DANH MỤC SẢN PHẨM

Trồng và chăm sóc cây đinh lăng cẩm thạch trong nhà | Nông nghiệp phố

Nông Nghiệp Phố
Th 6 28/05/2021
Nội dung bài viết

Trồng và chăm sóc cây đinh lăng cẩm thạch trong nhà

 

Là một cây sống lâu năm, đinh lăng cẩm thạch thích ánh sáng tán xạ hoặc nắng nhẹ nên rất thích hợp trồng sân vườn, hoặc trong nhà cạnh cửa sổ. Nếu bạn cũng yêu thích những chiếc lá nhỏ xinh đầy màu sắc này, cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay bài viết trồng và chăm sóc cây đinh lăng cẩm thạch trong nhà nhé.

 

1. Mô tả cây đinh lăng

 

Tên khoa học của cây đinh lăng cẩm thạch là Polyscias balfouriana, hay còn gọi là cây đinh lăng lá tròn, cây đinh lăng đồng tiền hay cây đinh lăng lá đốm, là loài thực vật có hoa thuộc họ ngũ gia bì.

 

cay-dinh-lang-cam-thach

 

Trong thiên nhiên hùng vĩ, cây đinh lăng cẩm thạch là cây lâu năm sống dưới tán rừng, vì là cây ưa bóng nên khi được mang về trồng trong nhà làm cây phong thủy, cây có kích thước vừa phải.

 

Cây đinh lăng cẩm thạch có lá to tròn, dạng lá kép. Lá cây đinh lăng cẩm thạch có màu xanh với nhiều đốm trắng loang lỗ bất định cực kỳ đẹp mắt và cuốn hút, mép lá có răng cưa gợn sóng nhẹ.

 

cay-dinh-lang-cam-thach

 

Đặc biệt, cây đinh lăng cẩm thạch có mùi thơm nhẹ, dễ chịu và rất đặc trưng, vì vậy mà cây càng có giá trị và được giới chơi kiểng lá rất ưa thích trồng cây đinh lăng cẩm thạch bonsai.

 

Vì là cây kiểng lá nên cây đinh lăng cẩm thạch hiếm khi ra hoa, kết quả. Và sẽ rất ít người trồng cây đinh lăng cẩm thạch để lấy củ.

 

2. Cây đinh lăng cẩm thạch có tác dụng gì

 

Cây đinh lăng vị thuốc quý và quen thuộc của nhiều gia đình Việt, có 8 loại saponin oleanane cùng các vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể trong thành phần của cây, vì vậy mà cây đinh lăng được ví von là cây nhân sâm của người không nhiều tiền.

 

cay-dinh-lang-cam-thach

 

Trong y học, cây đinh lăng có tác dụng tăng thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch. Trong cuộc sống thường ngày, lá cây đinh lăng được sử dụng như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá.

 

Tuy cây đinh lăng không có tác hại, tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng, vì trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có thể làm vỡ hồng cầu, nên bạn chỉ dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách.

 

cay-dinh-lang-cam-thach

 

Vậy ngoài tác dụng như những cây trong họ đinh lăng, cây đinh lăng cẩm thạch có tác dụng gì? Với dáng thế đẹp dễ uốn nắn cùng bộ lá đẹp, cuốn hút mà cây đinh lăng cẩm thạch được yêu thích trồng trang trí trong nhà, phòng ngủ, phòng khách sử dụng như cây nội thất đẹp.

 

Ngoài ra, cây đinh lăng cẩm thạch còn có ý nghĩa phong thủy tốt nên còn được trồng thành các cây đinh  lăng cẩm thạch mini để bàn rất tự nhiên và không kém phần sang trọng.

 

3. Ý nghĩa đinh lăng cẩm thạch

 

Cây đinh lăng cẩm thạch có ý nghĩa tươi mới hạnh phúc. Với hương thơm dễ chịu, trồng một cây đinh lăng cẩm thạch trên bàn làm việc giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, tinh thần thỏa mái hơn.

 

cay-dinh-lang-cam-thach

 

Cây đinh lăng cẩm thạch trong phong thủy hợp với mệnh kim, trồng cây đinh lăng cẩm thạch trong nhà giúp đem lại may mắn, ngăn chặn tà khí, điềm xấu vào gia chủ, giúp tài lộc không bị thất thoát.

 

4. Kỹ thuật nhân giống cây đinh lăng cẩm thạch

 

Để nhân giống cây đinh lăng cẩm thạch, bạn có thể dùng phương pháp giâm cành bởi phương pháp khá dễ dàng và ai cũng có thể làm được. Đầu tiên, bạn chọn cành giống là cành bánh tẻ để cành có sức ra rễ và bật mầm.

 

cay-dinh-lang-cam-thach

 

Cắt một đoạn cành ngắn khoảng 30cm và tránh làm dập vết cắt. Sau đó bạn nhúng gốc cành vào dung dịch kích rễ như Bimix Super Root, Roots 2, N3M… trong 15 phút.

