Kỹ thuật trồng rau mùa mưa hạn chế sâu bệnh và úng thối
Hoang Thao
Th 7 10/05/2025
Nội dung bài viết
Mùa mưa thường gây ra nhiều trở ngại cho người trồng rau: Đất dễ bị úng, cây dễ nhiễm nấm bệnh, giảm năng suất. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng kỹ thuật và xử lý đất, chăm sóc và phòng bệnh - bạn hoàn toàn có thể duy trì vườn rau xanh tốt, sạch bệnh ngay cả trong thời tiết ẩm ướt kéo dài.
Trong bài viết này, Nông Nghiệp Phố sẽ chia sẻ chi tiết những bí quyết trồng rau mùa mưa giúp bạn tự tin làm vườn ngay cả khi thời tiết “ẩm ương”.
Chọn giống rau phù hợp với mùa mưa
Chọn đúng loại rau là bước quan trọng để trồng rau mùa mưa hiệu quả. Bởi khi mưa nhiều, độ ẩm cao, ánh sáng yếu, nhiều loại rau dễ bị úng, thối rễ hoặc nhiễm bệnh. Do đó, ưu tiên những loại rau có đặc tính chịu nước tốt, phát triển nhanh, ít sâu bệnh sẽ giúp vườn rau duy trì năng suất và chất lượng.
Một số giống rau lý tưởng cho mùa mưa, đặc biệt ở khu vực miền Nam: rau muống, mồng tơi, rau dền, rau đay, rau lang, cải bẹ xanh, bẹ ngọt,...
Một số giống rau trồng phù hợp mùa mưa
Cải tạo đất và thiết kế thoát nước tốt
Nếu trồng rau trong chậu hoặc thùng xốp
Chọn chậu/thùng có nhiều lỗ thoát nước dưới đáy, ưu tiên chất liệu nhựa dày hoặc thùng xốp cứng. Một số loại chậu có khả năng thoát nước tốt: chậu aquaponics, chậu nhựa trồng cây,....
Trước khi cho đất vào, nên lót một lớp sỏi nhẹ, hoặc đá bọt ở đáy để tăng khả năng thoát nước.
Trộn đất trồng với giá thể tơi xốp như trấu hun, xơ dừa, đá Perlite và một ít phân trùn quế để tăng độ thông thoáng.
Bí quyết là chọn chậu thoát nước tốt và cải tạo đất thật tơi xốp
Nếu trồng rau ngoài vườn hoặc sân thượng
Lên luống cao từ 20–30cm, tạo rãnh sâu giữa các luống để mưa xuống không làm ngập gốc.
Không nên làm luống quá rộng, tránh nước ứ đọng khó thoát.
Nếu diện tích nhỏ, có thể dùng viên gạch hoặc khay trồng có chân để nâng luống rau lên cao.
Trộn đất trồng giàu dinh dưỡng, thoáng khí
Để cây phát triển khỏe trong mùa mưa, bạn nên trộn đất theo tỷ lệ:
40% đất sạch trồng rau SFARM (đã qua xử lý)
30% trấu hun SFARM (giữ ẩm, thông thoáng)
20% mụn dừa SFARM đã xử lý (giữ nước nhẹ, giảm úng)
10% phân trùn quế SFARM (bổ sung dinh dưỡng tự nhiên)
Dù trồng trong chậu hay ngoài đất, nấm bệnh trong đất mùa mưa là mối nguy lớn, thường gây các bệnh như thối rễ, vàng lá, héo rũ. Để phòng ngừa hiệu quả, bạn nên trộn Nấm Trichoderma vào đất trước khi gieo trồng.
Gieo trồng và chăm sóc hợp lý mùa mưa
Mùa mưa không chỉ ảnh hưởng đến đất trồng mà còn tác động trực tiếp đến quá trình gieo hạt, nảy mầm và chăm sóc cây con. Nếu gieo trồng không đúng kỹ thuật, cây dễ bị trôi hạt, đè lá, dập úng hoặc nhiễm bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
Không nên gieo trực tiếp hạt xuống đất trồng chính, vì mưa có thể làm trôi hạt, vùi hạt quá sâu hoặc khiến cây con bật gốc khi vừa nảy mầm. Thay vào đó, hãy:
Sau khi hạt nảy mầm, đợi cây có 2–3 lá thật và bộ rễ ổn định, chuyển sang chậu hoặc luống trồng cố định.
