DANH MỤC SẢN PHẨM

02 CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG MẬT RỈ ĐƯỜNG HIỆU QUẢ

Nông Nghiệp Phố
Th 5 05/12/2019
Nội dung bài viết

02 CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG MẬT RỈ ĐƯỜNG HIỆU QUẢ

 

I/ MẬT RỈ ĐƯỜNG LÀ GÌ? 

Mật rỉ đường hay còn gọi là rỉ mật - Đây là chất lỏng đặc, sánh màu nâu có mùi thơm của đường. Mật rỉ là dòng phụ phẩm trong công nghệ sản xuất đường và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khoáng, acid amin, hệ vi sinh vật có lợi và nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác cho cây trồng và vậ nuôi.

 

 

II/ CÔNG DỤNG CỦA MẬT RỈ ĐƯỜNG

 

Như đã đề cập ở trên, Mật rỉ đường có thành phần dinh dưỡng rất đa dạng, chúng được dùng vào rất nhiều mục đích trong nông nghiệp bao gồm cả: Trồng trọt và chăn nuôi.

 

Công dụng chính của mật rỉ đường cần phải kể đến đó là:

 

+ Mật rỉ đường được dùng để tạo chế phẩm EM thứ cấp dùng trong nuôi cấy vi sinh vật.

 

+ Mật rỉ đường dùng để ủ phân hữu cơ trong trồng trọt.

 

+ Mật rỉ đường dùng để cải tạo đất, tạo độ xốp cho đất.

 

+ Mật rỉ đường dùng để tăng hương vị cho thức ăn gia súc và gia cầm.

 

+ Mật rỉ đường dùng để xử lý ao nuôi thủy sản và nước thải.

 

Bên cạnh đó, Mật rỉ đường còn được sử dụng vào nhiều mục đích với khác nữa như: ngành in ấn, làm keo, sản xuất cồn,…

 

02 CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG MẬT RỈ ĐƯỜNG HIỆU QUẢ

 

1/ DÙNG MẬT RỈ ĐƯỜNG TĂNG SINH TẠO EM THỨ CẤP

Trong mật rỉ đường chứa thành phần acid amin, đường glucose và hệ vi sinh vật có lợi với mật độ cao. Trong nuôi cấy vi sinh vật, từ EM gốc (EM cấp 1) người ta cần bổ sung thêm một lượng dinh dưỡng và hệ vi sinh có lợi vào bể nuôi cây. Để tiết kiệm công sức, chi phí và tăng hiệu quả gia tăng mật độ vi sinh- người ta dùng Mật rỉ đường như một cách vừa cung cấp thức ăn cho vi sinh (Đường glucose, acid amin,..) vừa bổ sung một lượng vi sinh vật có lợi.

 

Các bước thực hiện cách nuôi EM thứ cấp như sau:

 

Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

Để nuôi EM thứ cấp từ EM gốc bằng mật rỉ đường, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ và nguyên liệu như sau (Tính cho 20 lít EM thứ cấp):

+  Em gốc (EM 1) dung tích 1 lít- Nên chọn loại EM có mùi thơm, màu nâu vàng (nếu là dạng nước).

+ Mật rỉ đường 1 lít (Khoảng 1,2kg) – Nên chọn thương hiệu Sfarm cho chất lượng và uy tín hơn.

+ Nước sạch khoảng 16-18 lít

+ Dụng cụ chứa dung tích 20 lít, que khuấy bằng gỗ (tre, nứa,..) hạn chế dùng kim loại có thể gây hại cho vi sinh vật.

 

|Tham khảo sản phẩm: Mật rỉ đường nguyên chất SFARM

 

Bước 2. Chuẩn bị nước sạch và EM gốc

Tiến hành cho 1 lít mật rỉ đường và 1 lít dung dịch EM gốc, dùng que khuấy thật đều dung dịch trên cho EM gốc hòa tan hoàn toàn vào mật rỉ. Trường hợp quá đặc sánh, bạn cho thêm khoảng 1 lít nước sạch để dể thao tác.

Bên cạnh đó, nếu dùng nước máy khoảng 16 -  18 lít bạn nên đảm bảo xả nước vào dụng cụ chứa và để qua đêm 24h đảm bảo khử được clo (gây hại vi sinh vật).

