DANH MỤC SẢN PHẨM

Cách trồng lan rừng siêu dễ | NÔNG NGHIỆP PHỐ

Nông Nghiệp Phố
Th 3 06/08/2019
Nội dung bài viết

Lan rừng có nguồn gốc tự nhiên, biểu tượng cho nét vương giả, mang vẻ đẹp tinh tế và sang trọng hiếm thấy. Lan rừng có loài sẽ dễ thuần hóa và có một số loài rất khó thuần hóa. Vì giá trị tinh thần cũng như giá trị về kinh tế mà lan rừng mang lại rất cao. Những người chơi lan là những người rất yêu lan và tìm hiểu rất kỹ về lan. Trồng và chăm sóc lan rừng chúng ta nên am hiểu về môi trường sống cũng như đặc điểm sinh thái của chúng thì việc chăm sóc chúng sẽ trở nên dễ dàng. Cùng bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách trồng lan đơn giản mà mang lại những hiệu quả nhất

 

1. Cách xử lí lan rừng khi mới mua về

Sau khi mua lan hay mang từ rừng về là những cây không có chậu, trơ rễ. Bộ rễ đã có phần tổn thương và bị sốc nhiệt độ từ khu vực ẩm mát về nóng khô sẽ làm cây bị mất nước và nhất thiết phải qua bước xử lí trước khi trồng chung với các cây khác trong vườn để tranh nhiễm bệnh hoặc lây bệnh cũng như đảm bảo khả năng sống khỏe của cây lan.

 

cach-trong-lan-rung-sieu-de

 

+ Do không còn rễ nên tuyệt đối không được bón phân.

 

+ Cắt tỉa bớt những phần hư thối, dập nát vì đó sẽ là nơi bệnh thâm nhập.

 

+ Nếu có các lá bệnh thì cắt bỏ (luôn dùng dao kéo đã khử trùng bằng lửa hoặc cồn)

 

+ Cắt bỏ các rễ quá già, các rễ hư thối.

 

+ Nhổ hết cỏ, rêu không cần thiết (những thứ này nhìn có vẻ đẹp nhưng chúng là một nguồn tranh chất dinh dưỡng của lan nên tốt nhất là nên bỏ hết).

 

+ Nếu trên cành hoa còn khá nhiều hoa thì cứ để nếu chỉ còn vài hoa thì cắt bỏ luôn cành hoa đó để cây mau hồi sức.

 

+ Nếu vườn trồng nhiều loại lan khác nhau thì đừng nên để lộn xộn mà hãy đặt những cây cùng loại chung với nhau cho tiện chăm sóc

 

cach-trong-lan-rung-sieu-de

 

Sau đó để cây nơi râm mát, phun sương 2 – 3 lần/ngày để giữ ẩm cho cây (tùy chỉnh theo khí hậu: trời nóng thì tăng, lạnh mát thì giảm). Tới đây thì phải đợi cho rễ ra chừng 3 – 4 cm thì mới nên đem trồng, còn không muốn thì cứ trồng luôn, nhớ giữ ẩm cho cây, không nên tưới nước mà chỉ cần phun sương sơ sơ trong lên chậu và trên lá để giữ ẩm. Như vậy rễ sẽ mọc ra.


Nhớ giữ cây trong chậu hoặc trên khúc cây cho chắc chắn, nếu không sẽ làm hư đầu rễ.

 

Khi cây đã hồi sức, phát triển ổn định: ra rễ dài, bắt đầu mọc mầm thì hãy tưới nước, bón phân bình thường lại

 

2. Cách chăm sóc lan rừng sau khi bộ rễ của lan đã ổn định

Hoa lan nói chung và lan rừng nói riêng là giống cây ưa ẩm, bóng mát bởi đặc tính sống trong rừng, vì thế môi trường sống của lan rừng cần thiết kế sao cho không có quá nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp, nên chọn nơi ít ánh sáng chói, thoáng gió.

 

cach-trong-lan-rung-sieu-de

 

Cách trồng lan rừng phải đặc biệt lưu ý đến giá thể trồng, phải chọn những loại phù hợp với lan rừng, gần gũi với môi trường thiên nhiên mà lan thường sống. Hai loại giá thể thích hợp nhất để trồng lan rừng là gỗ và dớn, trong đó dớn có dớn sợi (già, hóa mỗ) và dớn vụn (phần non của thân cây dớn).

 

Cách xử lý 1 số giá thể phổ biến:

 

cach-trong-lan-rung-sieu-de

 

Vỏ thông: Ngâm cùng nước vôi trong 1-2 ngày trước khi trồng, nếu muốn nhanh thì có thể luộc lên để nguội là trồng được

 

Than củi: Cần ngâm than tối thiểu 3 ngày hoặc ngâm đến khi than “no nước” và chìm. Cần thay nước khi ngâm để than giảm lượng axit. Nếu có điều kiện nên ngâm than trước khi trồng trong nước vôi trong khoảng 1 ngày.

 

Dớn (cây dương xỉ): Rất nhiều người sau khi ghép lan vào bảng hoặc cây dớn 1 thời gian thấy rễ bị đen. Nguyên nhân là rễ bị ngộ độc khi bám vào giá thể chưa được xử lý. Vậy phải xử lý dớn thế nào trước khi trồng?


Khi mua hoặc khai thác dớn về cần phơi khô dớn. Ngâm và thay nước ngâm vài ngày, lại phơi cho ráo. Ngâm lại với nước vôi (hoặc Physan) trong tối thiểu 3 ngày để khử độc, phơi cho ráo và phun hoặc ngâm với Ridomil Gold để chống nấm bệnh trước khi ghép.

 

Cây, gỗ, lũa: Cần bóc lớp vỏ trước khi ghép (vì nếu để vỏ, thời gian sau sẽ bị bong vỏ cây sẽ phải ghép lại). Phơi cây cho khô, ngâm nước vài ngày để rễ không bị hút nước ngược. Trước khi ghép nên phun Ridomil Gold để chống nấm bệnh.

 

3. Ghép hoặc tách chồi lan

 

cach-trong-lan-rung-sieu-de

 

Khi cây mới mua về, nên quan sát bộ rễ, nếu trong bụi lan có cây con và đang có rễ non, nếu rễ còn tốt không bị bầm dập thì cố gắng giữ lại. Còn không bạn nên cắt sát gốc, chỉ chừa lại 1 phần rễ ngắn khoảng 1cm.

 

Thời điểm không nên tiến hành chiết hay ghép cành lan rừng đó là vào khoảng tháng 7 hay tháng 11 vì thời điểm này rễ lan phát triển chậm, kích thước của cây lan con cũng nhỏ hơn nhiều so với những cây được chiết tách vào mùa xuân.

 

Nếu bạn là người mới chơi lan hoàng thảo, tốt nhất không nên ham chiết tách nếu không biết mà hãy để nguyên bụi lớn trồng, bởi cây có thể bị mất sức, héo khi bạn không biết chiết hoặc chăm sóc.

 


Nông nghiệp Phố là nơi cung cấp đa dạng và đầy đủ các vật tư trồng lan nơi phố thị cũng như các trang trại với dịch vụ giao hàng tận nơi trên toàn quốc. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc trồng lan cứ liên hệ qua trang web: nongnghieppho.vn hoặc trực tiếp qua Hotline: 0913314439 – 0901473486 để được các kỹ sư Nông nghiệp tư vấn kỹ thuật hoàn toàn miễn phí nhé!

Nội dung bài viết