DANH MỤC SẢN PHẨM

Kỹ thuật trồng nho trong chậu tại nhà đơn giản

Tung Lam
Th 3 10/12/2024
Nội dung bài viết

Trồng nho tại nhà là xu hướng được nhiều người yêu vườn ưa chuộng. Với kỹ thuật trồng nho trong chậu, bạn dễ dàng tận dụng không gian nhỏ để có vườn nho xanh tốt. Cùng Nông Nghiệp Phố khám phá kỹ thuật trồng đơn giản ngay sau đây.

Chuẩn bị trước khi trồng cây nho

Chọn giống

Trên thị trường hiện nay nho có rất nhiều giống, tuy nhiên khi mới bắt đầu trồng chưa có nhiều kinh nghiệm bạn nên chọn mua những giống nho dễ trồng, dễ chăm sóc để sớm có được thành quả như mong đợi.
Các giống nho dễ trồng có thể nhắc đến như:

  • Nho Cardinal (Đỏ): Trái màu đỏ, vị chua ngọt hài hòa, phổ biến nhất hiện nay, mỗi năm thu hoạch được 3 vụ, dễ trồng và chăm sóc.

  • Nho Đen (Alden): Trái nhỏ, màu tím đen, ngọt thơm như nho Hàn Quốc. Sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh, dễ ra trái mà không cần bấm cành, rất phù hợp cho người mới tập trồng.

  • Nho Xanh NH01-48: Trái hình giọt nước, màu xanh, ngọt thanh, chùm nặng từ 600g-1kg, phù hợp trồng tại nhà cho năng suất tốt.

  • Nho Ngón Tay Hồng Nhật NH01-152: Trái giọt nước màu đỏ hồng, chùm lớn nhất đạt 1.8kg, được nhiều người yêu thích và săn đón.

Các giống nho dễ trồng cho người mới bắt đầu

Chậu trồng và đất trồng

Khi đã chọn được giống nho mong muốn, bước tiếp theo là lựa chọn chậu và đất trồng phù hợp.

Nho là cây ăn trái lâu năm, vì vậy chậu trồng cần có chiều sâu và rộng. Kích thước tối thiểu của chậu phải là 50x50x50cm để đủ không gian cho cây phát triển.

Đất trồng nho không quá khắt khe, có thể sử dụng đất thịt, đất cát pha, nhưng phát triển tốt nhất trên nền đất phù sa giàu dinh dưỡng. Đất cần đảm bảo độ tơi xốp và thoát nước tốt, tránh tình trạng úng nước gây hại cho cây.

Với cuộc sống đô thị, nhiều người không có đất trồng sẵn, nên việc mua đất và phối trộn tại các cửa hàng vật tư là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, với sự đa dạng của thị trường đất trồng và giá thể hiện nay, việc chọn loại đất phù hợp và phối trộn đúng cách để cây sinh trưởng tốt là điều nhiều khách hàng quan tâm.

Lựa chọn chậu và đất trồng phù hợp cho cây nho để cây phát triển khỏe mạnh

Hỗn hợp giá thể cần có:

Sau khi chuẩn bị đủ các loại trên bạn tiến hành trộn giá thể theo tỉ lệ như sau:

Trộn hỗn hợp giá thể với 2 bao đất thịt 22kg + 10dm3 xơ dừa đã qua xử lý + 1 túi phân trùn quế 2kg + 1 kg phân dê (ngoài ra có thể trộn phân bò, phân gà, phân rác bếp ủ hoai… để thay thế).

Bên cạnh đó bạn nên trộn thêm một ít nấm đối kháng Trichoderma để có thể ngăn ngừa các loại nấm bệnh trong đất được tốt hơn.

Một số sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cây nho

Cách chăm sóc để cây nho sau khi trồng được xanh lá, đứng cây, quả trĩu cành

  • Trước khi trồng bạn nên rải ở đáy chậu một lớp viên đất nung/sỏi nhẹ hay sỉ than để tạo độ thông thoáng, giúp chậu cây thoát nước tốt.

