Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây thủy tùng để bàn | Nông nghiệp phố
Nông Nghiệp Phố
Th 5 11/08/2022
Nội dung bài viết
Vốn xuất thân từ một loài cây quý hiếm, cây thủy tùng để bàn lại càng đẹp và có giá trị cao. Nhưng bạn đã biết cây thủy tùng là cây gì, ý nghĩa phong thủy và cách trồng, cách chăm sóc cây thủy tùng để bàn chưa? Cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay nhé.
1. Cây thủy tùng là cây gì?
Tên gọi khác của cây thủy tùng là cây thông nước, tên khoa học của cây thủy tùng là Glyptostrobus pensilis, là cây đặc hữu của vùng cận nhiệt đới đông nam Trung Quốc, và cũng xuất hiện lâu đời ở miền nam Việt Nam.
Trong tự nhiên, cây thủy tùng là một trong các loài cây cho gỗ tốt nhất thế giới, thân cây chắc khỏe, bền bỉ, không mối mọt, cong vênh và có mùi thơm tự nhiên. Vì là loại gỗ quý nên hiện nay cây đang có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vì bị khai khác quá mức.
Tuy nhiên vào năm 2011, các nhà khoa học đã tìm được cách nhân giống thủy tùng đó là ghép chồi lên thân cây bụt mọc, từ đó những cây thủy tùng nhỏ được trồng rất phổ biến như một loại cây để bàn.
Các loại thủy tùng trong tự nhiên gồm có cây thủy tùng xanh và cây thủy tùng đỏ. Còn cây thủy tùng để bàn đôi khi được gọi là cây kim thủy tùng hay cây thủy tùng để bàn.
Cây thủy tùng để bàn thuộc loại cây bụi nhỏ, chỉ cao khoảng 30cm, dáng cây thanh mảnh phân nhiều cành nhánh, lá hình tam giác nhỏ xếp sát nhau màu xanh đậm mát dịu. Lá cây mọc nhiều tại đỉnh và tỏa ra xung quanh tạo thế rất đẹp.
Cây tùng để bàn hiếm khi ra hoa, chỉ khi sống trong môi trường tự nhiên, những cây thủy tùng to lớn mới có hoa. Hoa thủy tùng mọc từ các ngọn cây, hoa mọc theo cụm nhỏ, mỗi cụm hoa sẽ có từ 1 - 4 bông hoa màu trắng hợp lại.
2. Cây thủy tùng có tác dụng gì?
Có thể nhiều người đã biết, gỗ thủy tùng thuộc loại hàng đầu thế giới thớ gỗ mịn, đường vân đẹp, không bị mối mọt, có hương thơm… Gỗ thủy tùng không những đẹp mà lại có ý nghĩa phong thủy tốt nên được mua làm đồ nội thất với giá cao.
Hiện nay, cây thủy tùng để bàn đang rất được ưa chuộng. Với dáng cây đẹp, màu cây xanh tươi, thủy tùng trồng chậu có thể được đặt trong phòng khách, phòng làm việc, đồ dùng trang trí nội thất,… để giúp không gian thêm xanh, thêm đẹp.
Cũng như nhiều loại cây để bàn khác, thủy tùng có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ các tia bức xạ điện từ và khói bụi. Đồng thời cây cũng nhả Oxy và hút Cacbonic giúp không khí trong phòng luôn mát mẻ và trong lành.
3. Cây thủy tùng trong phong thủy
Thuộc bộ tứ Tùng - Cúc - Trúc - Mai, ý nghĩa phong thủy của cây tùng là sự trường tồn, bền bỉ và hài hòa. Với dáng thẳng và cành lá tươi tốt, cây thủy tùng để bàn tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh cao và sang trọng.
Cây thủy tùng trong phong thủy thuộc hành thủy, mà thủy lại sinh kim nên cây thủy tùng để bàn hợp với người mệnh thủy và người mệnh kim, đặc biệt cây thủy tùng hợp với tuổi Thân.
Trồng cây thủy tùng để bàn trong nhà giúp hấp thu vượng khí và xua đuổi khí xấu, mang lại may mắn, bình an, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ.
4. Cách trồng cây thủy tùng để bàn
Cây thủy tùng được nhân giống bằng phương pháp pháp ghép chồi lên cây bụt mọc, tuy nhiên phương pháp này bạn khó thực hiện tại nhà, vì vậy bạn nên mua cây thủy tùng để bàn tại các cửa hàng cây giống có uy tín.
