Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc | Nông nghiệp phố
Nông Nghiệp Phố
Th 5 18/03/2021
Nội dung bài viết
Cây hạnh phúc, ngoài một cái tên mang nhiều ý nghĩa, cây hạnh phúc còn là cây phong thủy giúp mang vận khí, sức khỏe về cho gia chủ. Vì vậy mà nhiều người ưa chuộng cây hạnh phúc để bàn, hay trồng làm cây nội thất.
Nếu bạn đang tìm hiểu về cây hạnh phúc, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc thì đừng bỏ qua bài viết này của Nông nghiệp phố nhé.
1. Cây hạnh phúc là gì
Cây hạnh phúc tên khoa học là Radermachera sinica, mọc tập trung trong các khu rừng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ở miền nam Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á.
Cây hạnh phúc là một loài thực vật thường xanh, trong tự nhiên có thể cao tới 30m, nhưng nếu được trồng vào chậu để bàn làm cây kiểng, cây bosai thì cây hạnh phúc có kích thước, chỉ từ 0.5m – 1.5m.
Lá cây hạnh phúc thường mọc xum xuê thành cành hoặc trên thân chính của cây, bề mặt lá bóng rất đẹp và màu lá chuyển xanh đậm dần khi trưởng thành.
Cây hạnh phúc ra hoa theo mùa trong tự nhiên, hoa thường xuất hiện từ mùa xuân đến đầu mùa hè. Hạnh phúc nở hoa thành từng chùm ở đầu cành, hoa màu trắng kem hoặc vàng và rất thơm.
Cũng như quỳnh hoa, dạ lý hương hay hoa lài, hoa hạnh phúc cũng là loài hoa nở về đêm và chỉ tồn tại trong một đêm, héo úa trong nắng mai. Tuy nhiên, cây hạnh phúc thường không ra hoa khi được trồng trong nhà.
Vì cây hạnh phúc ưa thích ánh sáng gián tiếp, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, lại mang nhiều ý nghĩa nên rất được mọi người ưa chuộng trồng cây hạnh phúc để bàn hay trồng làm cây nội thất.
2. Cây hạnh phúc hợp mệnh gì
Người mệnh Kim nhất định phải có một cây hạnh phúc trong nhà, vì cây hạnh phúc là cây thường xanh, mang sắc xanh đậm quanh năm. Cây hạnh phúc sẽ giúp tăng vận khí, niềm vui, tài lộc, cân bằng lại cuộc sống, gia đình sum vầy, viên mãn.
Ngoài ra, theo ngũ hành thì Kim sinh Thủy nên cây hạnh phúc còn hợp với những người mệnh Thủy nữa.
Thế cây hạnh phúc hợp tuổi nào? Cây hạnh phúc hợp với cả 12 con giáp, nên bạn có vô tư trồng một chậu cây hạnh phúc để bàn, đặt trong nhà mình, đem đến sự may mắn, phúc nhé.
3. Ý nghĩa cây hạnh phúc
Đúng như tên gọi, cây hạnh phúc tượng trưng cho hạnh phúc viên mãn, mang ý nghĩa gắn kết mối quan hệ các thành viên trong gia đình, giúp giữ gìn hòa khí, gia đình hòa thuận.
Mang màu xanh bóng mượt quanh năm, cây hạnh phúc mang ý nghĩa tượng trưng cho niềm tin, hy vọng mãnh liệt với cuộc sống, hướng tới một tương lai tươi sáng.
Bên cạnh đó, trồng cây hạnh phúc trong nhà còn mang đến tài lộc, sung túc cho gia chủ, thể hiện sự tinh tế và độc đáo trong tính cách gia chủ.
Ngoài ra, những tán cây xanh mướt còn có thể điều hòa không khí, giúp môi trường trong lành, mát mẻ hơn… Sự có mặt của cây hạnh phúc sẽ giúp mọi người thư thái, yên bình sau giờ làm việc.
4 . Trồng cây hạnh phúc trong chậu tại nhà
Vì hạnh phúc là cây thường xanh, sức sống khá mãnh liệt, vì vậy bạn có thể trồng mới hoặc thay chậu quanh năm. Thông thường, cây hạnh phúc sẽ được trồng bằng cây con có được từ phương pháp chiết cành, giâm cành.
Cành chiết, cành giâm bạn lựa chọn cành khỏe mạnh, không sâu bệnh sau đó tiến hành chiết hoặc giâm. Khi nào cành ra rễ thì cắt và trồng vào chậu, tưới nước thường xuyên là cây sẽ sống tốt.
Để tiện lợi, nhanh chóng bạn có thể mua cây hạnh phúc con tại các cửa hàng cây giống, tùy thuộc vào vị trí bạn đặt để cây hạnh phúc mà bạn chọn kích thước cây con và kích thước chậu cho phù hợp.
Về đất trồng cây hạnh phúc, bạn nên chọn những loại tơi xốp, có giá trị dinh dưỡng cao để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Bạn có thể phối trộn theo công thức Nông nghiệp phố khuyến cáo gồm 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể mụn dừa : 2 giá thể trấu hun.
Hoặc để tiện lợi, không cần phối trộn phức tạp, bạn nên chọn đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây kiểng. Loại đất này đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt, luôn sạch mầm bệnh và chứa nhiều vi sinh vật có lợi.
Đặc biệt, dinh dưỡng có trong đất sạch hữu cơ Sfarm có thể cung cấp từ từ, đều đặn và liên tục trong 60 ngày trồng đầu tiên.
