DANH MỤC SẢN PHẨM

Phòng sâu hại trên cây mai như thế nào? | Nông Nghiệp Phố

Nông Nghiệp Phố
Th 5 23/12/2021
Nội dung bài viết

Tết 2024 đến, phòng sâu hại trên cây mai như thế nào?

 

Trong ngày Tết Nguyên Đán hàng năm, hoa mai là loại hoa không thể thiếu, bởi hoa mai không chỉ làm đẹp cho ngày Tết mà còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho ngày xuân.

 

Để có những cây mai rực rỡ, người chơi hoa phải dày công chăm sóc trong thời gian dài từ bón phân, uốn, tỉa cành đến khâu quản lý dịch hại. 

 

Ở bài viết này, Nông Nghiệp Phố xin chia sẻ đến bạn cách phòng sâu hại trên cây mai đón Tết nhé.

 

1. Bọ trĩ trên hoa mai

 

Sâu hại phổ biến nhất trên cây mai là bọ trĩ, hay còn gọi là bù lạch. Bọ trĩ phát triển mạnh trong mùa nắng, khi thời tiết nóng và khô. Vòng đời bọ trĩ rất ngắn, giúp chúng nhân mật số rất nhanh và hiện diện với mật số cao.

 

Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, chỉ dài khoảng 1mm - 2mm nên khó thấy bằng mắt thường. Bọ trĩ trưởng thành có màu vàng đậm hoặc nâu đen, với khả năng lẩn trốn nhanh vào các kẽ lá hoặc giả chết khi bị khua động.

 

sau-hai-tren-cay-mai-vang-bo-tri

 

Bọ trĩ đẻ trứng trong mô lá non, con trưởng thành và ấu trùng thường sống tập trung ở mặt dưới lá non, gân lá non, ít di chuyển, chích hút dinh dưỡng làm lá biến màu và xoăn lại, cong queo, làm ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của cây.

 

Đọt non bị bị bọ trĩ tấn công thường sẽ sần sùi, cứng và giòn, hai mép lá và chóp lá cong lên. Khi bị hại nặng lá bị vàng và dễ bị rụng, cây phát triển kém, còi cọc, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây.

 

sau-hai-tren-cay-mai-vang-bo-tri

 

Khi phát hiện có sự xuất hiện của bọ trĩ, lúc tưới nước cho cây bạn dùng máy bơm nước phun mạnh lên tán cây, xịt thẳng vào những nơi cư trú của bọ trĩ như mặt dưới của lá non, đọt non để rửa trôi bớt chúng, cũng như nhện đỏ, rệp sáp…

 

Khi mật số bọ trĩ tăng cao, bạn cần sử dụng sử dụng Dầu khoáng SK EnSpray 99, Neem Chito, Neem Chili hoặc các biện pháp hóa học như Radiant 60SC, Confidor 200SL, Yamida 100EC

 

Khi phun, bạn cần phun kỹ mặt dưới lá. Bên cạnh đó, do bọ trĩ rất mau kháng thuốc vì thế bạn nên sử dụng thuốc luân phiên để đạt hiệu quả phòng trừ cao nhất.

 

2. Nhện đỏ hại hoa mai

 

Nhện đỏ có kích thước khá nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 0.2mm nên bạn sẽ khó quan sát bằng mắt thường nếu không quan sát thật kỹ mặt dưới lá của cây. Do vòng đời ngắn, khả năng sinh sản nhanh nên việc trừ nhện đỏ cũng khó khăn hơn.

 

Nhện đỏ tập trung ở mặt dưới của các lá già và lá bánh tẻ gây hại, vì vậy khi bạn nghi ngờ cây mai đang bị nhện đỏ tấn công, bạn có thể kiểm tra nhanh bằng cách dùng tấm giấy trắng chà sát mặt dưới lá, nếu có những vệt đỏ xuất hiện thì cây chắc chắn đã bị nhện đỏ tấn công.

 

Khi bị nhện đỏ tấn công, lá mai bị tấn công ở mặt trên lá có những chấm trắng vàng, còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ sẽ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng.

 

sau-hai-tren-cay-mai-vang-nhen-do

 

Khi nhện gây hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô và rụng đi. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.

