Cách xử lý hạt giống trước khi gieo trồng?
Nông Nghiệp Phố
Th 2 24/08/2020
Nội dung bài viết
Các cách xử lý hạt giống trước khi gieo trồng
1. Ngâm hạt giống
- Không nhất thiết hạt nào cũng phải ngâm trước khi gieo, cần dựa vào kích thước để quyết định.
+ Hạt giống kích thước quá nhỏ (VD: dạ yên thảo, hoa mười giờ, rau dền,...) gieo trực tiếp, không cần ngâm.
+ Hạt giống kích thước nhỏ (to cỡ hạt mè), vỏ mềm, các giống dễ nẩy mầm (các loại rau cải, xà lách nói chung): cũng có thể gieo trực tiếp, không cần ngâm.
+ Hạt giống kích thước nhỏ (to cỡ hạt mè) vỏ cứng (dừa cạn, cà chua, ớt, rau quế...): ngâm 4 - 6 tiếng.
+ Hạt giống kích thước to (dưa hấu, mồng tơi, đậu đũa, đậu bắp, bầu, bí, mướp,…): ngâm 6 - 8 tiếng.
- Ngâm bằng nước sạch: nên pha nước ấm 2 sôi 3 lạnh (nhiệt độ tầm 50 độ C) là tốt nhất, chỉ có cá biệt một số giống cần ngâm nhiệt độ cao hơn.
- Ngâm bằng thuốc kích thích nẩy mầm: thường dùng các chế phẩm như GA3 (gibberellin), atonik (liều lượng 1ml/2l nước).
2. Ủ hạt:
- Các giống không cần ngâm thì thường cũng sẽ không cần ủ, gieo trực tiếp.
- Thời gian ủ hạt: thường 12 - 24h, cá biệt một số giống lâu nẩy mầm có thể ủ lâu hơn (đậu rồng, măng tây,…)
- Cách ủ: sau khi ngâm hạt, vớt hạt lên đặt vào khăn ẩm (ẩm chứ ko ướt), giữ ẩm liên tục bằng cách để khăn trong hộp nhựa kín (để tiện quan sát), chú ý tuyệt đối không để khăn ủ bị khô vì hạt sẽ chết khô rất nhanh, khi nào hạt phình to và nứt vỏ là thời điểm tốt để mang đi gieo.
- Chú ý ko để mầm ra rễ quá dài mới mang gieo vì sẽ làm dập mầm, đứt rễ.
- Bạn cũng có thể bỏ qua bước này nếu thấy mất thời gian, nhưng tỷ lệ nẩy mầm sẽ giảm đi phần nào phân bón.