DANH MỤC SẢN PHẨM

CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI TRỒNG DƯA LEO TẠI NHÀ

Phạm Nhẫn
Th 5 04/06/2020
Nội dung bài viết

Dạo gần đây, dưa leo rất được các chị em nhà phố ưa chuộng trong việc chọn trồng tại nhà  bởi đặc tính của nó cũng khá dễ chăm sóc mà còn cho trái quanh năm. Mặc dù là loại cây dễ trồng thế nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề xoay quanh về dưa leo khiến các chị em thường hay thắc mắc và gặp phải. Hãy cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu “Các vấn đề thường gặp khi trồng dưa leo tại nhà” nhé!

 

 

CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI TRỒNG DƯA LEO TẠI NHÀ
 

1/ TẠI SAO DƯA LEO RA HOA NHƯNG KHÔNG ĐẬU QUẢ

Lắm lúc các bạn sẽ thấy cây dưa leo nhà mình ra rất nhiều hoa mà không đậu trái nào hoặc đậu trái rất ít. Việc đầu tiên là các bạn sẽ trách ngay người bán hạt giống đúng không nào? Nếu bạn rơi vào tình trạng như thế thì hãy bình tĩnh nhé! Vấn đề ở đây là nằm ở việc thụ phấn chứ không phải do nguồn giống kém chất lượng đâu

 

Nếu chúng ta canh tác với diện tích rộng thì dưa leo sẽ được thụ phấn nhờ vào côn trùng hoặc nhờ gió. Thế nhưng, với điều kiện phố thị thế này thêm vào đó chúng ta chỉ trồng 1 đến 2 cây tại nhà thì khó mà thụ phấn theo cách tự nhiên ấy. Bắt buộc chúng ta phải tiến hành thụ phấn cho cây dưa leo nhà mình.

 

Phương pháp thụ phấn cho dưa leo

 

Đầu tiên, các bạn cần phải phân biệt được hoa đực và hoa cái

+Hoa đực: thường mọc ở nách nhánh, mỗi nách nhánh có một cụm nhiều hoa đực.Hoa đực ngắn hơn và không phát triển bầu nhỏ phía dưới giống như hoa cái. Lấy hoa đực to, đẹp, không sâu bệnh, nhị đực phân thuỳ có bao phấn to màu vàng sáng ở cây này để thụ phấn cho hoa cái cây kia phát huy được ưu thế lai, quả sẽ to, đẹp hơn là thụ phấn cho hoa cùng gốc.

 

 

+Hoa cái: thường mọc từ nách lá, mỗi nách thông thường có 1 hoa cái tùy loại giống. Hoa cái có một bầu nhỏ nếu được thụ phấn, bầu này sẽ phát triển thành quả. Chọn những hoa cái hoàn chỉnh, nhuỵ hoa có đầy đủ đài hoa, núm nhuỵ, cánh hoa, không bị sâu, bệnh hại ở những vị trí định cho đậu quả để thụ phấn.

 

 

Cách làm: dùng tay hay kéo cắt lấy hoa đực có đoạn cuống dài 5cm, cắt hoặc vặt hết cánh hoa cho khỏi vướng đầu nhị có bao phấn, chấm nhẹ đầu nhị của hoa đực vào núm nhuỵ của hoa cái sao cho hạt phấn màu vàng mịn từ hoa đực bám vào núm nhuỵ hoa cái là đạt yêu cầu. Nếu cẩn thận hơn, có thể dùng chổi sơn loại nhỏ hoặc bông khoe tai quét phấn từ hoa đực rồi bôi sang nhuỵ hoa cái. Để đạt tỷ lệ đậu quả cao, trước và sau khi thụ phấn nhân tạo cho rau, cần cung cấp đầy đủ và cân đối các loại phân bón, nước tưới cho cây nhé.

Thời gian tiến hành thụ phấn hợp lí là từ 7-8 giờ sáng.
 