Sau khi nhận được cây, bạn tiến hành thay chậu và chăm sóc để cây quen với điều kiện khí hậu mới, cây sẽ hồi phục và phát triển. Để thay chậu cho cây thủy tùng, bạn cần có một chiếc chậu lớn hơn và đất trồng.
Để cây thủy tùng trồng chậu luôn khỏe mạnh và xanh tốt, đất trồng cần đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt, dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ, đống thời cũng phải sạch mầm bệnh ẩn chứa trong đất.
Đất trồng cây thủy tùng bạn trộn theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa. Nhưng để đơn giản và thuận tiện, bạn nên chọn loại đất sạch đã được phối trộn sẵn như đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây cảnh.
Đầu tiên bạn lót đáy chậu bằng một lớp viên đất nung 10mm - 20mm để thoát nước tốt hơn, rồi cho đất vào chậu với lượng đất 1/2 đến 1/3 chậu, sau đó đặt bầu cây vào và thêm đất vào đầy cách miệng chậu 3cm - 5cm, dùng tay ấn nhẹ để cây đứng vững, tưới nước và giữ ẩm tốt cho cây.
Sau khi thay chậu bạn có thể sử dụng các loại phân bón kích thích ra rễ phun ngay để cây nhanh hồi phục và phát triển xaanh tốt. Một số loại phân phón kích thích ra rễ như Org Hum, Seasol, Axit Humic 322 , Bio Root, Rotting Powder…
5. Cách chăm sóc cây thủy tùng để bàn
Để cây thủy tùng để bàn luôn xanh tốt, bạn cần chú ý một số điều kiện như môi trường sống, nước, dinh dưỡng và sâu bệnh.
a. Nhiệt độ và ánh sáng
Là một loại cây để bàn phổ biến, cây thủy tùng trồng chậu sinh trưởng tốt trong môi trường nhiệt độ phòng từ 18-25 độ C. Nếu bạn để cây ở trong phòng có điều hòa, lưu ý mang cây ra ngoài nắng vào sáng sớm vài tiếng để cây không bị ảnh hưởng nhé
Về điều kiện ánh sáng, thủy tùng là cây bán râm, ưa ánh sáng nhẹ, có thể trồng ở cả trong phòng và nơi râm mát ngoài trời. Đặc biệt, chỉ với ánh sáng đèn điện, cây cũng có thể quang hợp và phát triển tốt.
Tuy nhiên, nếu vị trí đặt cây quá tối, bạn cần mang cây ra ngoài sáng 1 - 2 lần mỗi tuần để cây có đủ ánh sáng quang hợp.
b. Tưới nước
Thủy tùng là cây ưa ẩm, vì vậy bạn cần tưới nước hàng ngày cho cây, tưới với một lượng nước vừa phải để cây đủ nước để phát triển nhưng không bị ngập úng hay dư nước.
Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, bạn có thể kết hợp phun sương để đảm bảo độ ẩm và làm mát cây. Còn vào những ngày lạnh, mức nước tiêu thụ của cây cũng giảm bớt, bạn có thể tưới ít lại để tránh thừa nước.
c. Phân bón
Phân bón là một yếu tố không thể thiếu đối với cây trồng chậu. Để cây thủy tùng phát triển xanh tốt, mang lại nhiều vượng khí, 15 - 20 ngày/ lần bạn sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế viên nén, phân dê… bỏ gốc cho cây.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp phân bón qua lá để cây được đầy đủ dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng đạm cá, vitamin B1, dịch chuối, Org Hum, Seasol, bánh dầu nước, Seaweed… định kỳ 10 - 15 ngày/ lần.
d. Sâu bệnh hại
Cây thủy tùng phải đối mặt với những bệnh như vàng lá, khô lá, rụng lá. Bạn có thể tự chữa cho cây bằng cách cắt bỏ những phần nhiễm bệnh để tránh những bộ phận này lây bệnh cho toàn bộ cây.
⫸ Xem thêm: Bật mí kĩ thuật chăm sóc hoa đỗ quyên nở rộ quanh năm
⫸ Xem thêm: Bí thuật trồng và chăm sóc hoa anh thảo cho người mới bắt đầu
⫸ Xem thêm: Top 2 cách trồng cây dây nhện siêu dễ bạn nên thử
Chỉ bằng vài bước chăm sóc đơn giản thì bạn đã có ngay một chậu thủy tùng để bàn rồi, vận khí may mắn, tài lộc sẽ nhanh đến, không khí trong nhà sẽ trong lành thôi. Chần chờ gì mà không trồng cây thủy tùng để bàn ngay nào.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986