 

 

Bước 3. Nuôi EM thứ cấp và lưu ý trong quá trình nuôi EM thứ cấp

 

Tiến hành cho dung dịch EM gốc + Mật rỉ đường đã chuẩn bị ở trên vào 18 lít nước sạch đã khử clo. Dùng que khuấy thật đều dung dịch để đảm bảo tất cả được hòa tan một cách tốt nhất.

Đậy nắp kín khoảng 7 đến 10 ngày là có thể sử dụng được. Ở bước này bạn lưu ý, vì trong quá trình ủ làm mật độ vi sinh tăng trưởng mạnh sẽ sinh ra khí CO2. Bạn nên mở nắp nhẹ để đẩy khí CO2 ra ngoài tránh phình dụng cụ chứa.

Một vài trường hợp, người ta sục thêm khí Oxi để tăng khả năng sinh trưởng cho hệ vi sinh, đẩy nhanh tốc độ tạo ra EM thứ cấp hơn.

 

2/ DÙNG MẬT RỈ ĐƯỜNG Ủ PHÂN BÓN

 

Như các bạn đã biết, Mật rỉ chứa hệ vi sinh và những chất dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh vật phát triển mạnh mẽ nhất. Mật rỉ đường từ đây cũng được ứng dụng trong việc ủ phân bón hữu cơ và rác thải gia đình để làm các loại phân bón cho cây trồng.

Để thực hiện việc ủ phân bón bằng mật rỉ đường, bạn nên chuẩn bị thêm chế phẩm nấm Trichoderma hoặc chế phẩm ủ rác và phân bón Emuniv để đẩy nhanh tốc độ phân hủy các nguồn nguyên liệu ủ.

 

 

Bước 1. Chọn nơi ủ và chuẩn bị nguyên liệu ủ

Nên chọn nguyên liệu ủ phân là: Phân chuồng (Phân heo, phân bò,phân gà,…) và các loại xác bả thực vật như: rơm rạ, rau quả thừa,..

Nguyên liệu cần để ủ 1 tấn nguyên liệu như sau:

+ 600kg rác thải, phế phẩm nông nghiệp, rơm rạ hoặc rau quả thừa.

+ 200kg phân chuồng.

+ 1kg chế phẩm ủ phân bón (Chế phẩm emuniv hoặc nấm đối kháng trichoderma)

+ 2 lít mật rỉ đường ( Lượng mật rỉ đường nhiều càng tốt)

+ 3kg cám gạo

Chỗ ủ nên chọn nơi khô ráo, không bị thấm nước mưa và những nơi đọng nước. Nếu ủ trong các chuồng hoặc mái hiên càng tốt. Mỗi 1 tấn nguyên liệu nên cần diện tich ủ khảng 3m2

 

 

Bước 2. Chuẩn bị chế phẩm để ủ phân bón

Tiến hành cho 1kg chế phẩm ủ phân vào 2 lít mật rỉ đường. Nếu quá đặc không khuấy được, bạn cho thêm ít nước sạch vào (Lưu ý nước sạch, không chứa clo). Khuấy đều dung dịch này làm dung dịch gốc. Chia dung dịch này ra làm 5 phần.

 

Bước 3. Ủ phân và đảo đống ủ

Tiến hành trải lớp nguyên liệu phụ phẩm ra nền ủ, độ cao khoảng 40cm ra mặt nền 1.5x1.5m. Cho thêm 1 lớp phân chuồng lên trên. Tiến hành lấy 1 phần dung dịch chế phẩm ở trên, cho thêm một lượng nước trong thùng ô doa.  Và tưới đều lên lớp ủ này.

Cứ tiến hành như vậy cho đến lớp cuối cùng. Tưới chế phẩm lên trên cùng và tiến hành đậy đống ủ bằng nylon hoặc bạt trùm.

Cứ mỗi 7 ngày, kiểm tra đống ủ. Nên đảo trộn để tăng khí Oxi giúp vi sinh có lợi tăng sinh để phân hủy đống ủ nhanh hơn. Sau đó, 1-4 tháng tùy nguyên liệu là có thể sử dụng được phân bón này để bón cho cây. 

 

 

Nội dung bài viết