DANH MỤC SẢN PHẨM

Cách chăm sóc cây cảnh trồng trong nhà

Th 2 02/04/2018
Nội dung bài viết

Trong bài viết này,Nông Nghiệp Phố xin đưa ra kinh nghiệm về cách chăm sóc cây xanh, cây cảnh trong nhà, văn phòng một cách chung và tổng thể nhất. Làm sao để cho cây có thể thích nghi, phát triển một cách khoẻ mạnh khi được trồng trong nhà, văn phòng hay cơ quan làm việc. Đồng thời Nông Nghiệp Phố sẽ giải thích tại sao cây bi vàng lá, héo lá, thối thân, thối rễ và một số bệnh thường gặp và cách phòng chống, khắc phục những bênh này một cách hiệu quả nhất.

Vị trí đặt chậu cây cảnh

Hầu hết cây trồng trong nhà sẽ lớn nhanh trong chậu có nhiều ánh sáng, thoát nước tốt ở nhiệt độ đều và độ ẩm cao thích hợp. Tuy nhiên, lại có một số cây có nhu cầu riêng biệt. Ví dụ, cây có hoa và những cây có lá đốm thì cần nhiều ánh sáng hơn so với những cây có lá xanh và nhẵn, trong khi đó họ dương xỉ lại thích ở nơi tối hơn. Xương rồng, cây mọng nước và cây ăn thịt lại thích được đặt ở bậu cửa có ánh sáng nhưng lại tránh đặt trên bậu cửa chính nam vào mùa hè nơi chúng dễ bị héo. Phong lan thích ánh sáng mặt trời gián tiếp, nhiều không khí trong lành và độ ẩm cao. Nói chung, nếu điều kiện sinh trưởng không tốt, không phù hợp, cây có hoa sẽ ít ra hoa và để cây có lá bị ố, trắng được xanh trở lại, cần phải cải thiện điều kiện ánh sáng.

Cách chăm sóc cây cảnh trong nhà như sau:

*Tưới nước

– Hầu hết các cây trồng trong nhà hay đặt trong văn phòng sẽ bị chết nếu bị tưới nước quá nhiều. Cần giữ độ ẩm cho đất nhưng phải chờ cho đến khi phân gần khô hết trước khi tưới tiếp. Bạn có thể kiểm tra bằng cách ấn ngón tay vào đất.

– Tưới nước từ trên xuống và đặt đĩa hứng nước dưới chậu để cho phần nước thừa được thoát ra và không làm mất vệ sinh.

– Nói chung, các loại cây đều cần nhiều nước hơn vào mùa sinh trưởng mùa xuân và mùa hè so với thời kỳ ngủ đông, mùa lạnh.

– Nước máy là nước tưới tốt nhất cho hầu hết các loại cây nhưng một số loại cây đặc biệt như phong lan và cây ăn thịt thì cần phải cầu kỳ hơn.

– Mùa đông thì tưới ít hơn so với mùa hè, mùa xuân khi cây đang sinh trưởng.

*Tạo độ ẩm

Cây dương xỉ, hoa phong lan, cây dứa, cây dong và các loại cây nhiệt đới khác đều thích được cung cấp độ ẩm hàng ngày bằng bình xịt cầm tay. Đối với cây trên cạn, có thể tạo độ ẩm bằng cách đặt cây lên khay sỏi có nước.

*Tưới nước khi vắng nhà/ văn phòng vắng nhân viên

– Hầu hết các loại cây trồng trong nhà, cây đặt trong văn phòng vẫn có thể sống được dù bị bỏ tưới nước từ một đến hai tuần. Hãy tưới nước cẩn thận tất cả các chậu trước khi đi vắng.

– Những cây trồng trong chậu lớn nên được đặt trong phòng có bóng râm.

– Những cây trồng trong chậu nhỏ hơn, cây có rễ bó chặt quanh chậu thích ẩm.

Bón phân cho chậu cây trong nhà/ cây cảnh trong văn phòng

            – Nhiều loại cây vẫn có thể sinh trưởng mà không cần bón phân nhưng cây có hoa lại rất cần được bón phân lỏng hàng tuần.

– Khi chuyển cây vào trong chậu lớn hơn, cần cho thêm phân dạng hạt vào phân trộn theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh bón quá nhiều.

