉnh, dài đến 10 cm thì ta chuyển qua chế độ phân NPK 15-30-15 hay NPK 20-30-20 để cây sứ ra hoa.

 

Bước 6: Khoảng đầu tháng 12 âm lịch, cành mới bắt đầu nhú nụ, ra hoa thì chỉ cần chăm sóc tưới cây hằng ngày, định kỳ 7 - 10 ngày phun Powerfeed kết hợp với Vitamin B1 một lần, có thể kéo dài thời gian cho hoa hơn 6 tháng. Vào ngày xuân, bạn trưng hoa trong nhà hoặc ngoài hiên, có thể trong bóng râm, sau Tết thì đưa dần cây sứ ra nắng lại.

 

cay-su-ra-hoa

 

2. Một số lưu ý khi chuẩn bị kích ra hoa cho cây sứ

 

Không nên để cành sứ quá dài, cành nhánh phải cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ nới thêm một đoạn ngắn thôi, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh thì sẽ nhiều hoa.

 

Vào giai đoạn cuối năm trời thường mưa, độ ẩm lớn, rầy phát triển rất mạnh, bạn nên phun phòng bằng chế phẩm Neem Chito, dịch tỏi… đồng thời bón thêm phân kali để tránh rụng hoa, rụng nụ, hoa to, bền màu và lâu tàn.

 

Xem thêm: Cách kích hoa lan nở ngay Tết Nguyên Đán.

 

Xem thêm: Cách trồng hoa đồng tiền nở đúng Tết.

 

Chỉ với một ít kỹ thuật đơn giản thì bạn đã có ngay một cây sứ sai hoa để trưng vào dịp Tết Nguyên Đán này rồi. Chúc bạn thành công!


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 08

Nội dung bài viết