Cách trồng lan bằng dớn bảng | Nông nghiệp phố
Nông Nghiệp Phố
Th 3 20/08/2019
Nội dung bài viết
Thêm một mùa ghép lan đã đến, đã đến lúc những mầm non bắt đầu thức giấc sau giấc ngủ dài và những bông lan đủ màu sắc đua nhau khoa sắc tạo nên vẻ đẹp cho khu vườn. Hiện này có nhiều các trồng lan và bằng các vật liệu khác nhau. Trồng trên vỏ thông, gỗ thì chắc hẵn ai cũng đã biết. Bạn đã nghe đến dớn bảng chưa? Hiện tại dớn bảng đang được áp dụng phổ biến trong việc trồng lan, bài viết này sẽ cung cấp một số kinh nghiệm về các trồng lan bằng dớn bảng cho bạn đọc tham khảo thêm nhé.
1/ Dớn bảng là gì?
Dớn bảng là chất trồng cây được lấy từ rễ của cây dương xỉ rừng. Dớn bảng có màu nâu, đen và khối lượng rất nhẹ vì đã được phơi khô. Dớn bảng khai thác ở rừng thường có hình trụ tròn, có nhiều rễ dương xỉ nhỏ bám xung quanh thân, xẻ nhỏ để ghép vào các loại hoa lan. Dớn Bảng có hàm lượng chất dinh dưỡng khác cao giúp cho cây sinh trưởng tốt và giúp giữ ẩm cũng khá tốt. Hiện nay dớn bảng là một trong những vật liệu phổ biến để trồng phong lan.
2/ Xử lí giá thể dớn bảng
Ngâm dớn trong nước vôi (pha theo tỷ lệ 100 gam vôi pha với 10 lít nước) ngâm trong khoảng 30 phút đến 3 ngày. Mục đích của việc này là để trung hòa acid có trong dớn, diệt trừ các loại nấm khuẩn thêm các loại côn trùng gây hại như ốc sên, cuốn chiếu, mối, kiến,vv… Nếu có thể ngâm lâu hơn thì còn giúp diệt trừ thêm cỏ dại tồn dư.
Nếu nhà vườn muốn kĩ hơn và có thêm thời gian và điều kiện thì nên đem dớn đi luộc trong nước vôi, hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều.
Sau khi đã ngâm vôi, ta sẽ tiến hành rửa lại thật sạch với nước và để ráo nơi thoáng mát rồi tiến hành ghép cây lan lên.
Nếu trường hợp bạn không có thời gian để không xử lý, chắc chắn hậu quả thật khó lường vì bước này rất quan trọng.
3/ Xử lí giống lan
Bước 1: Cắt tỉa bớt các rễ già và đã khô (để lại 1 khúc rễ ngắn khoảng 1,5cm để gắn lên dớn). Cắt bỏ thêm đoạn giả hành bị gãy hay dập, ngắt bỏ lá bị vàng. Hoặc bạn cũng có thể để bộ rễ lại, sau khi ghép lên dớn thì sẽ cắt, có thể bạn sẽ ghép dễ hơn.
Bước 2: Lấy dao tách từng miếng giả hành lại thành từng cặp. Chú ý để ý đến mắt ngủ để không cắt phạm vào mắt ngủ, ảnh hưởng tỷ lệ nảy mầm của mắt.
Có thể dùng cách khác là tách riêng từng miếng giả hành ra, theo kinh nghiệm của người trồng lan, việc tách giả hành đơn lẻ rồi nuôi mầm mới.
Bước 3:
Tiến hành ngâm toàn bộ giống lan muốn trồng với nước vôi trong 15 phút hoặc ngâm với Physan (mua trong cửa hàng nông nghiệp) với nồng độ 1ml pha với 1 lít nước ngâm trong 10 phút.
Tiến hành vớt ra, để cho ráo nước. Sau đó ngâm thêm với các loại phân bón kích ra rễ (N3M) , kích nảy mầm nhanh (Atonik) để tăng khả năng sống sót…Nên lựa chọn các chế phẩm chuyên dùng cho lan và tại cửa hành uy tín về nông nghiệp. Nếu trường hợp bạn thấy cây lan đã ra rễ thì không cần phải ngâm thêm chất kích rễ.