 


2/ TẠI SAO DƯA LEO KHÔNG CHO TRÁI HOẶC CHO TRÁI ÍT

Một trong những vấn đề thường gặp khi trồng dưa leo tại nhà đó chính là dưa leo không cho trái hoặc cho trái ít. Có rất nhiều nguyên nhân  dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu chính là điều kiện thời tiếtnhiệt độ. Nếu dưa leo trồng ở điều kiện đất quá ẩm ướt, ánh sáng và độ ẩm quá thấp thì phấn hoa bị kết dính mà không thể thụ phấn được. Ngược lại, nếu đất quá khô, thiếu nước, nhiệt độ và ánh nắng quá gắt sẽ khiến cây bị thiếu dinh dưỡng, hoa teo lại, phấn hoa quá khô sẽ không thể thụ phấn để ra trái

 

Việc trồng các cây dưa leo quá gần cũng dẫn đến việc khó thụ phấn, làm giảm số lượng trái

 

Trong giai đoạn ra hoa và kết trái chúng ta nên hạn chế bón các loại phân giàu hàm lượng đạm bởi chúng chỉ kích thích phát triển thân và cành.  

3/ TẠI SAO TRÁI DƯA LEO BỊ ĐẮNG

Đã trải qua một quá trình dài từ lúc gieo hạt, chăm cây lớn lên từng ngày thế nhưng đến khi thu hoạch thì trái dưa leo lại bị đắng, điều này khiến nhiều chị em không khỏi “bực mình”. Vậy những nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng dưa leo bị đắng?

 

 

+Thời tiết khô hạn: Khi trời nắng nóng và khô là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dưa chuột bị đắng. Để khắc phục được nguyên nhân đó bạn nên cung cấp nước đều đặn cho cây, đặc biệt là vào những ngày khô hạn hoặc trong thời điểm cây ra hoa và kết trái.

 

+Đất trồng không đủ dinh dưỡng: đây là một trong những yếu tố khiến dưa chuột bị đắng. Dưa chuột là loại cây ra trái liên tục suốt 2 tháng nên chúng cần phải cung cấp một lượng dinh dưỡng dồi dào và đều đặn để tránh được tình trạng.

 

+Không có nắng: Nắng gay gắt không tốt nhưng nếu thiếu đi ánh nắng, những quả dưa chuột cũng dễ bị đắng. Nguyên nhân bởi bộ rễ của cây bị tổn thương, dẫn tới khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng kém đi. Hệ lụy là dưa bị còi cọc và càng dễ bị tích tụ chất đắng ở đầu quả dưa.

 

Biện pháp khắc phục dưa chuột bị đắng

  • Bổ sung các loại phân hữu cơ như phân bò, đạm cá Elmusion (phun lên thân, cành, trái), để tăng hương vị đậm đà của dưa leo
  • Luôn đảm bảo lượng nước tưới cho cây. Đặc biệt thời điểm cây ra hoa và kết trái cần phải tưới nước đều đặn
  • Dưa leo trồng phải được cung cấp đủ ánh sáng mặt trời, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt là từ 24 - 30°C, điều này sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, cho quả lớn, vị ngọt giòn.
  • Giai đoạn trái dưa chuột: Nên bón phân N:P:K theo tỷ lệ 5:2:6
 

4/ TẠI SAO DƯA LEO CHO TRÁI KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG VÀ KÍCH THƯỚC

 

 

Những trái dưa leo nhỏ xíu, hình dáng thì cong vẹo, dị dạng,...nhìn là "không muốn ăn" chắc chắn là một trong vấn đề thường gặp khi trồng dưa leo tại nhà. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vẻ ngoài "xấu xí" đó chính là: do chế độ chăm sóc không hợp lý, tưới nước không đều, cây bị thiếu đạm, Kali, các loại phân hữu cơ. Ngoài ra còn do các yếu tố môi trường tác động như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và côn trùng, sâu bệnh gây hại.

 

Những chia sẻ ngắn của Nông nghiệp phố về "Các vấn đề thường gặp khi trồng dưa leo tại nhà" hy vọng phần nào giúp các bạn biết được các nguyên nhân dẫn đến những tình trạng không mong muốn khi trồng dưa leo và cách để khắc phục những tình trạng ấy. Chúc các bạn có một vườn rau như ý!

 

Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến việc trồng rau sạch và cây cảnh tại nhà các bạn cứ liên hệ trực tiếp qua trang Web: nongnghieppho.vn hoặc gọi trực tiếp qua Hotline: 0913134439 - 0901473486 để được tư vấn miễn phí nhé!

 

Phân trùn quế SFARM viên nén tan chậm dành cho Lan

39,000₫
Giảm 3% đơn từ 249K. Chỉ áp dụng khi đặt tại Website

Nội dung bài viết