DANH MỤC SẢN PHẨM

Một số sâu bệnh hại phổ biến trên cây rau họ cải

Nông Nghiệp Phố
Th 2 25/01/2021
Nội dung bài viết

Sâu bệnh hại phổ biến trên cây rau họ cải

1. Bọ nhảy

 

Bọ nhảy là một đối tượng thường xuyên xuất hiện và gây hại nhiều cho cây rau và chủ yếu là cây họ cải.

 

Con trưởng thành là một loại bọ cánh cứng, hình bầu dục, cánh cứng, màu đen bóng, giữa mỗi cánh có một vạch màu vàng nhạt, cong hình củ lạc, chân sau to khỏe, có sức nhảy dài nên gọi là bọ nhảy sọc cong.

 

Bọ nhảy phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, mật độ giảm đi khi trời mưa nhiều. Ở các tỉnh phía Bắc bọ nhảy sọc cong phát sinh nhiều vào hai đợt tháng 3 - 5 và 7 - 9, ở các tỉnh phía Nam chúng xuất hiện nhiều từ tháng 2 - 4.

 

Bọ nhảy thường gây hại cắn phá mạnh vào sáng sớm hoặc chiều mát, buổi trưa nắng nóng thường lẩn trốn ở dưới gốc hay mặt dưới lá. Chúng hay có tính giả chết, khi bị động nhảy rất nhanh.

 

Bọ có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cải, nhưng mạnh nhất là khi cải còn nhỏ (sau gieo khoảng 7-10 ngày)

 

Bọ nhảy trưởng thành ăn lá non thành những lỗ tròn nhỏ khắp mặt lá. Ngoài ra chúng còn hoạt động nhảy đạp lung tung làm rau giập nát, nhất là trên rau cải có lá mỏng.

 

Sâu non ăn các rễ phụ, đục vào gốc và rễ chính làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ sâu cao có thể làm cây héo và chết nhất là khi cây đang còn nhỏ.

 

* Biện pháp phòng trị

 

Chuẩn bị thật kỹ từ khâu làm đất trước khi trồng, rải vôi phơi đất thật khô 10 - 15 ngày đẻ diệt sâu non và nhộng có trong đất.

 

Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời bọ gây hại đẻ có biện pháp phòng trị thích hợp.

 

Để phòng ngừa bọ nhảy, bạn có thể phun các chế phẩm sinh học như dịch tỏi, nano thảo mộc, Biorepel… giúp xua đuổi. Nếu bọ nhảy xuất hiện với mật độ thấp, bạn có thể sử dụng bẫy côn trùng để bắt. Biện pháp cuối cùng khi bọ nhảy phá hoại nhiều là phun các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Radiant, Dantotsu, Yamida, SK Enpray… do bọ nhảy trưởng thành hoạt động mạnh vào bạn ngày nên rất khó phun thuốc, vì thế nên chọn vào thời điểm chiều tối chúng ít hoạt động và tập trung chủ yếu ở giữ nõn cải thuận lợi cho việc phun thuốc đạt hiệu quả.

Tuy nhiên việc phòng trị bọ nhảy cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi chỉ sau khi phun thuốc thời gian ngắn chúng lại phát triển trở lại. Một phần do bọ nhảy có khả năng di chuyển rất nhanh bên cạnh đó việc phun thuốc chỉ có tác dụng đối với con trưởng thành không có tác dụng với ấu trùng, sâu non sống trong đất nên sau khi phun thuốc chúng lại phát triển thành con trưởng thành và tiếp tục gây hại.

 

2. Sâu tơ

 

Sâu tơ gây hại nguy hiểm nhất, chúng phát sinh và gây hại liên tục quanh năm, bướm đẻ trứng rải rác, thành từng cụm hay theo dây dọc ở mặt dưới lá. Sâu non mới nở gặm biểu bì tạo thành những đường rãnh nhỏ ngoằn ngoèo. Sâu lớn ăn toàn bộ biểu bì lá làm cho lá bị thủng lỗ chỗ gây giảm năng suất và chất lượng rau.