 

Trong điều kiện hanh khô, cây bón nhiều đạm nhện đỏ sẽ phát triển mạnh. Để hạn chế nhện đỏ, bạn không nên trồng hoặc đặt các chậu quá sát nhau, thường xuyên kiểm tra tán lá cây để phát hiện sớm và có xử lý kịp thời.

 

Bên cạnh đó, bạn sử dụng hoạt chất sinh học Neem Chito, Neem Chili để phun phòng ngừa. Khi mật độ nhện quá cao, bạn buộc phải sử biện pháp hóa học như Ortus 5SC, SK EnSpray 99EC, Reasgant 1.8 EC

 

3. Rệp sáp trên hoa mai

 

Rệp sáp có thân mềm hình bầu dục, kích thước nhỏ. Trên cơ thể chúng được phủ một lớp bột sáp trắng và có nhiều sợi tua trắng hai bên mình, cuối bụng có một cặp đuôi ngắn.

 

Rệp sáp thường tập trung ở lá, chồi non, cuống hoa. Chúng hút nhựa rễ làm cây phát triển kém. Ở lá, ban đầu là đốm trắng nhỏ rồi vàng dần, sau đó hình thành mảng bao phủ mặt lá, làm lá héo, vàng úa và chết dần. Dịch tiết ra từ rệp sáp tạo điều kiện bồ hóng đen phát triển, dễ gây mốc đen lá.

 

sau-hai-tren-cay-mai-vang-rep-sap

 

Khí hậu nóng và ẩm là điều kiện thích hợp cho rệp phát triển, chúng thường tấn công mạnh vào mùa khô và giảm lại trong mùa mưa. Cây mai vàng bị rệp sáp tấn công sẽ sinh trưởng kém, tỷ lệ hoa giảm đáng kể hoặc khó cho hoa.

 

Để phòng ngừa rệp sáp, bạn nên bón phân cân đối, tưới nước giữ ẩm cho cây, phun phòng bằng chế phẩm sinh học Neem Chito, Neem Chili… Khi rệp sáp mới xuất hiện, bạn có thể tưới nước bằng vòi phun áp lực cao để rửa rệp sáp.

 

Đồng thời, bạn tiến hành phun thuốc đặc trị rệp như Movento 150OD, Confidor 200SL, Stun 20SL

 

4. Sâu hại trên cây mai vàng

 

Ngoài bọ trĩ, nhện đỏ và rệp sáp… cây mai vàng còn bị sâu ăn lá tấn công giai đoạn ra đọt non, lá non. Sâu hại trên cây mai vàng có nhiều loài nhưng phổ biến nhất là bướm phấn đen đốm trắng.

 

Trưởng thành là bướm có thân và cánh màu đen, trên cánh có các đốm trắng, góc cánh có hai đốm vàng hình bầu dục. Vào ban ngày, chúng bay đi khắp cả vườn mai và đẻ trứng rải rác lên các lá non, đọt non của cây.

 

Sâu non có cơ thể màu xanh, đầu màu nâu đen, chúng ăn khuyết lá, có thể cắn phá đến nửa lá, đôi khi chỉ còn trơ lại gân chính, làm ảnh hưởng đến quang hợp cho cây, cây sinh trưởng kém, còi cọc, xấu đi rất nhiều.

 

sau-hai-tren-cay-mai-vang-rep-sap

 

Sâu thường gây hại nhiều trong mùa mưa, là mùa cây mai ra nhiều đợt đọt non, lá non. Bạn có thể phun phòng bằng dịch tỏi, Bio - B… khi phát hiện sự xuất hiện và gây hại của sâu có thể bắt giết.

 

Khi mật độ sâu cao, bạn có thể sử dụng chế phẩm bảo vệ thực vật như Dầu khoảng SK Enspray 99EC, Comda 250EC, Proclaim 1.9EC, Radiant 60SC, Su 35, Cóc Tía

 

⫸ Xem thêm: Bệnh hại trên cây mai vàng, nhận diện và cách phòng trừ

 

Trên đây là 4 loại côn trùng, sâu hại phổ biến mà cây mai vàng thường gặp phải trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nếu bạn phòng ngừa chúng hiệu quả thì hoa mai mới có thể khỏe mạnh và sai hoa khi Tết đến.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 086

Nội dung bài viết