Cắt tỉa cây cảnh:

– Hầu hết các cây đều dễ chăm sóc nên hãy ngắt hết hoa khô và lá vàng.

– Cắt tỉa hết cành thừa bằng kéo nếu cần.

Vệ sinh chậu cây, lá cây:

– Bụi bẩn có thể bám nhanh trên lá, không chỉ làm cho cây không được đẹp mắt mà còn ngăn cản sự phát triển của cây. Hãy lau sạch lá bằng bông nhúng nước.

Rệp bọ:

– Nếu thấy cây đang thiếu sức sống, hãy tìm kiếm các búi tơ màu trắng. Đây là nơi trú ngụ của rệp đốm hoặc rệp bông hút nhựa cây. Hãy diệt trừ rệp bằng cách xịt xà phòng.

– Rệp hình sao bám trên thân hoặc lá cây là dấu hiệu của côn trùng dùng miệng hút. Hãy loại bỏ loại rệp này bằng cách dùng bông lau kỹ.

– Mạng nhện ở đầu lá và lá ngả vàng là dấu hiệu của nhện đỏ. Loại nhện này phát triển mạnh trong điều kiện khô và ấm – hãy loại bỏ những phần cây bị xâm hại và phun nước xung quanh cây để ngăn bùng phát.

Cách khắc phục những bệnh thường gặp như vàng lá, thối thân, thối rễ, bạch lá, rệp trắng…

Để khắc phục những nguyên nhân trên, ta sẽ đi giải quyết và khắc phục những nguyên nhân gây ra.

Vàng lá:

Kiểm tra độ ẩm đất nếu đất quá ẩm nguyên nhân do tưới quá nhiều nước thì bạn cần dịch chuyển ngay cây ra vị trí thông thoáng, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu nhẹ như gần cửa sổ kính, ban công…(tránh chuyển cây ra vị trí có ánh sáng gắt, cây rễ bị cháy lá và hỏng) Kiểm tra vị trí đáy chậu giúp thoát nước cho cây và ngưng tưới từ 1 – 2 tuần. Sau đó kiểm tra độ ẩm đất sao cho giống với trường hợp ở Mục A phần 2 thì ta bắt đầu tưới nước theo cách tưới đã trình bày ở bài viết.

Vàng lá do thiếu chất:

Cần bổ sung phân bón thích hợp cho cây (NPK). Thay đất trồng mới (đối với cây đã trồng lâu trong chậu).

Vàng lá + Thối thân + Thối rễ:

Vàng lá thì ta có thể nhận biết bằng mắt. Còn đối với thối cành, thối thân thì có thể nhận biết bằng mắt hoặc dùng tay cậy lớp vỏ trên cành hoặc thân để nhận biết (Nếu có màu đen hoặc đang ngả sang màu vàng đậm thì chứng tỏ cây của bạn đang bị thối thân và chết dần).

Cách khắc phục: Cắt tỉa cành bị thối, lá vàng và dịch chuyển cây ra vị trí có ánh sáng chiếu nhẹ ngoài trời hoặc gần cửa sổ… Việc chăm sóc cây cần cẩn thận tỉ mỉ.

Bạch lá:

Nguyên nhân là thiếu ánh sáng.

Lúc này bạn đưa cây ra vị trí có ánh sáng vừa phải: (Ban công, gần cửa sổ, vị trí có ánh sáng mặt trời chiếu nhẹ…)

Rệp trắng:

Do môi trường ẩm rễ gây ra rệp trắng. Ta xử lý như sau:

Dùng khăn lau sạch nhũng vào dung dịch muối pha loãng hoặc nước có pha với nước rửa bát ta lau sạch rệp trắng có bám trên lá cây. Thực hiện sao cho sạch hết dệt bám trên cây (tránh lau vào những lá khác để hạn chế lây lan)

Ta thực hiện một vài lần thì sẽ hạn chế được bệnh rệp trắng.

Ngoài ra, ta có thể dùng thuốc diệt rệp trắng mua ở những cửa hàng bán phân bón, chăm sóc cây xanh.

 


 

Tìm mua hạt giống, phân bón, đất sạch, dụng cụ trồng cây… tại đây  -> Shop Nông Nghiệp Phố.

Nội dung bài viết