Sau khi ngâm vớt ra để khô ráo thì mới có thể ghép được.
4/ Cách ghép lan vào dớn bảng
Trước khi ghép, bạn tiến hành chia các giống ra theo độ dài và kích thước. Ghép có tự tương đồng về độ dài ngắn thì miếng dớn sẽ đẹp hơn.
Tiến hành làm móc đầu tiên đảm bảo độ dài từ dớn bảng đến lưới che nên cách nhau một khoảng là 1,2m nếu trong điều kiện lạnh hay xa hơn khoảng 1,5m trong điều kiện ở nơi nóng. Dùng móc lớn để đảm bảo treo lan chịu được nặng và không bị rớt.
Dùng dây thép bẻ cong như hình chữ U và gắn vào đoạn rễ sao cho mắt ngủ của giả hành hướng ra ngoài. Nên có thêm 1 cọng dây chữ U nữa để cố định giả hành vào bảng, tạo lực ép không quá mạnh cũng không quá yếu để không làm giập giả hành. Bạn nên chú ý bạn ghép càng chắc thì rễ sẽ càng nhanh bám và cây con sẽ càng khỏe hơn. Khâu ghép là khâu quá quan trọng.
5/ Chăm sóc lan sau khi ghép vào dớn bảng
Tưới nước: tiến hành tưới nước mỗi ngày từ 1 – 2 lần tùy điều kiện thời tiết, tùy vào mức độ ẩm hay khô của giá thể và mù vụ. Bạn có thể tìm hiểu thêm ở các bài viết khác.
Phun chế phẩm sinh học NPK có bổ sung thêm các nguyên tố trung và vi lượng khác để cây sinh trưởng tốt và phun theo đúng liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất. có thể theo chu kỳ 1-2 tuần phun 1 lần, tiến hành phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát và chú ý thời tiết.
Sau khi mầm bắt đầu ra rễ được 3 – 5cm thì bạn bắt đầu cổ sung thêm phân tan chậm 14-13-13 hay các loại phân hữu cơ tan chậm như 5-5-5+TE
Có thể dùng phân chuồng đã ủ hoai mục (phân bò, phân dê, phân dơi,…) để bón cho cây.
Lưu ý: Phân hữu cơ tan chậm hay các loại phân chuồng có tác dụng trong 2-3 tháng, vì thế sau 2-3 tháng thì bạn tiến hành thay phân.
Chăm sóc như vậy đến khi lan thắt ngọn, chọn phân 20-20-20+TE thành 6-30-30+TE và bón thêm 3 lần nữa.
Phòng bệnh: trong quá trình chăm sóc, bạn chọn các loại thuốc phòng bệnh như Agrifos 400 hoặc Benkona,… phun chu kỳ 1 tháng phun 1 lần.
Trong quá trình chăm sóc, nên đặt hoặc treo lan ở nơi có mái che hoặc lưới che mát khoảng 60%.
Dớn bảng đã được sử dụng nhiều để ghép lan giúp lan có tỷ lệ nảy mầm cao và cây phát triển tốt. Chính vì vậy, dớn bảng cũng là một lựa chọn cho nhà vườn muốn có cây lan tốt từ khâu ghép.
XEM THÊM
Cách ghép lan trên gỗ lũa đơn giản cho người mới bắt đầu
Bật mí 4 cách trồng lan khiến khu vườn bạn thêm phần độc đáo
Bí kíp bón phân cho hoa lan dành cho người mới bắt đầu
Nông nghiệp Phố là nơi cung cấp đa dạng và đầy đủ các vật tư trồng lan nơi phố thị cũng như các trang trại trồng lan với dịch vụ giao hàng tận nơi trên toàn quốc. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc trồng lan cứ liên hệ qua trang web: nongnghieppho.vn hoặc trực tiếp qua Hotline: 0913314439 – 0901473486 (miền Nam) 0963065386 (miền Bắc) để được các kỹ sư Nông nghiệp tư vấn kỹ thuật trồng lan hoàn toàn miễn phí nhé!