Phòng trừ sâu bệnh mùa mưa bằng chế phẩm Trichoderma
Nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng có lợi, sống trong đất, ngăn ngừa nấm hại rễ và bảo vệ vùng rễ cây khỏi mầm bệnh. Đây là giải pháp sinh học an toàn, đặc biệt hiệu quả trong mùa mưa:
Lợi ích khi dùng Trichoderma
Phòng và ức chế các nấm gây thối rễ, chết cây ngay từ giai đoạn trộn đất.
Giúp đất tơi xốp hơn, cải thiện khả năng thoát nước và thông khí.
Kích thích rễ phát triển, cây bám đất tốt, đề kháng cao hơn với môi trường ẩm ướt.
Cách sử dụng đơn giản
Trộn vào đất trước khi trồng: 1 nắm Trichoderma/chậu hoặc ~50g/10kg đất.
Tưới gốc định kỳ 10–15 ngày/lần (pha loãng chế phẩm với nước theo hướng dẫn).
Có thể phối hợp ủ cùng phân chuồng, phân bò để tạo hỗn hợp phân hữu cơ vi sinh giàu lợi khuẩn.
>> Xem ngay Lợi ích của Nấm trichoderma vào mùa mưa
Bón phân hợp lý, giúp rau mau lớn, ít bệnh trong mùa mưa
Mùa mưa là thời điểm đất luôn ẩm, nếu bón phân hóa học liều cao dễ khiến cây bị “cháy rễ” hoặc phát triển mất cân đối. Thay vào đó, nên sử dụng phân hữu cơ hoặc phân vi sinh, vừa bổ sung dinh dưỡng chậm rãi, vừa tăng sức đề kháng tự nhiên cho cây:
Phân trùn quế SFARM: Cung cấp dưỡng chất cân bằng, giúp cây khỏe, rễ phát triển mạnh.
Phân bò hoai, phân gà đã xử lý: Cải tạo đất, giàu đạm tự nhiên.
Phân hữu cơ vi sinh dạng nước: Dùng tưới định kỳ giúp cây xanh lá, chắc thân, ít bệnh hơn.
Lưu ý : Bón đúng thời điểm – Đúng nhu cầu cây
Bón lót trước khi trồng: Trộn phân trùn quế, phân bò khô, Trichoderma vào đất để cung cấp dinh dưỡng nền và phòng nấm rễ.
Bón thúc sau trồng 10–15 ngày: Nếu thấy cây phát triển chậm, lá nhạt màu, có thể bổ sung thêm phân vi sinh dạng lỏng pha loãng.
Tránh bón khi đất còn sũng nước sau mưa lớn. Nên chờ 1–2 ngày khô ráo mới tiến hành.
Thu hoạch đúng lúc để tránh sâu bệnh
Rau nên được thu hoạch khi vừa đạt độ lớn tiêu chuẩn, tránh để lâu sẽ dễ bị nấm, sâu phá hoại hoặc hư hỏng do mưa lớn kéo dài. Nên thu hoạch vào buổi sáng sớm khi cây còn tươi mát.
Dù thời tiết mùa mưa có phần “khó chiều”, nhưng nếu nắm rõ kỹ thuật trồng rau mùa mưa – bạn vẫn có thể thu hoạch vườn rau xanh mướt, sạch sâu bệnh ngay tại nhà. Đừng quên ghé ngay Nông Nghiệp Phố để được cung cấp các sản phẩm đất trồng, phân bón, chế phẩm sinh học chất lượng nhất cho mùa mưa năm nay.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://nongnghieppho.vn/
Hotline: 086 5399 086
Zalo: https://zalo.me/