DANH MỤC SẢN PHẨM

Tháng 8 thì nên trồng loại cây gì? | Nông nghiệp phố

Nông Nghiệp Phố
Th 3 28/07/2020
Nội dung bài viết

 

Tháng 8 trở mình với những cơn mưa ngâu nặng hạt, cái thời tiết mát mẻ thật khiến con người ta chỉ muốn gần nhau hơn. Cùng nhau gieo mầm, cùng nhau chăm bón rồi cùng nhau thu hoạch. Nhưng tháng 8 trồng cây gì đây, cùng Nông nghiệp phố tham khảo nhé.

 

1. Đậu rồng

 

thang-8-trong-cay-gi

 

Có thể bạn chưa biết, tuy đậu rồng trồng được quanh năm nhưng bạn nên trồng vào tháng 8 - tháng 9, thu hoạch vào tháng 10 – tháng 11 hoặc trồng vào tháng 2 – tháng 3, thu hoạch vào tháng 4 – tháng 5 thì sẽ có năng suất cao, nếu trồng vào tháng khác thì cây vẫn xanh tốt nhưng không có năng suất.

 

Đậu rồng rất dễ trồng, sinh trưởng mạnh lại ít bị sâu bệnh tấn công nên sẽ không mất nhiều công chăm sóc, lại không cần lo lắng về chất lượng cũng như độ an toàn của quả đậu rồng.

 

Bạn biết không, trong các loại đậu thì đậu rồng có hàm lượng Canxi cao nhất. Ngoài ra, đậu rồng còn là nguồn cung cấp vitamin dồi dào đặc biệt là vitamin A và C, đậu rồng cũng chứa nhiều khoáng chất tốt như sắt, đồng, magie…

 

Đậu rồng có thể dùng để ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn. Khi ăn sống sẽ giòn giòn, ngọt ngọt. Còn khi xào thì đậu rồng có vị thơm ngon và khá lạ miệng.

 

Mua hạt giống Đậu rồng cao sản TẠI ĐÂY.

2. Đậu đũa

 

thang-8-trong-cay-gi

 

Đậu đũa là cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, và có thể trồng quanh năm. Đậu đũa thích hợp với khí hậu cận nhiệt đới nên được trồng rộng rãi từ Bắc chí Nam.

 

Tại Việt Nam, có 2 giống đậu đũa:

 

❃ Đậu đũa lùn: cây cao 50 – 70 cm, trái ngắn 30 – 35 cm, thịt trái chắc, thời gian sinh trưởng ngắn (70 - 75 ngày).

 

❃ Đậu đũa leo: thân sinh trưởng vô hạn, trái dài 40 – 70 cm, màu trái thay đổi từ xanh nhạt (giống hạt trắng) đến xanh rất đậm (giống hạt đen).

 

Đậu đũa là nguồn protein, vitamin A, sắt, photpho và kali rất tốt, cũng như rất giàu vitamin C và mangan. Đậu đũa thường được trồng để lấy quả làm thực phẩm. Quả đậu đũa thường được cắt ngắn, sau đó luộc riêng hoặc xào chung với thịt bò, tôm khô...

 

Mua hạt giống chất lượng Đậu đũa hạt đen TẠI ĐÂY.

 

3. Cải thảo

 

thang-8-trong-cay-gi

 

Cải thảo khá thích hợp để bắt đầu trồng vào khoảng nửa cuối tháng 8 này, một phần vì cải thảo ưa cái khí hậu của tiết trời mát mẻ, nó sẽ phát triển tốt hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp, đất tơi xốp và ẩm. Sau khi trồng khoảng 75 – 90 ngày là bạn có thể thu hoạch rồi.

 

Lá cải thảo ngọt, giòn, mang hương vị rất đặc trưng và thu hút. Cải thảo chứa rất ít calo, giàu vitamin A, B, C, E và nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, kali…

 

Nhắc đến Hàn Quốc, hẳn ai cũng nghĩ ngay đến món kim chi và cải thảo là nguyên liệu chính. Ngoài ra, cải thảo còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon như canh cải thảo, cải thảo cuốn thịt, cải thảo xào,…

 

4. Cải ngọt

 

thang-8-trong-cay-gi

 

Cải ngọt là món ăn quen thuộc trong nhiều gia đình Việt, cải ngọt rất dễ ăn và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Cải ngọt có thể trồng được quanh năm, nhưng nếu bạn trồng trong khoảng tháng 8 đến tháng 2 dương lịch sẽ ít tốn công chăm sóc mà cây vẫn phát triển xanh tốt.

 

Theo nghiên cứu, cải ngọt chứa nhiều vitamin nhóm B như B1, B2, B3, vitamin C và nhiều khoáng chất như canxi, photpho, sắt, caroten. Ngoài ra, cải ngọt còn có chất aibumin, một chất giúp bảo vệ gan, chống mỡ trong gan.

 

Cải ngọt thường được chế biến thành các món ăn như xào, nấu canh hay luộc chấm xì dầu... Tuy nhiên, sau khi rửa sạch và thái rau cải, phải nấu ngay, nếu để quá lâu sẽ bị mất chất dinh dưỡng. Nếu ăn rau còn thừa tốt nhất nên đổ đi vì nếu để lâu bạn sẽ ăn phải chất muối axit nitrat là chất gây ung thư.

 

Mua cây giống Cải ngọt TẠI ĐÂY.

 

5. Rau ngót

 

thang-8-trong-cay-gi

 

Rau ngót hay còn gọi là bồ ngót hay rau tuốt, là một loại rau phổ biến, rất dễ trồng và dễ sống. Rau ngót thường được trồng bằng thân và có thể trồng ở mọi nơi, tận dụng được nguồn đất khá tốt.

 

Rau ngót sinh trưởng rất khỏe, một lần trồng có thể thu hoạch 2 – 3 năm và cực kì ít sâu bệnh nên không cần phải sử dụng thuốc bảo bệ thực vật. Nhờ đặc điểm này mà rau ngót ăn rất lành và an toàn. Mỗi lần thu hoạch, chỉ cần cắt ngang thân rồi sau đó bổ sung cho chúng ít phân bón thế là cây lại đâm chồi, xanh tốt trở lại.

 

Về mặt dinh dưỡng, rau ngót có lượng đạm cao, giàu chất vôi, nhiều vitamin C và vitamin K. Ẩm thực Việt dùng rau ngót nấu canh với thịt băm, hoặc có khi chỉ nấu suông vì rau có sẵn vị ngọt.

 

Theo Đông y, lá rau ngót có vị ngọt bùi, tính mát có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Tuy nhiên, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao khiến dễ sảy thai. Chính vì vậy thai phụ nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống.

 

Ngoài 5 loại phía trên, trong tháng 8 này, bạn vẫn có thể trồng nhiều loại khác nữa như cây họ bầu bí dưa, mướp, cà chua hay một số loại rau gia vị như hành tây húng quế…

 

Hy vọng với bài viết Tháng 8 trồng cây gì của Nông nghiệp phố, bạn sẽ lựa chọn cho mình một loại cây phù hợp với sở thích.

Xem thêm: Tháng 10 nên trồng cây gì?

Xem thêm: Lịch trồng rau quả theo từng tháng

Xem thêm: Tháng 9 nên trồng cây gì?

Xem thêm: 11 loại rau củ quả thích hợp trồng trong tháng 3,4 và 5

Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Nội dung bài viết