DANH MỤC SẢN PHẨM

Trồng cà chua theo phương pháp thủy canh

Shop Nông Nghiệp Phố
Th 7 20/10/2018
Nội dung bài viết

Trồng cà chua thủy canh

Hiện nay, Trồng thủy canh không còn quá xa lạ với rất nhiều người. Có rất nhiều loại rau - củ - quả được trồng với phương pháp thủy canh cho hiệu quả và năng suất cao. Phải chăng bạn đã từng đặt câu hỏi, liệu rằng:

 

Trồng cà chua thủy canh có dễ không?

Cần chuẩn bị những gì?

Dinh dưỡng trồng cà chua thủy canh là gì?

Các bước thực hiện để trồng cà chua thủy canh?

Năng suất trồng cà chua thủy canh thế nào?

 

Trong bài viết này, Shop Nông Nghiệp Phố chia sẻ cùng bạn những vấn đề liên quan cụ thể đến "Trồng cà chua thủy canh".

 

1. Dinh dưỡng trồng cà chua thủy canh là gì?

Cà chua là loại rau ăn quả được trồng với phương pháp thổ canh truyền thống từ rất lâu. Phương pháp trồng thủy canh cũng được áp trên cây cà chua và cho hiệu quả rất cao. Ngoài các yếu tố về giống, cách chăm sóc thì một yếu tố rất quan trọng khác nữa đó là: Dinh dưỡng thủy canh cho cà chua.

 

Về mặt nhu cầu dinh dưỡng của cây rau, chia thành 02 loại là: Dinh dưỡng thủy canh cho rau ăn quả - củdinh dưỡng thủy canh cho rau ăn lá. Trong bài viết này, chúng ta đề cập đến Dinh dưỡng thủy canh cho rau ăn quả và cụ thể nhất là cà chua.

 

Bảng thành phần dinh dưỡng thủy canh cho cà chua

 

DINH DƯỠNGPART APART BPHỐI HỢP
A+B (1:1)
Nts15%5%10%
P2O5 hh 4%2%
K2O hh12%20%16%
Ca14% 7%
Mg 5%2,5%
S 7%3,5%
Fe 3000 ppm1500 ppm
Mn 2000 ppm1000 ppm
B 600 ppm300 ppm
Cu 200 ppm100 ppm
Zn 200 ppm100 ppm
Mo 80 ppm40 ppm

 

2. Các bước thực hiện để trồng cà chua thủy canh?

2.1. Chuẩn bị các dụng cụ trồng thủy canh

Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến phương pháp "Trồng cà chua thủy canh trong chậu thủy canh growbox". Các dụng cụ chuẩn bị bao gồm:

 

+ Chậu thủy canh growbox.

 

+ Viên nén xơ dừa, múp xốp hoặc đất nung làm giá thể.

 

+ Giấy quỳ tím hoặc bút đo pH.

 

+ Bình đong thể tích, cân, muỗng, dụng cụ khuấy,...

2.2. Chuẩn bị hạt giống

Ở bước này, bạn tiến hành ngâm hạt giống trong nước ấm để kích thích hạt. Sau đó, gieo vào viên nén ươm hạt hoặc các vĩ ươm cây để cây sinh trưởng có 02 -04 lá thật để chuẩn bị cho vào rọ trồng.

 

Bước 2.2 này bạn có thể bỏ qua nếu bạn muốn thực hiện phương pháp trồng hạt giống trực tiếp lên giá thể thủy canh trong rọ trồng.

 

2.3. Pha chế dung dịch dinh dưỡng thủy canh cà chua

Để tiến hành pha dung dịch thủy canh được hiệu quả và không tủa. Bạn nên tiến hành như sau:

 

  • Cân 10 gram Part A và 10 gram Part B
  •  
  • Cho 02 loại trên vào 10 lít nước sạch
  •  
  • Tiến hành khuấy thật đều tay và khuấy đến khi tan hết lượng chất rắn.
  •  

Đến bước này, ta đã có 10 lít dung dịch thủy canh chuẩn bị sẵn sàng để trồng cà chua thủy canh rồi!

 

 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách pha dinh dưỡng thủy canh tại đây.

