DANH MỤC SẢN PHẨM

Bệnh thối đít trái cà chua: Triệu chứng và biện pháp phòng trị | Nông nghiệp phố

Nông Nghiệp Phố
Th 5 20/08/2020
Nội dung bài viết

Bệnh thối đít trái cà chua: Triệu chứng và biện pháp phòng trị

 

Niềm vui lớn nhất của người làm vườn có lẽ là nhìn thấy những quả cà chua xanh nhỏ bé lớn dần rồi chuyển sang đỏ và căng mọng. Thế nhưng không may cà chua bị bệnh thối trái bạn sẽ khá đau lòng. Hôm nay, Nông nghiệp phố sẽ chia sẻ triệu chứng, biện pháp phòng trị bệnh thối đít trái cà chua.

 

1. Triệu chứng bệnh thối đít trái cà chua

 

benh-thoi-dit-trai-ca-chua

 

Triệu chứng của bệnh rất dễ nhận diện vì đặc trưng của bệnh là gây tổn thương ở phần cuối đít trái. Các vết thâm đen, lõm vào ở đít trái, trong khi phần trên của cà chua nhìn hoàn toàn bình thường, bệnh xuất hiện ở cả trái xanh và trái đã chín.

 

Thối đít trái cà chua xuất hiện phổ biến nhất là một vài vết bệnh nhỏ ở đít trái, sau đó phát triển theo thời gian, gây hư hại trên mô quả làm co mô bào, phần hư hại bị lõm xuống có màu nâu sậm đến nâu đen, vết bệnh phát triển nhanh có đường kính lên đến 1cm hoặc hơn nữa, thông thường vết bệnh bị giới hạn trong khu vực bị lõm có màu tối.

 

Mặc dù bệnh thối trái xuất thường xuyên nhất trên cà chua, nhưng một số loại rau quả khác cũng dễ mắc bệnh như ớt, bí xanh và dưa chuột. Trước khi chúng ta giải quyết cách ngăn chặn và khắc phục vấn đề rắc rối này, điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân của bệnh là gì nhé.

 

2. Nguyên nhân của bệnh thối đít trái cà chua

 

benh-thoi-dit-trai-ca-chua

 

Bệnh thối đít trái cà chua không phải do vi khuẩn hay nấm gây ra, cũng không phải do côn trùng gây hại. Nó là một rối loạn sinh lý được cho là do độ ẩm thất thường kết hợp với sự thiếu canxi trong quả đang phát triển.

 

Sự biến đổi bất thường về độ ẩm của đất dễ dẫn đến bệnh. Ở đất cát nhẹ có xu hướng dao động về độ ẩm rộng hơn thì dễ có khả năng dẫn đến bệnh thối đít trái. Có một vài trường hợp ở đất có độ ẩm cao rễ tương đối phát triển nếu có gió nóng thổi đột ngột sẽ làm gia tăng thêm bệnh. Trong một số trường hợp khác tỉ lệ bệnh có liên quan đến mức độ tiếp xúc với gió.

 

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng yếu tố dinh dưỡng cũng đóng vai trò trong bệnh này, trong điều kiện cung cấp dư thừa đạm cho cây tạo thuận lợi cho bệnh phát triển, việc cung cấp đầy đủ lân giúp cho việc giảm mức độ bệnh. Sự thiếu hụt canxi là một yếu tố quan trọng góp phần gây bệnh thối đít trái.

 

Không giống như một số chất dinh dưỡng khác đi vào rễ cây thông qua sự khuếch tán, canxi chủ yếu đi vào cây thông qua nước hấp thụ bởi rễ. Nếu không có đủ nước vào cây, cây sẽ không thể nhận được lượng canxi cần thiết, ngay cả khi có nhiều canxi trong đất.

 

3. Biện pháp phòng trị bệnh thối đít trái cà chua

 

benh-thoi-dit-trai-ca-chua

 

Độ ẩm đất phù hợp là chìa khóa để ngăn ngừa rối loạn này. Đảm bảo tưới nước thường xuyên cho cà chua của bạn trong thời gian thời tiết khô hạn. Chế độ tưới tiêu cần đáp ứng đủ cho cây, tưới đều đặn không để đất quá khô hay quá ẩm gây nên sự biến đổi lớn về độ ẩm.

 

Ngoài việc tưới nước đều đặn và đúng cách, trong mùa nắng nóng, bạn cần phủ một lớp giá thể giữ ẩm lên bề mặt đất trồng để giữ độ ẩm của đất đồng đều hơn. Bên cạnh đó, lớp phủ còn giảm bớt sự cạnh tranh của cỏ dại. Lớp phủ tốt cho cà chua như rơm rạ, viên đất nung, trấu hun…

 

Đảm bảo độ pH đất càng gần 6 - 6.5 càng tốt, đây là độ pH thích hợp giúp hấp thu canxi nhiều nhất. Ở mức độ pH này, canxi và một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác dễ dàng được cây hấp thụ hơn.

 

Tránh bón quá nhiều phân cùng lúc, đặc biệt là các loại hóa chất tổng hợp. Thay vào đó, hãy sử dụng phân bón hữu cơ như phân trùn quế, đạm cá, phân hữu cơ từ rong biển, tảo biển…

 

Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung canxi cho đất thông qua các loại phân bón hữu cơ có sẵn như vỏ trứng, vỏ chuối hay sữa… Ngoài ra, bạn có thể sử dụng vôi để cân bằng độ pH cũng như bổ sung canxi bị hao hụt trong đất.

 

Nếu thấy bệnh phát triển cần phun canxi nitrat hoặc canxi clorua. Hãy cẩn thận với canxi clorua, chỉ phun khi trời mát không nếu dùng quá liều dễ gây cháy lá ở nhiệt độ cao khi trời nắng nóng. Nên phun 2-3 lần mỗi tuần, bắt đầu từ khi đợt bông thứ hai nở rộ.

 

Với những quả cà chua bị bệnh cần hái và mang ra khỏi đồng ruộng vì những quả cà chua hư hỏng có thể là nguồn xuất phát bệnh cho các loại vi khuẩn và nấm hoạt động.

 

Bạn mua Super Canxi Nitrat TẠI ĐÂY.

 

Xem thêm: Cách trồng cà chua trong thùng xốp.

 

Xem thêm: Hướng dẫn trồng và dựng giàn cà chua cho ra nhiều quả.

 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn phòng trừ được bệnh thối đít trái cà chua. Chúc bạn sẽ thu hoạch được những quả cà chua chín đỏ, căng đầy.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Nội dung bài viết