DANH MỤC SẢN PHẨM

Cách trồng rau ngót tại nhà giúp nhanh thu hoạch, ít sâu bệnh

Huyền Trân
Th 6 16/05/2025
Nội dung bài viết

Cách trồng rau ngót tại nhà tiết kiệm chi phí, dễ thực hiện và cho năng suất cao. Với khả năng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, rau ngót là lựa chọn lý tưởng cho vườn rau tại nhà, từ ban công nhỏ đến thùng xốp ngoài sân thượng. Cùng Nông Nghiệp Phố khám phá chi tiết cách trồng rau ngót tại nhà hiệu quả để có rau xanh tốt quanh năm mà không tốn nhiều công sức.

Rau ngót là gì? 

Rau ngót (̣rau bù ngót hay bồ ngót) là rau được rất nhiều người ưa chuộng trong các bữa ăn gia đình. Rau ngót có tính mát và vị ngọt, chứa nhiều vitamin A, C và sắt, chủ yếu được sử dụng để nấu các loại canh rất ngon, ăn rau bù ngót giúp thanh nhiệt, bổ máu, đẹp da, lợi tiểu…. 

Các loại rau ngót hiện nay

Rau ngót hiện nay có 2 loại:

  • Rau ngót lá to có đặc điểm sinh trưởng mạnh, thân và lá màu xanh đậm. Phiến lá lớn, mỏng, mềm và có hương vị ngon, thích hợp để thu hoạch lấy lá làm rau ăn.

  • Rau ngót lá nhỏ thường có thân và lá màu xanh nhạt, phiến lá nhỏ, dày và chắc. Đường gân giữa cuống lá cũng có màu xanh nhạt. Giống này ít bị sâu bệnh, dễ chăm sóc và phù hợp với người mới bắt đầu trồng rau tại nhà

Đặc điểm nhận biết rau ngót

Thời vụ trồng rau ngót 

Rau ngót có thể trồng quanh năm, nhưng phát triển tốt nhất vào mùa mưa. Thời vụ trồng lý tưởng là vụ Xuân (khoảng tháng 2 đến tháng 4) và vụ Thu (từ tháng 8 đến tháng 9).

Rau ngót thường được trồng bằng phương pháp giâm cành. Chỉ cần trồng một lần, bạn có thể thu hoạch liên tục trong 2–3 năm.

Cách trồng rau ngót tại nhà nhanh chóng

Dưới đây là hướng đẫn chi tiết cách trồng rau ngót tại nhà đơn giản, ai cũng trồng được: 

Làm đất và chuẩn bị vật dụng trồng rau ngót

Cây rau ngót có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết, tuy nhiên rau ngót phát triển tốt vào mùa mưa và nơi ẩm ướt. Rau ngót có khả năng sinh trưởng tốt trên mọi loại đất, nhưng thích hợp nhất là trồng trên đất thịt nhiều mùn và độ ẩm cao.

Trồng cây rau ngót không cần phải làm đất kỹ, chỉ cần cày xới đất tơi xốp và bón lót phân trùn quế để giúp cho cây phát triển giai đoạn đầu.

Nếu trồng trong chậu, thùng xốp thì cần phải sử dụng loại thùng có chiều sâu và đổ đầy đất vào thùng để trồng cây. 

Trộn đất sạchphân trùn quế theo tỉ lệ 7 đất : 3 phân trùn quế.

Trộn đất và phân trùn quế

Chuẩn bị cây trồng

Cây bồ ngót có thể trồng bằng hạt giống nhưng thời gian hạt nảy mầm rất lâu và khó sống. Vì vậy trồng rau ngót chủ yếu là sử dụng biện pháp giâm cành.

Chuẩn bị những đoạn gốc thân già dài 20 – 25cm, dùng kéo cắt xéo ở dưới gốc để cắm xuống đất. Nếu muốn cành nhanh mọc rễ thì có thể dùng dung dịch NAA để nhúng cành vào loại dung dịch này sẽ kích thích mọc rễ.

Trồng cây rau ngót

Rạch các rãnh thẳng hàng với độ sâu khoảng 10 – 15cm, khoảng cách giữa các hàng từ 40 – 50cm, và các cây cách nhau 25 – 30cm, mỗi hố có thể trồng khóm 2 cây.

Tiến hành cắm 2/3 cành bồ ngót xuống hố đất với độ nghiêng khoảng 45°. Vun cho chặt gốc, sau đó tưới ẩm, phủ rơm rạ, và tạo độ râm cho cây hồi sức. Nên trồng cây vào thời điểm buổi chiều mát.

Chuẩn bị cành rau ngót và trồng cây

Chăm sóc rau ngót

Sau khi trồng thì mỗi ngày tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và chiều. Dọn sạch cỏ dại mọc ở xung quanh gốc cây.

Sau khi trồng khoảng 15 – 20 ngày thì cành cây sẽ mọc rễ và nảy chồi, lúc này cần vun đất vào gốc để giúp rễ bám đất giữ cây mọc thẳng.

Sau khi trồng được 1 tháng thì tiến hành bón thúc cho cây bằng phân trùn quế hoặc phân ure pha loãng với nước tưới vào gốc cây. Sau đợt bón thúc lần 1 thì tiếp túc bón thúc các lần tiếp theo với định kỳ khoảng 7 – 10 ngày với lượng chính phân ure và một ít lượng NPK để kích thích mọc nhiều lá.

