DANH MỤC SẢN PHẨM

Bí quyết diệt tận gốc nhện đỏ hại lan | Nông nghiệp phố

Phạm Nhẫn
Th 7 31/08/2019
Nội dung bài viết

BÍ QUYẾT DIỆT TẬN GỐC NHỆN ĐỎ HẠI LAN 


Vào mùa khô, ở mặt dưới lá của nhiều cây lan trong vườn xuất hiện những chấm trắng nhỏ li ti. Sau đó, các vết này dần tăng lên một nhiều, các vết nối lại với nhau rồi chuyển dần sang màu nâu đen và lá khô héo dần. Đó chính là dấu hiện nhện đỏ đã xuất hiện gây hại vườn lan. Và bạn cần phải có cách trị loài côn trùng gây hại nguy hiểm này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cách diệt tận gốc nhện đỏ hại lan!
 

bi-quyet-diet-tan-goc-nhen-do-hai-lan

 

1. Đặc điểm của nhện đỏ

Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ bằng đầu cây kim hoặc nhỏ hơn cả sợi tóc. Bạn rất khó để phát hiện ra chúng cho tới khi biểu hiện trên lá lan đã thực sự nghiêm trọng. 

Chúng thường tấn công mặt dưới của lá, khi số lượng nhện tập trung nhiều bạn có thể thấy 1 lớp màng tơ trắng phủ mặt lá.

Màu sắc của nhện đỏ thay đổi tùy theo độ tuổi, khi mới nở có màu xanh vàng lợt, lớn hơn chúng chuyển sang màu hồng và lúc khi trưởng thành có màu đỏ đậm.

Chúng thường sinh sôi phát triển nhiều nhất vào mùa khô từ khoảng tháng 1 âm lịch tới tháng 5 âm lịch.

bi-quyet-diet-tan-goc-nhen-do-hai-lan

2. Dấu hiệu nhận biết nhện đỏ gây hại

Lá cây lan từ từ bạc trắng dần và chuyển sang vàng rồi rụng.

Khi quan sát kĩ phía dưới mặt lá bạn sẽ thấy các vết lõm vào và thô ráp, lá lan từ từ mỏng đi dần và bị mềm hơn. Đấy chính là dấu hiệu nhện đỏ dùng vòi chích vào các mô và các tế bào để hút nhựa sống của cây lan.

Số vết cạp sẽ tăng lên thì lá sẽ bị hại nặng hơn và chuyển dần sang màu nâu đen và khô héo dần đi, làm cây lan còi cọc, mất sức nhiều.

Các vết chấm này cứ ngày một nhiều lên, nối lại với nhau rồi chuyển dần thành mầu nâu đen và khô héo dần.

Nhện đỏ phá hoại còn là tác nhân cho nấm bồ hóng gây hại (những mảng đen bán dưới lá hay trên giả hành). Nấm bồ hóng sản sinh sử dụng chất thải của nhện đỏ  bám kín bề mặt lá làm mất giá trị thẩm mỹ và quang hợp kém.

 

bi-quyet-diet-tan-goc-nhen-do-hai-lan

 

Ngoài ra, các vết chích hút, vết rách, xước và mô tổn thương, đó sẽ làm cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là gây bệnh thối nhũn, thối nâu, đốm đen và thối đen…

3. Đối tượng gây hại

Nhện đỏ có tốc độ sinh sản rất nhanh và phá hoại trên nhiều loại lan khác nhau (các loại lan đơn thân lá mọng thường sẽ ít bị hơn).

Chủ yếu gây hại trên các giống lan như: Dend. linleyi (Vẩy cá); Dend. draconis (Nhất điểm hồng), Dend. chrysotosum var (Kim điệp); Dend. primulinum (Long tu);...và một số loài lan khác như: Vanda (Vân lan); Phalaenopsis (Hồ điệp); Oncidium (Vũ nữ)…

4. Cách phòng trị nhện đỏ trên phong lan

a. Giải pháp khi lan xuất hiện ít

Bạn dùng 15ml dầu ăn pha chung 2ml nước rửa chén, pha 2 lít nước. Sau đó, lắc đều và phun thật đẫm mặt trên và mặt dưới lá lan. Vừa lắc vừa phun nhé.

Sau khoảng 15-30 phút, dùng lấy vòi nước tưới lại toàn bộ lan để trôi hết tất cả những gì bạn đã xịt trước đó.

Cứ làm liên tục 3-5 lần, chu kỳ 3 – 5 ngày phun 1 lần khi trị nhện và phòng nhện xuất hiện thì phun 10-20 ngày 1 lần.

Có thể thay dầu ăn bằng dầu dùng trong nông nghiệp, thay nước rửa chén bằng sữa tắm, miễn là nó an toàn cho da là dùng cho cây được. Đặc biệt, tuyệt đối không dùng dầu hỏa và không dùng bột giặt.

b. Giải pháp trên quy mô lớn

Sử dụng một trong các loại thuốc trừ nhên như SK Enspray 99EC hay Pesieu… phun ít nhất 3 lần, chu kỳ 5 ngày 1 lần khi trị nhện và phòng nhện xuất hiện thì phun 15-30 ngày 1 lần. Chú ý phải phun trúng nhện thì nó mới chết.

Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc khá cao nên khi bạn phát hiện bệnh đã nặng thì nên sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học để ngăn nhện kháng thuốc như : Takare 2EC, dầu khoáng DC- Tron Plus, Nissorun 5EC, Microthiol 80WP, Kelthane 18,5EC, Alfamite 15EC, Comite 73EC, Danitol 10EC – Danitol- S50SC, Ortus 5 EC, Pegasus 500SC…, NilMite 550SC, SK Spray 99EC.

bi-quyet-diet-tan-goc-nhen-do-hai-lan

4. Khắc phục sau khi nhện đã gây hại

Sau khi vườn lan bị phá hoại, nà vườn cần kiểm tra kĩ vườn có dấu hiệu bị bệnh thối nâu hay đốm đen không? Nếu có thì hãy phun thuốc trị nấm và khuẩn cho lan kịp thời.

Khi cây dần phục hồi, nên bón thêm bằng phân NPK+TE để tăng cường khả năng sinh trưởng cho cây.

Sau khi phun xịt thuốc trừ nhện đỏ, bạn có thể phun xịt thêm các loại phân bón lá để giúp cho cây lan phục hồi nhanh chóng.

bi-quyet-diet-tan-goc-nhen-do-hai-lan

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm số 1 trên lan. Vì vậy nhà vườn cần chủ động phòng và trị nhện đỏ vào mùa khô để không nahr hưởng lớn vườn lan nhà mình nhé. 

 

ĐỌC THÊM:

Biện pháp diệt trừ một số côn trùng gây hại trên lan

Biện pháp trị ốc sên và nhớt gây hại trên lan

Phòng và trị bệnh cho lan vào màu mưa


Nông nghiệp Phố là nơi cung cấp đa dạng và đầy đủ các vật tư trồng lan nơi phố thị cũng như các trang trại trồng lan với dịch vụ giao hàng tận nơi trên toàn  quốc. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc trồng lan cứ liên hệ qua trang web: nongnghieppho.vn hoặc trực tiếp qua Hotline: 0913314439 – 0901473486 (miền Nam) 0963065386 (miền Bắc) để được các kỹ sư Nông nghiệp tư vấn kỹ thuật trồng lan hoàn toàn miễn phí nhé!   

Nội dung bài viết