2.4. Lắp ráp hệ thống trồng thủy canh

 

Trong phần này thật sự công việc rất dễ dàng khi mọi thứ đã được thiết kế sẵn với sản phẩm chậu trồng aquaponics 

 

Bạn tiến hành:

 

+ Rửa sạch cả nắp và chậu trồng thủy canh growbox.

 

+ Lắp các rọ thủy canh vào các lỗ trên nắp chậu.

 

+ Đổ dung dịch thủy canh vào chậu. 

 

+ Cho hạt giống ở bước 2.2. vào hoặc cho giá thể lên rồi gieo trực tiếp hạt giống. 

 

2.5. Chăm sóc - thu hoạch

Đến bước này, hơn 80% công việc đã hoàn thành. Phần còn lại của bạn quá dễ dàng, chỉ cần chăm sóc và thu hoạch thành quả thôi.

 

+ Phun sương nhẹ giữ ẩm cho hạt, cung cấp nước cho cây sinh trưởng.

 

+ Quan sát và phòng chống bệnh hại trên cây: rệp sáp, thối trái,..

 

+ Cắt tỉa lá già, làm gọn các cành để cây dễ đậu quả.

 

Công đoạn thu hoạch quá đễ dàng. Với cà chua, bạn có thể thu hoạch ăn dần trong nhiều tháng. Khi hái, bạn nên dùng kéo cắt tỉa nhé.

 

2.6. Những lưu ý khi trồng thủy canh

Trồng thủy canh cà chua khá đơn giản đúng không?. Tuy nhiên, bạn chỉ cần lưu ý vài điều sau đây thì thành công trong trồng trọt cà chua kiểu thủy canh này không là điều khó khăn nữa:

 

+ Tiến hành pha và khuấy kỹ dung dịch dinh dưỡng, tránh hiện tượng tủa.

 

+ Phải thường xuyên kiểm tra dinh dưỡng trong chậu, bổ sung thêm nếu mực dinh dưỡng trong chậu còn quá ít.

 

+ Cây bị vàng lá, thiếu sức sống. Phải kiểm tra lại cách pha đã đúng chưa, nồng độ dinh dưỡng đã đạt chuẩn chưa?

 

+ Nên tránh ánh sáng quá trực tiêp làm rêu, tảo phát triển trong chậu sẽ ảnh hưởng đến hô hấp ở rễ cây.

 

+ Trường hợp cần thiết, cung cấp oxy cho rễ bằng lỗ thông trên nắp.

3. Năng suất trồng cà chua thủy canh thế nào?

Phải chăng bạn từng thắc mắc: Trồng cà chua thủy canh có hiệu suất cao hơn so với phương pháp trồng thổ canh hay là không?

 

Mình có câu trả lời cho bạn đây:

 

"Trồng thủy canh cho cà chua cho năng suất và hiệu quả hơn gấp 2 - 2,5 lần so với phương pháp thổ canh"

 

Vì sao ư? Đây là lý do:

 

+ Cây được cung cấp dinh dưỡng một cách cân đối hơn.

 

+ Dinh dưỡng cung cấp được dồi dào về mặt chât lượng và số lượng chất.

 

+ Trồng thủy canh dễ chăm sóc, có thể bảo vệ tối đa cây trồng trước tác nhân gây bệnh.

 

4. Ưu điểm của phương pháp trồng cà chua thủy canh

+ Cà chua được trồng thủy canh ở ban công, sân thượng hoặc khoảng trống trước sân nhà. Vừa gọn gàng, tiện lợi vừa tạo không gian thoáng mát cho không gian. Làm sạch môi trường xung quanh và tiện lợi.

 

Năng suất cao hơn nhiều so với cách trồng cà chua theo các phương pháp thông thường ( trồng cà chua thổ canh). Cà chua trồng theo thủy canh sẽ có quả bóng sáng, hình dáng tròn đẹp hơn.

 

Có thể chủ động điều chỉnh, kiểm soát cũng như cân bằng nhiệt độ, độ ẩm cho sự phát triển của cây. Trồng được liên tục quanh năm.

 

+ Tạo không gian sống xanh, môi trường sống trong lành, tốt cho sức khỏe của các thành viên trong  gia đình, giúp trẻ nhỏ tiếp cận gần hơn với thiên nhiên, cây cối.

Nội dung bài viết