Rau bù ngót có khả năng sinh trưởng tốt và ít sâu bệnh, một số loại sâu gây hại chủ yếu ở rau ngót như sâu cuốn lá, sâu xanh, rầy rệp,… Để phòng và trị bệnh sâu ăn lá gây hại thì có thể sử dung dịch ớt tỏiđể phun. Trường hợp sâu bệnh phát triển mạnh, có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học hoặc thuốc có thời gian cách ly ngắn, được phép sử dụng trên rau ăn lá.

Thu hoạch

Cây rau ngót sau khi trồng khoảng 2 tháng sẽ cho thu hoạch lá, có thể cắt ngang các nhánh cây hoặc chỉ tuốt lá. Rau ngót cho thu hoạch liên tục, cứ cách 15 – 20 ngày cây sẽ cho lá non mới để thu hoạch.

Chú ý sau mỗi đợt thu hoạch thì cần đôn xới gốc, cắt tỉa các nhánh cây già tạo thông thoáng cho vườn. Bổ sung bón phân trùn quế trộn với đất lấp vào gốc cây và tưới thêm phân NPK pha với nước rồi tưới vào gốc cây để cung cấp dưỡng chất cho cây phục hồi sức và sinh trưởng tốt.

Rau ngót là cây thân gỗ vì vậy mà một vụ trồng rau ngót có thể cho thu hoạch kéo dài trong vòng 2 – 3 năm. Khi hết thời gian đó là giai đoạn cây đã già và sinh trưởng chậm, thì thời điểm này cần tiến hành lấy giống và làm đất, trồng lại vườn mới.

Lưu ý khi trồng rau ngót tại nhà

Rau ngót ít bị sâu bệnh, tuy nhiên vẫn có thể gặp một số đối tượng gây hại như sâu cuốn lá, sâu xanh, rầy và rệp. Vì vậy, cần áp dụng nguyên tắc phòng là chính thông qua các biện pháp canh tác tổng hợp:

  • Chọn giống từ vườn sạch bệnh, đảm bảo cây con khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.

  • Vệ sinh vườn thường xuyên, loại bỏ cành già, cành sâu bệnh và tiêu hủy đúng cách để tránh lây lan.

  • Bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục, kết hợp với chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma giúp cải tạo đất, tiêu diệt nguồn bệnh và trứng sâu trong đất.

Khi bắt buộc phải sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho rau, bà con cần phải: 

  • Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

  • Ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học, an toàn cho sức khỏe và môi trường.

  • Đảm bảo thời gian cách ly từ 7–14 ngày trước khi thu hoạch để tránh tồn dư hóa chất trong rau.

Ăn rau ngót có tốt không? 

Rau ngót là loại rau quen thuộc, giàu dinh dưỡng và dễ chế biến trong các bữa cơm gia đình Việt. Với vị ngọt thanh và hàm lượng cao protein, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, rau ngót giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân, thanh lọc cơ thể và đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh nhờ khả năng tăng tiết sữa. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng hợp lý để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng hấp thu canxi.

Rau ngót là nguyên liệu quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt

Những thắc mắc thường gặp về cách trồng rau ngót tại nhà

Trồng rau ngót bao lâu thu hoạch?

Thông thường, sau khoảng 2–3 tháng trồng bằng cành giâm, rau ngót có thể bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên. Sau đó, cây có thể tiếp tục ra lá và thu hoạch định kỳ trong vòng 2–3 năm.

Giâm cành rau ngót bao lâu thì ra rễ?

Cành rau ngót sau khi giâm vào đất hoặc giá thể thường ra rễ sau 10–15 ngày, tùy điều kiện độ ẩm, ánh sáng và kỹ thuật chăm sóc.

Uống nước rau ngót xay có tác dụng gì?

Nước rau ngót xay giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tăng cường sức khỏe sau sinh, kích thích tiết sữa, và giảm táo bón nhờ hàm lượng chất xơ và vitamin cao.

Rau ngót có bao nhiêu canxi?

Trung bình trong 100g lá rau ngót tươi chứa khoảng 169mg canxi, giúp hỗ trợ xương chắc khỏe và bổ sung khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Những ai không nên ăn rau ngót?

Phụ nữ đang mang thai (đặc biệt 3 tháng đầu) không nên ăn nhiều rau ngót sống hoặc xay vì có thể gây co bóp tử cung. Ngoài ra, người mất ngủ, người bị rối loạn hấp thu canxi cũng nên hạn chế dùng quá thường xuyên.

Với cách trồng rau ngót tại nhà đúng kỹ thuật, bạn hoàn toàn có thể thu hoạch rau xanh sạch, ít sâu bệnh và tiết kiệm chi phí trong thời gian dài. Cùng Nông Nghiệp Phố tìm hiểu nhiều hơn các bài viết trồng rau sạch tại nhà nhé. Chúc các bạn thành công! 

Nếu bạn đang tìm kiếm vật tư trồng rau, phân hữu cơ hoặc hạt giống rau uy tín, hãy ghé Nông Nghiệp Phố – chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp sản phẩm chính hãng, tiện lợi và uy tín trên toàn quốc.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Nội dung bài viết