Phân biệt 5 loại rau thường dùng có thể bị nhiễm hóa chất
Th 2 02/04/2018
Nội dung bài viết
Phân biệt 5 loại rau bị nhiễm hóa chất
Màu xanh đậm, thân phình to, da láng bóng – do bón nhiều đạm, các chất kích thích sinh trưởng. Nên chọn mướp đắng có kích thước vừa phải, thon dài, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti.
Cọng giá tròn, thân trắng, ít rễ, khi xào tiết ra nước đục. Đặc điểm trên chứng tỏ khi hạt đỗ nảy mầm, người ta đã dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp giá đỗ nảy mầm và phát triển nhanh. Nên chọn những loại giá đỗ nhỏ, có nhiều rễ, có lá mầm trắng, nhìn không được bắt mắt. Đây là loại được ủ tự nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.
Thân rau to hơn bình thường, giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc khí nóng có màu xanh nhạt, khi nguội biến thành xanh đen có vẩn kết tủa đen, vị chát. Rau muống khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá rau muống thường có những đặc điểm trên. Vì vậy, nên chọn những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn. Ngoài ra, rau không chứa hóa chất sẽ có vệt nhựa loãng ngắt cuống.
Bề ngoài quả đậu bóng, ít lông tơ là do đã bón nhiều đạm, phun quá nhiều phân bón lá. Không có vết sâu bệnh là họ đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh, không đảm bảo thời gian cách ly. Vì vậy, nên chọn đậu có cuống màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải, không quá lớn hay quá nhỏ.
Rau non mơn mởn, lá xanh ngắt, không có dấu vết của sâu bọ. Phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường.
Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bệnh. Nên thường hay được sử dụng phận bón kích thích, thuốc trừ sâu ngày trước khi bán ra thị trường. Điều này vì hàm lượng phân bón, thuốc trừ sâu chưa phân hủy hết nên rau chứa nhiều độc tố. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.
Cà chua sạch thường không chín đồng đều mà có chỗ vàng chỗ đỏ vì được hái chín tự nhiên. Trong đống cà chua sạch có nhiều quả xanh, chúng không qua quá trình dấm thuốc nên cuống thường rất cứng.
Rau ngót sạch có lá màu xanh lá mạ, mỏng nhưng không cứng. Không nên chọn rau có lá quá non, mềm, dày, không đều nhau.
Để rau bí vươn dài bắt mắt, người trồng thường bón thật nhiều đạm và phun thuốc kích lá. Rau bí sạch có khoảng cách giữa các đốt không quá xa, thân cứng, lá xanh đậm, dày, nhiều lông tơ. Ngược lại rau bí lá mềm, mỏng, màu xanh nhợt, khoảng cách các lóng dài không nên mua.