DANH MỤC SẢN PHẨM

Tại sao phải ủ phân chuồng trước khi sử dụng? | Nông Nghiệp Phố

Nông Nghiệp Phố
Th 5 18/06/2020
Nội dung bài viết

TẠI SAO PHẢI Ủ PHÂN CHUỒNG TRƯỚC KHI SỬ DỤNG?

 

Ngày nay sức khỏe người tiêu dùng ngày càng được chú trọng, nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông sản sạch, nông sản an toàn cũng ngày càng tăng cao. Vì thế nguồn nguyên liệu để sản xuất nông sản sạch cũng cần được quan tâm, và đảm bảo an toàn. Và phân hữu cơ chính là nền tảng của nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững. Với việc tận dụng tốt nguồn phân chuồng từ các trang trại gà, heo, bò… làm phân hữu cơ đã góp phần bảo vệ môi trường, tạo nguồn phân bón hữu cơ tuyệt vời cho cây trồng. Nhưng để sử dụng phân chuồng được hiệu quả cần phải tiến hành xử lý ủ hoai chúng thật kỹ trước khi sử dụng, bởi bên cạnh những ưu điểm vượt trội của phân chuồng vẫn còn tồn tại những khuyết điểm đáng được chúng ta quan tâm. Tại sao phải ủ phân chuồng trước khi sử dụng, hãy tìm hiểu cùng Nông nghiệp phố trong bài viết dưới đây nhé!

 

1. Phân chuồng – những lợi ích từ phân chuồng 

 

tai-sao-phai-u-phan-chuong-truoc-khi-su-dung

 

Phân chuồng là loại phân do gia súc, gia cầm thải ra, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, rác thải, phân xanh. Nó cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây trồng đồng thời bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…

 

a. Lợi ích của phân chuồng đối với đất trồng

 

➣ Tăng cường, cải tạo cấu trúc đất trồng: Nhờ các chất hữu cơ có trong phân chuồng, cấu trúc đất được cải thiện, tăng khả năng giữ mùn, giữ nước của đất.

 

➣ Tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển: Phân chuồng rất giàu các chất hữu cơ, là nguồn thức ăn giúp vi sinh vật phát triển mạnh. Hoạt động của các vi sinh vật này tạo ra nguồn dinh dưỡng tự nhiên cung cấp cho cây trồng một cách hiệu quả.

 

➣ Tạo nền nông nghiệp bền vững thân thiện với môi trường: Phân bón hóa học khi bón vào đất sẽ làm đất trở nên chai cứng, ảnh hưởng đến vi sinh vật có lợi trong đất, ngấm vào mạch nước ngầm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Vì thế phân hữu cơ chính là giả pháp cho một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường, cây trồng.

 

➣ Giảm lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật: việc sử dụng phân bón hữu cơ từ phân chuồng giúp giảm được nhu cầu sử dụng dinh dưỡng từ nguồn phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng. Giúp giảm được chi phí phân bón khá lớn, đồng thời tiết kiệm được công chăm sóc cây trồng một cách hiệu quả.

 

b. Lợi ích của phân chuồng đối với cây trồng

 

- Cung cấp nguồn dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng.

 

- Giúp cây phát triển khỏe mạnh, xanh tốt: Phân chuồng giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh. Đặc biệt là hỗ trợ bộ lá luôn xanh tốt và hạn chế tình trạng rụng lá. 

 

- Hỗ trợ bộ rễ cây trồng phát triển mạnh, tăng khả năng hoạt động của các vi sinh vật vùng rễ, tăng hiệu quả sử dụng phân bón hóa học.

Phân trùn quế cao cấp Sfarm Pb01 - Bao 40kg - Đã qua xử lý Phân trùn quế cao cấp Sfarm Pb01 - Bao 40kg - Đã qua xử lý video-play-button
-3%

Phân trùn quế cao cấp Sfarm Pb01 - Bao 40kg - Đã qua xử lý

357,930₫ 369,000₫
-3%
Giảm 3% đơn từ 249K. Chỉ áp dụng khi đặt tại Website

2. Tại sao phải ủ phân chuồng trước khi sử dụng?

 

Phân chuồng là loại phân hữu cơ truyền thống có giá trị dinh dưỡng cao, rất hữu ích cho cây trồng. Nhưng nó chỉ thật sự tốt cho đất và cây trồng khi đã được xử lý kỹ loại bỏ hết các nguy cơ gây hại. Bởi trong phân chuồng tươi chưa qua xử lý còn tồn tại rất nhiều nhược điểm như:

 

Phân chuồng tươi có mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường.

 

Trong phân chuồng tươi có chứa nhiều hạt cỏ dại, nhiều ấu trùng, bào tử của nấm, vi khuẩn, tuyến trùng…gây bệnh cho cây trồng. Quá trình ủ phân sinh nhiệt sẽ giúp tiêu diệt bớt phần nào các vi sinh vật gây hại, cỏ dại dại có trong phân tươi.