  • Trồng cây vào chậu sao cho lớp đất mặt bầu ngang với lớp đất trong thùng, cắm cọc cột cố định phần gốc và ngọn để tránh bị mưa gió xô đẩy làm tổn thương vết ghép.

  • Để bộ rễ nhanh bén, nhanh thích nghi với môi trường đất mới bạn có thể sử dụng thuốc kích rễ để tưới cho cây ngay sau khi trồng.

  • Khoảng 10 ngày đầu mới trồng, nên để nho ở nơi bóng râm, ngày tưới nước cho nho 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Sau đó thì chọn nơi có nhiều nắng nhất để đặt chậu và cứ 3 – 5 ngày tưới 1 lần. Những ngày trời mưa nên tìm cách thoát nước cho cây nhanh nhất, tránh hiện tượng ngập úng gây thối rễ.

Chăm sóc cây nho sau khi trồng để đạt năng suất cao, nhiều quả

Phân bón cho cây nho

  • Sau khi trồng cây được 30 ngày, bạn sẽ tiến hành bón lượt phân đầu tiên. Lúc này bạn kết hợp một trong các loại sau: phân gà hay phân hữu cơ vi sinh đầu trâu cho cây hoặc phân NPK 20-20-15, bón cách gốc cây 20cm.

  • Tiến hành bón thúc phân bón, đặc biệt là các loại phân bón giàu kali, định kì 10-15 ngày một lần trong suốt quá trình trồng, liều lượng phân bón tùy theo tuổi cây và số lượng cành lá mà cây đang nuôi dưỡng.

  • Thường xuyên tỉa bỏ các nhánh nhỏ phát sinh trong quá trình cây leo lên giàn, chỉ để một thân chính duy nhất và ngắt bớt các lá già bên dưới.

Tạo tán làm giàn nho

  • Để làm giàn cho nho, bạn có thể dùng ống thép bọc nhựa, khung sắt, hoặc giàn căng kẽm, với độ cao từ 1,8 – 2m để tiện chăm sóc.

  • Khi cây nho cao 0.8m, cắt thân nho tiếp giáp giàn để chọn các cành cấp 1. Sau 7-10 ngày, chọn 3 cành khỏe mạnh phân bổ đều làm cành cấp 1. 

  • Khi cành cấp 1 dài 0.8-1m, cắt lại 50cm để lấy các cành cấp 2 (mỗi cành cấp 1 có 2 cành cấp 2). Cây nho trên sân thượng có thể ra trái ở vị trí cắt của cành cấp 2.

Làm giàn cho cây nho trồng trong chậu

Làm cỏ quanh gốc vườn cây nho

Định kì cứ 15 ngày, bạn nên xới xáo và làm cỏ quanh gốc một lần (khoảng 2 –3 lần tưới nước nên xới nhẹ 1 lần), lúc đầu xới cách gốc 20 cm về sau xới xa gốc dần theo tán lá.

Phòng trừ sâu hại tấn công cây khi trồng nho trong chậu

Cây nho thường gặp phải các loại sâu bệnh như sâu ăn lá, rệp sáp, bọ trĩ và nhện đỏ. Để phòng và trị các loại sâu này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc sau:

Thuốc phòng trừ sâu hại hiệu quả cho cây nho trồng trong chậu

Thu hoạch

Một cây nho được chăm sóc tốt thì sau khoảng 1 năm trồng cây có thể cho trái. Từ khi bắt đầu cắt cành xử lý cho cây ra trái thì sau 3 – 4 tháng bạn có thể thu hoạch tùy theo giống nho bạn đang trồng.

Do sau khi thu hoạch nho sẽ không chín thêm nữa, nên tốt nhất bạn hãy để cho chín hẳn trên cây rồi hãy thu hoạch để chất lượng trái được tốt nhất.

Trồng nho trong chậu đúng kỹ thuật, dễ dàng đạt năng suất cao

Hãy theo dõi Nông Nghiệp Phố để cập nhật kỹ thuật trồng nho trong chậu, chăm sóc các loài cây khác và lựa chọn đất trồng phù hợp cho khu vườn của bạn!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

Nội dung bài viết