Phân bón lá đậm đặc cao cấp VITAMIN B1 GROWMORE

17,000₫
Giảm 3% đơn từ 249K. Chỉ áp dụng khi đặt tại Website

Sau đó bạn cắm cành giâm vào giá thể giâm cành và tưới nước giữ ẩm hàng ngày. Giá thể giâm cành bạn có thể trộn theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.

 

cay-dinh-lang-cam-thach

 

Đặt cành giâm nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, sau 30 - 45 ngày giâm, khi thấy cành giâm ra rễ và ra mầm mới thì bạn đem trồng vào chậu và chăm sóc.

 

5. Cách trồng cây đinh lăng cẩm thạch trong chậu

 

Cây đinh lăng cẩm thạch có sức sống bền bỉ, sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu, vì vậy mà bạn có thể trồng cây quanh năm. Tuy nhiên để giảm công chăm sóc, bạn có thể trồng cây đinh lăng vào mùa mưa, thời điểm từ tháng 5 trở đi.

 

cay-dinh-lang-cam-thach

 

Cây đinh lăng cẩm thạch không kén đất, tuy nhiên bạn cần chọn đất tươi xốp, có khả năng thoát nước nhanh, giữ ẩm tốt và nhiều dinh dưỡng. Bạn có thể trộn đất theo tỷ lệ 3 đất sạch trồng cây : 3 phân trùn quế : 2 giá thể mụn dừa : 2 giá thể trấu hun.

 

Để tiện lợi và nhanh chóng, không cần phối trộn phức tạp mà cây vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong 60 ngày đầu sau trồng, bạn có thể tin tưởng chọn đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây kiểng.

 

Sau khi cành giâm đã cứng cáp, đất trồng đã được chuẩn bị xong thì bạn cho đất vào khoảng 2/3 chậu trồng, để tăng khả năng thoát nước bạn có thể lót đáy chậu bằng một lớp viên đất nung.

 

cay-dinh-lang-cam-thach

 

Sau đó đặt cây con, cành giâm đã ra rễ vào giữ chậu rồi tiếp tục đổ đất vào cho đến khi đầy chậu. Dùng tay ấn nhẹ đát xung quanh gốc để cây đứng vững. Cuối cùng bạn tưới nước giữ ẩm cho cây.

 

6. Cách chăm sóc cây đinh lăng cẩm thạch trong chậu

 

Cách chăm sóc cây đinh lăng mới trồng bạn cần chu đáo hơn để cây con nhanh hồi phục. Ngoài cung cấp đủ độ ẩm, bạn có thể sử dụng lưới che nắng để che chắn cho cây con hoặc đặt chúng ở nơi thoáng mát, ít ánh mắt mặt trời trực tiếp và gay gắt.

 

cay-dinh-lang-cam-thach

 

Khi cây con đã hồi phục, bạn cho cây ăn nắng từ từ, bạn có thể trồng cây đinh lăng cẩm thạch râm mát hoặc nơi có ánh sáng trực tiếp. Nếu trồng trong nhà thì nên đặt ở vị trí nhiều ánh sáng như cửa sổ, ban công…

 

 Nhiệt độ lý tưởng cho cây từ 20 - 25 độ C, chịu hạn tốt, ưa ẩm nhưng không chịu được úng, vì vậy mà với những cây đinh lăng cẩm thạch trồng chậu trong nhà, bạn nên tưới ít nước hơn để tránh bị ngập úng, chỉ tưới khi thấy đất mặt se khô.

 

cay-dinh-lang-cam-thach

 

Sau khi trồng 1 ngày, bạn tiến hành sử dụng các loại phân bón kích rễ như Axit Humic 322 ,  Org Hum, Seasol, Acroot, Terra Sorb Root… định kỳ 7 - 10 ngày/ lần.

 

Khi cây bắt đầu ra lá, đâm chồi, bạn bắt đầu sử dụng phân bón hữu cơ cho cây như phân trùn quế viên, phân bò, phân gà, phân hữu cơ Bounce Backsử dụng định kỳ 15 - 20 ngày/ lần.

 

cay-dinh-lang-cam-thach

 

Khi cây sinh trưởng, phát triển thành búi, bạn nên thường xuyên tỉa bỏ lá già, lá vàng úa, sâu bệnh cùng các cành tăm để gốc cây đucợ thông thoáng, hạn chế sâu bệnh cho cây.

 

⫸ Xem thêm: cách chăm sóc và cách uốn cây linh sam tại nhà

 

⫸ Xem thêm: ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây đuôi công trong nhà

 

⫸ Xem thêm: ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây ngọc bích

 

Chỉ với một vài thao tác đơn giản thì bạn đã có ngay những chậu đinh lăng cẩm thạch xinh xắn ngay tại nhà rồi, trồng cây đinh lăng cẩm thạch bonsai ngay nhé.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Nội dung bài viết