DANH MỤC SẢN PHẨM

CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHO CÂY MAI SAU TẾT | Nông nghiệp phố

Nông Nghiệp Phố
Th 2 27/01/2020
Nội dung bài viết

Sau những ngày rộn ràng khoe sắc đón xuân, là thời điểm cây mai cần được phục hồi đâm chồi, nảy lộc. Cùng với tiết trời nắng ấm là điều kiện thuận lợi để các loại sâu bệnh như: bọ trĩ, sâu đục thân, sâu ăn lá, các loại bệnh do nấm,... tấn công và gây hại cho cây mai. Vì thế, tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh cần được chú trọng hơn hết, chúng ta cần phải có sự chăm sóc đặc biệt để phòng trừ sâu bệnh hại cho cây mai sau tết!

 

cham-soc-và-phong-tru-sau-benh-hai-cho-cay-mai-sau-tet

 

1. Cắt tỉa hoa, cành nhánh

Thời gian phù hợp để tiến hành cắt tỉa mai là khoảng mùng 10 tháng giêng âm lịch, chậm nhất là ngày 20. Cắt bỏ hết hoa và nụ để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Tuy nhiên, chỉ nên cắt giữa cuống hoa hoặc cuống nụ và giữ lại cọng đài vì những vị trí này sẽ cho nhiều chồi mới.

 

cham-soc-và-phong-tru-sau-benh-hai-cho-cay-mai-sau-tet


2. Thay đất cho cây


Đất trồng mai nên chọn loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng. Tùy theo cách chăm sóc của mỗi người mà có rất nhiều tỉ lệ để trộn hỗn hợp đất trồng mai với các loại giá thể như: xơ dừa, trấu sống, đất thịt kết hợp thêm với một lượng 10 – 15% phân hữu cơ (phân bò, phân trùn quế, phân gà nhật...) theo lượng đất tương ứng trong chậu để cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho đất.


 

3. Phân bón cho mai


Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển mà chọn loại phân bón phù hợp cho cây. Tuy nhiên phân hữu cơ trùn quế là loại phân có thể sử dụng cho cây ở mọi giai đoạn, với hàm lượng dinh dưỡng đồng đều bổ sung những khoáng chất cần thiết cho cây giúp hệ rễ của cây phát triển khỏe, tăng sức đề kháng, hạn chế được một sô bệnh về rễ và kháng lại được nhiều bệnh hại trên cây.


4. Một số loại sâu bệnh hại cần được phòng trừ cho cây mai sau tết


a. Bọ trĩ

 

cham-soc-và-phong-tru-sau-benh-hai-cho-cay-mai-sau-tet


Sau tết thời tiết nắng ấm cũng là thời điểm mai bắt đầu nảy chồi, ra lá non tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển đặc biệt là bọ trĩ.


Bọ trĩ còn gọi là “rầy lửa” hay “bù lạch” có thân mình rất nhỏ thường xuất hiện từng đám nhỏ gây hại ở các lá non, chồi non của cây. Bọ trĩ chủ yếu gây hại vào ban đêm, chúng hút nhựa và cắn phá lá no, ban ngày chúng tụ lại thành nhóm trú ngụ ở mặt dưới lá non nên rất khó phát hiện. Chỉ khi nào quan sát thấy chồi, lá non bị quăn queo, khô héo thì mới phát hiện được chúng.


Vì thế, cách tốt nhất là phải phòng ngừa bọ trĩ tấn công ngay từ lúc cây vừa bắt đầu đâm chồi, ra lá non. Có thể sử dụng các loại thuốc chuyên trị bọ trĩ như: Radiant, Confidor, Yamidavới liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì của sản phẩm, các lần phun cách nhau 7 đến 10 ngày. Trường hợp cây đã bị gây hại tương đối nặng các lần phun có thể dầy hơn và cần luân phiên các gốc thuốc khác nhau vì bọ trĩ rất dễ kháng thuốc.


b. Sâu đục thân

 

cham-soc-và-phong-tru-sau-benh-hai-cho-cay-mai-sau-tet


Sâu đục thân là loài sâu nhỏ, nhưng chính nó là nỗi ám ảnh lớn đối với người trồng mai. Vì khi phát hiện ra sự hiện diện của sâu đục thân thì cây lúc này bộ phận mà sâu gây hại đã không còn cứu vãn được nữa.


Sâu đục thân có thể gây hại bất cứ lúc nào vì thế cần phải phòng ngừa cho cây ngay từ lúc đầu. Thông thường có thể sử dụng thuốc trừ sâu Regent để rải gốc 1 năm 2 lần, lần 1 vào tháng giêng âm lịch sau khi thay đất cho mai khoảng 15 đến 20 ngày và lần 2 là vào tháng 6 âm lịch. Khi cây bị gây hại tiến hành cắt bỏ và tiêu hủy cành nhánh đã bị hại sau đó có thể sử dụng các loại thuốc như: motox 5EC, SK Enpray 99 để tiếp tục phòng và trị.


c. Sâu nái

 

cham-soc-và-phong-tru-sau-benh-hai-cho-cay-mai-sau-tet


Sâu nái là loại sâu chuyên ăn lá non và đọt non của cây mai, làm cây mất sức, giảm đà sinh trưởng, làm mất thẩm mỹ. Ban ngày, sâu nái nằm ẩn mình phía dưới lá nếu không quan sát kỹ sẽ khó phát hiện ra chúng. Chỉ ban đêm tối trời chúng mới bò ra để ăn trụi các lá non và đọt non của cây mai.


Sâu nái thường chỉ xuất hiện vào thời điểm cây ra chồi lá non sau tết, vì thế cần có các biện pháp phòng trừ kịp thời. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Su 35, Cóc tía, Haihamec để phun phòng và trị sâu cho cây.


d. Các loại bệnh do nấm


Các loại bệnh do nấm thường xuất hiện và gây hại trên cây mai như: nấm hồng, đốm đồng tiền, cháy lá, đốm lá, rỉ sắt…cần được phun thuốc phòng ngừa thường xuyên định kỳ. Có thể sử dụng các loại thuốc gốc đồng, thuốc trị nấm như: coc85, antracol, nativo…để phòng và trị định kỳ 7 đến 10 ngày 1 lần, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

 

 

Thông qua bài viết "Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây mai sau tết" sẽ giúp các bạn có những kiến thức cơ bản để giúp những cây mai nhà mình tránh được những loại sâu bệnh hại tất công sau tết đồng thời giúp chúng phát triển một cách khỏe mạnh.

 

Xem thêm: Hướng dẫn thay đất phục hồi cây mai sau tết

 

Các bạn có thể liên hệ qua trang web: NONGNGHIEPPHO.VN để được tư vấn miễn phí kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa này nhé. Hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0913134439 - 0901473486 (Miền Nam) 0963065386 (Miền Bắc). 

Phân hữu cơ Úc đậm đặc dạng viên BOUNCE BACK

29,000₫
Giảm 3% đơn từ 249K. Chỉ áp dụng khi đặt tại Website

Phân bón lá đậm đặc cao cấp VITAMIN B1 GROWMORE

17,000₫
Giảm 3% đơn từ 249K. Chỉ áp dụng khi đặt tại Website

Nội dung bài viết