Sau khi đã chuẩn bị đất trồng và cây giống, bạn tiến hành cho đất vào chậu trồng đã chuẩn bị sẵn, trải đều, đất mặt cách miệng chậu 3cm - 5cm. Sau đó đặt cây con và lấp đất lại như bình thường, tưới giữ ẩm 1 - 2 lần/ ngày.
Nếu bạn thay chậu thì cho đất vào chậu mới có kích thước lớn hơn chậu cũ với lượng đất 1/2 đến 1/3 chậu, sau đó đặt bầu cây vào chậu mới và thêm đất vào đầy cách miệng chậu 3cm - 5cm, dùng tay ấn nhẹ để cây đứng vững, tưới nước và giữ ẩm tốt cho cây.
Sau khi trồng, để kích thích rễ phát triển, bạn có thể sử dụng một số chế phẩm kích rể như N3M, Vitamin B1, kích rễ Bimix Super Root, Roots 2… phun tưới cho cây con.
5. Cách chăm sóc cây hạnh phúc
Là một cây thân gỗ nên việc chăm sóc cây hạnh phúc cũng rất đơn giản, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số yếu tố cơ bản để cây có thể phát triển xanh tốt quanh năm.
Cây hạnh phúc cần nhiều ánh sáng nhưng phải là ánh sáng gián tiếp. Cây cần ít nhất 4 - 5 giờ chiếu sáng mỗi ngày. Vì vậy, bạn nên trồng cây hạnh phúc ở gần cửa sổ hoặc trồng ở trước nhà.
Nếu bạn trồng cây hạnh phúc để bàn thì có thể cho cây tắm nắng sớm, để thúc đẩy cây quang hợp và phát triển, hoặc bạn có thể sử dụng đèn led trồng cây trong nhà để bổ sung thêm ánh sáng.
Cây hạnh phúc thích sống ở nhiệt độ 18 - 24 độ C. Tránh đặt cây ở những nơi có nhiệt độ lớn hơn 40 độ C, và gió mạnh, cây sẽ dễ bị mất nước và dần dần héo úa.
Là một cây ưa ẩm, bạn nên thường xuyên duy trì độ ẩm cho đất, nhưng chỉ tưới nước khi đất trên miệng chậu khô. Nếu trồng nơi ánh sáng nhiều, bạn tưới 1 lần/ ngày, còn vị trí ít tiếp xúc ánh sáng thì 3 lần/ tuần. Bạn cũng nên quan sát đất để điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp, không để cây bị ngập úng, thối rễ.
Cây hạnh phúc có tốc độ sinh trưởng nhanh, cần được bón phân thường xuyên để có đầy đủ dưỡng chất cho các quá trình sinh trưởng. Nếu bạn sử dụng dụng đất sạch hữu cơ Sfarm thì trong 60 ngày đầu sau trồng bạn không cần bổ sung thêm phân bón cho cây.
Sau khi trồng 10 - 15 ngày, bạn có thể sử dụng một số loại phân hữu cơ như trùn quế viên, phân gà, phân dê… để bón thúc cho cây. Đồng thời, 15 - 20 ngày/ lần bón luân phiên thêm các loại NPK như 20-20-15, 30-10-10, 20-20-20… trong suốt vòng đời của cây.
Trong quá trình trồng cây hạnh phúc, thỉnh thoảng cây sẽ bị các loại sâu ăn lá tấn công, bạn có thể phòng ngừa trước bằng dịch tỏi, các chế phẩm GE làm từ tỏi, ớt, gừng… Ngoài ra, cắt tỉa thường xuyên cũng là một phần trong cách chăm sóc cây hạnh phúc.
6. Công dụng mà cây hạnh phúc mang lại
Khi trồng cây hạnh phúc trong nhà, bạn đã có “máy lọc không khí mini” rồi đấy, với tán lá xum xuê, xanh mướt, cây hạnh phúc giúp lọc không khí ô nhiễm, làm cho không gian sống xanh mát, tươi mới.
Ngoài lọc không khí, cây hạnh phúc còn tô điểm thêm không gian xanh cho gia đình bạn, một cây hạnh phúc cao từ 1m - 1.5m trong nhà sẽ giúp cho ngôi nhà thêm phần xanh tươi.
Mang ý nghĩa phong thủy cho sự viên mãn, hạnh phúc, sum họp, cây hạnh phúc có thể đem lại hòa khí, tươi vẻ, giúp các thành viên gia đình gắn kết, yêu thương nhau.
Bên cạnh đó, cây hạnh phúc còn mang đến sự uy nghiêm, sang trọng và vận khí tốt cho gia chủ, nét hiện đại, tươi trẻ, phóng khoáng cho nội thất căn nhà, căn hộ.
Bạn còn có thể trồng cây hạnh phúc ở nhiều kích thước như bonsai, kiểng lá… để đặt ở nhiều vị trí khác nhau như bàn làm việc, phòng khách, văn phòng, tiền sảnh, hành lang, sân vườn, sân thượng…
Vì mang ý nghĩa phong thủy rất tốt, cây hạnh phúc còn thường được dùng để làm quà tặng bạn bè, người thân trong các dịp lễ như tân gia, cưới hỏi.
⫸ Xem thêm: cách trồng dâu tây tại nhà
⫸ Xem thêm: cách trồng và chăm sóc hoa phong lữ chỉ bằng 1 bước
Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn nhiều thông tin thú vị về cây hạnh phúc, nếu bạn vẫn đang suy nghĩ không biết nên trồng cây gì để bổ sung thêm một phần xanh cho cuộc sống thì trồng cây hạnh phúc ngay nhé.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986