 

* Biện pháp phòng trị

 

Chuẩn bị đất trồng xử lý thật kỹ mầm sâu bệnh hại.

 

Có thể trồng xen với một số cây tiết ra mùi khó chịu để ngăn ngừa, xua đuổi như cà chua, hành, tỏi,…

 

Sử dụng các loại chế phẩm sinh học an toàn để hạn chế sâu gây hại nếu mất độ xuất hiện của sâu ít như: dịch tỏi, nano thảo mộc, Biorepel, tinh dầu Neem,…

 

Khi sâu xuất hiện mới mật độ cao cần tiến hành sử dụng các loại thuốc trừ sâu (ưu tiên sử dụng các loại có gốc sinh học) như Proclaim, Cóc tía, Su35, Haihamex,…để phun và đảm bảo thời gian cách ly an toàn trước khi sử dụng.

 

3. Thối nhũn, thối nâu vi khuẩn

 

Vi khuẩn tồn tại ở tàn dư cây bệnh, trong đất, vật dụng trồng và lây lan nhanh chóng nhờ nước, côn trùng và hoạt động của con người.

 

Bệnh thối nhũn phát sinh, phát triển mạnh ở đất trồng cải đã nhiễm bệnh vụ trước, đất trồng không thoát nước, thời tiết có ẩm độ cao và nhiệt độ trong khoảng 27 – 32oC.

 

Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở các cuống lá già phía dưới gần mặt đất, tạo thành những đốm mọng nước, sau đó thối và nhũn. Vết bệnh theo cuống lá phát triển lên phía trên làm cho cả lá bị vàng và thối nhũn. Các lá phía trên cũng có thể bị bệnh và cả cây bị thối. Khi cây bị bệnh, các tế bào trở nên mềm, có nước và nhớt, có mùi thối rất khó chịu.

 

* Biện pháp phòng trị

 

Luôn giữ vườn thoáng sạch sẽ, đất có khả năng thoát nước tốt

 

Bón phân cân đối, không bón quá nhiều đạm, trong điều kiện mùa mưa cần tăng cường bón Kali.

 

Do bệnh thường phát sinh từ phần gốc, và nõn của cây nên rất khó trị khi đã phát hiện bệnh nên chỉ có thể phun thuốc phòng ngừa là chính, đối với những cây đã bệnh nên cách ly và mang đi tiêu hủy để tránh lây lan sang các cây khỏe.

 

Có thể dùng các loại thuốc gốc đồng hoặc thuốc đặc trị vi khuẩn để phun phòng như: Marthian, Poner, Starner,...

 

  1. Lở cổ rễ, thối gốc, héo rũ, chết cây con

  2.  

Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng ở giai đoạn cây con. Khi bị mắc bệnh cổ thân cây bị teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi sau đó mới héo lại.

 

Bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 25-30oC.

 

Trên bắp cải cây bị bệnh sẽ suy yếu, bắp nhỏ, đôi khi héo và chết. Trong điều kiện ẩm ướt, bệnh lây lan sang các lá bên cạnh và gây thối bắp, toàn bộ bắp có thể bị thối khô, bắt đầu từ những lá bao phía ngoài. Trên chỗ thối có các hạch nhỏ màu nâu.

 

* Biện pháp phòng trị

 

Ở khâu chuẩn bị đất trồng cần được xử lý kỹ mầm bệnh đồng thời kết hợp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để ngăn ngừa các loại nấm bệnh có trong đất.

 

Vệ sinh vườn trồng sạch sẽ, đảm bảo mật độ và khoảng cách trồng để đảm bảo độ thông thoáng cho vườn.

 

Thường xuyên kiểm tra vườn nhằm phát hiện bệnh kịp thời bệnh hại xuất hiện đẻ có biện pháp phòng trừ thích hợp.

 

Phòng bệnh với các chế phẩm sinh học như Nano gold Trichoderma, Nano thảo mộc định kì để hạn chế bệnh hiệu quả hơn.

 

Khi phát hiện bệnh trở nên nhiều có thể sử dụng các loại thuốc chuyên trị nấm bệnh như: Daconil, Ridomil Gold 68WP, Aliette…

Nội dung bài viết