Hướng dẫn trồng rau ngải cứu tại nhà
Phạm Nhẫn
Th 2 02/04/2018
Nội dung bài viết
Trồng Rau Ngải Cứu Tại Nhà
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)… Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là giống cây quen thuộc trong dân gian. Bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Việc trồng ngải cứu tại nhà cũng không hề khó. Hãy cùng Nông nghiệp phố tham khảo bài viết dưới đây, để biết cách trồng ngải cứu tại nhà nhé!
Ngải cứu yêu cầu kỹ thuật trồng đơn giản.
Bộ phận dùng làm thuốc là cành và lá ngải cứu. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm. Ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khoẻ sau sinh…
Chậu cây trồng
Do trồng cây tại nhà, chủ yếu là trồng trên sân thượng, ban công nên sử dụng thùng xốp vừa rẻ vừa tốt cho cây. Nếu sử dụng thùng xốp thì không nên đục thủng đáy để thoát nước mà nên đục lỗ ở bên thành thùng xốp. Điều này giúp cây luôn có đủ lượng nước và phân bón cần thiết.
Về đất trồng, phân bón và cải tạo đất
Sử dụng đất sạch kết hợp phân bón hữu cơ: phân bò, phân gà, phân trùn quế…. Có thể trộn 7 phần đất sạch + 3 phần phân trùn quế.
Nếu tự lấy đất được thì khỏi tốn tiền mua, chỉ chú trọng vào khâu làm đất và bón phân hợp lý là được. Cũng như trồng rau ngoài ruộng, người nông dân cần cày bừa kỹ, phơi ải đất rồi bón lót, bón thúc… thì ở nhà cũng làm tương tự.
Ngải cứu rán trứng là một món ăn được nhiều người ưa thích
Đầu tiên, người trồng cần có một lượng đất nhất định (đất phù sa là tốt nhất). Đem đập nhỏ nhưng không quá vụn rồi phơi khô (phơi ải) ít nhất 10 ngày để diệt mầm bệnh. Để cây khỏe và lớn nhanh cần một hàm lượng phân chuồng hoai như phân bò, phân gà, phân trùn quế… Bón bổ sung cho đất trước khi trồng và sau mỗi lần thu hoạch, cải tạo lại đất.
Cách trồng
Cây ngải cứu có thể trồng bằng cách gieo hạt, trồng cây con hoặc cắm cành.
Nhưng đơn giản nhất và nhanh nhất là cắm cành. Người trồng có thể chặt một đoạn thân cây ngải cứu khoảng 20 – 30 cm và cắm xuống đất. Khoảng một tháng là có thể thu hoạch được.
Cách chăm sóc
Ánh sáng: Đa phần các loại rau đều ưa nắng. Do đó cần chọn vị trí có đủ ánh sáng (tối thiểu 6h/ngày) để trồng cây mới có hiệu quả.
Nước: Nước rất cần thiết cho cây phát triển nhưng nếu tưới quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt.
Ngày tưới 2 lần. Tưới đẫm vào buổi sáng và tưới nhẹ vào buổi chiều. Nên cân đối lượng nước tước theo mùa giúp cây phát triển tốt.
Phân bón: Phải bón phân cân đối hợp lý, không thừa cũng không thiếu. Tuỳ từng loại cây mà có chế độ bón phân khác nhau.
+ Bón lót trước khi trồng cây con bằng phân chuồng hoai mục, phân cá ủ hoai, phân trùn quế.
+ Bón thúc 2 kg phân trùn quế + ½ muỗng cà phê phân NPK16-16-8/khay xốp : bón định kỳ 15 ngày/lần.
Sau khoảng 1 tháng là bạn có thể thu hoạch ngải cứu. Vào những mùa thay đổi thời tiết, trẻ nhỏ, người lớn dễ bị cảm, bạn có thể chủ động trồng rau ngải cứu tại nhà. Đây sẽ là bài thuốc tốt, an toàn mà không cần tìm đâu xa.
Rau ngải cứu cũng có tác dụng dưỡng da, được nhiều chị em ưa chuộng.
Xem bài viết chi tiết: Ngải cứu Thần dược cho làn da đẹp
Phân trùn quế SFarm nay đã có mặt tại các đại lý trên toàn quốc.
Liên hệ để được tư vấn và biết đại lý gần nhất. Xem tại: Phân trùn quế SFarm
Phân trùn quế SFarm – phân bón sạch để trồng rau tại nhà!