 

Phân chuồng chưa được ủ hoai khi bón trực tiếp vào đất vẫn có thể tiếp tục phân hủy, trong quá trình phân hủy phân chuồng sẽ tạo ra nhiều acid hữu cơ, các acid hữu cơ này sẽ tích tụ dần theo thời gian làm giảm độ pH của đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

 

➣ Trong phân chuồng tươi có tỷ lệ C/N cao, khi bón trực tiếp phân tươi các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ cần rất nhiều chất dinh dưỡng sẽ xảy ra sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng.

 

➣ Một số phân chuồng tươi có chứa một lượng lớn đạm và muối khoáng, khi bón trực tiếp cho cây sẽ gây nóng cho cây, ảnh hưởng đến bộ rễ, thậm chí nếu bón quá dư thừa có thể gây chế cây.

 

Trong phân chuồng tươi có chưa các hợp chất khoáng khó tiêu cây trồng khó hấp thu. Vì thế cần phải xử lý, ủ hoai phân chuồng tươi lợi dụng nhiệt độ cùng các vi sinh vật được bổ sung trong đống ủ giúp chuyển hóa nhanh chóng các chất khó tiêu thành các chất dễ tiêu để cây dễ dàng hấp thu.

 

3. Quy trình ủ phân chuồng bằng chế phẩm vi sinh

 

➣ Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

 

- Phân chuồng, mụn dừa, trấu sống, rơm rạ, rác thải hữu cơ: 1 tấn

 

- Chế phẩm vi sinh:

 

+ Nấm đối kháng Trichoderma Plus Sfarm chuyên dùng ủ phân hữu cơ và kiểm soát nấm bệnh: gói 1kg

 

+ Chế phẩm vi sinh Em Sfarm xử lý phế thải hữu cơ: gói 200g

 

- Phụ gia: 5 lít Mật rỉ đường, 5kg cám gạo.

 

➣ Bước 2: Pha dung dịch vi sinh

 

- Dùng 1kg nấm đối kháng Trichoderma + 200g chế phẩm vi sinh EM + 5 lít mật rỉ đường pha vào thùng phuy với 50 lít nước sạch rồi khấy đều.

 

- Việc kết hợp giữ nấm đối kháng trichoderma với chế phẩm vi sinh EM nhằm giúp cho vi sinh vật vừa phân giải tốt hỗn hợp nguyên liệu cần ủ vừa hạn chế được mùi hồi của phân chuồng, giúp quá trình ủ đạt hiệu quả cao hơn.

 

➣ Bước 3: Tiến hành ủ

 

- Rải đều đống nguyên liệu với độ rộng mỗi chiều khoảng 1 đến 1,5m và dày một lớp khoảng 20 – 30cm, tưới đều dung dịch vừa pha ở trên lên bề mặt đống ủ, sau đó dùng cám gạo rải lên trên tạo nguồn dinh dưỡng ban đầu cho vi sinh vật hoạt động mạnh. Nếu nguyên liệu quá khô chưa đạt độ ẩm bạn cần tưới thêm nước cho đến khi độ ẩm đạt khoảng 50 – 60% (dùng tay nắm nhẹ vào có có nước rỉ ra ở kẽ tay là được).

 

- Tiếp tục rải thêm một lớp nguyên liệu dày 20 – 30 cm lên trên và thực hiện quy trình như trên cho đến khi đống ủ cao khoảng 1 – 1,5m.

 

➣ Bước 4: Phủ bạt, đậy kín đống ủ, đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển trong điều kiện yếm khí.

 

tai-sao-phai-u-phan-chuong-truoc-khi-su-dung

 

- Kiểm tra độ ẩm định kỳ 7 -10 ngày đảo trộn đống ủ một lần sau đó đậy kín đống ủ lại như cũ. Dấu hiệu nhận biết ủ phân chuồng thành công là trong 2,3 ngày đầu nhiệt độ có thể tăng 55 – 60C. Phân chuồng hoại mục nhanh, khi ủ thành công không có mùi hôi thối. Sau thời gian ủ 25 – 30 ngày phân chuồng ủ thành công hoai mục hết và nhiệt độ đống phân trở lại nhiệt độ thường.

 

- Phân dùng không hết nên đánh đống lại, che đậy cẩn thận hoặc đóng bao để dùng về sau. Phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm và hiệu quả sử dụng đạt cao nhất trong một tháng sau khi ủ.

 

➤ Xem thêm: Tại sao phải xử lý phân gà trước khi sử dụng?

▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬ ▬

Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp đất trồng cây, phân bò, phân gà nhật vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986 

Nội dung bài viết