Thuốc trừ sâu hữu cơ là gì? Ưu, nhược điểm và cách sử dụng an toàn
Huyền Trân
Th 3 10/06/2025
Nội dung bài viết
Khi xu hướng trồng rau sạch và nông nghiệp bền vững ngày càng được quan tâm, khái niệm thuốc trừ sâu hữu cơ trở thành từ khóa được nhiều người tìm kiếm. Khác với thuốc hóa học, thuốc trừ sâu hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên, ít độc hại và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, liệu hiệu quả của chúng có đủ mạnh để thay thế? Nông Nghiệp Phố sẽ giúp bạn hiểu rõ thuốc trừ sâu hữu cơ là gì và cách sử dụng an toàn, hiệu quả nhất cho vườn nhà hoặc sản xuất quy mô nhỏ.
Thuốc trừ sâu hữu cơ là gì?
Thuốc trừ sâu hữu cơ là loại thuốc được bào chế từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên như vi sinh vật, thực vật hoặc khoáng chất. Không giống với thuốc hóa học tổng hợp, các hoạt chất trong thuốc hữu cơ thường có nguồn gốc từ nấm, vi khuẩn, virus, các loại tinh dầu, chất kháng sinh sinh học hoặc khoáng thiên nhiên. Dù vẫn là hóa chất, nhưng chúng phân hủy nhanh hơn trong môi trường, ít tồn dư và được xem là an toàn hơn cho con người và hệ sinh thái.
Thuốc trừ sâu hữu cơ có độc lực thấp hơn thuốc trừ sâu hóa học, tác động chọn lọc và thường ít gây ảnh hưởng đến thiên địch hoặc môi trường đất, nước xung quanh. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc hữu cơ thường phát huy chậm hơn, cần sử dụng đúng lúc và lặp lại định kỳ để đạt kết quả mong muốn.
Một số hoạt chất hữu cơ phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
Neem oil (tinh dầu neem): chiết xuất từ cây neem Ấn Độ, có khả năng xua đuổi và ức chế sự phát triển của nhiều loại côn trùng.
Pyrethrin: chiết xuất từ hoa cúc Pyrethrum, có tác dụng làm tê liệt hệ thần kinh của côn trùng.
Rotenone: chiết xuất từ rễ cây họ đậu, tác động mạnh đến sâu miệng nhai.
Nấm xanh, nấm trắng (Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae): ký sinh trên cơ thể côn trùng và tiêu diệt chúng từ bên trong.
Với những đặc tính trên, thuốc trừ sâu hữu cơ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và canh tác bền vững. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, người trồng vẫn cần hiểu rõ đặc điểm từng loại và tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Một số hoạt chất hữu cơ phổ biến hiện nay có thể kể đến
Ưu điểm của thuốc trừ sâu hữu cơ
An toàn cho con người: Ít độc tính, hạn chế nguy cơ gây hại đến sức khỏe người phun và người tiêu dùng.
Thân thiện với môi trường: Không làm ô nhiễm đất, nước và không khí; ít ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp.
Bảo vệ sinh vật có ích: Không tiêu diệt côn trùng có lợi như ong, bọ rùa, thiên địch… giúp duy trì cân bằng sinh học.
Ít để lại dư lượng: Phân hủy nhanh, thời gian cách ly ngắn, phù hợp với canh tác rau sạch, trái cây ăn tươi.
Giảm nguy cơ kháng thuốc: Với nguồn gốc sinh học và cơ chế tác động chọn lọc, thuốc hữu cơ ít gây hiện tượng kháng thuốc ở sâu bệnh.
Phù hợp với nông nghiệp hữu cơ: Được chấp nhận trong các mô hình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP hoặc hữu cơ.
Ưu điểm của thuốc trừ sâu hữu cơ
Nhược điểm của thuốc trừ sâu hữu cơ
Hiệu lực tác động chậm: Cần thời gian từ vài giờ đến vài ngày mới thấy rõ hiệu quả, không phù hợp xử lý dịch hại đang bùng phát mạnh.
Tác động chọn lọc: Chỉ hiệu quả với một số nhóm sâu bệnh nhất định, không phổ rộng như thuốc hóa học.
Yêu cầu phun thường xuyên hơn: Do hoạt chất dễ bị phân hủy bởi ánh sáng, nhiệt độ, mưa nên cần lặp lại nhiều lần để duy trì hiệu quả.
Khó tự đánh giá hiệu quả ngay lập tức: Người mới dùng có thể nghi ngờ về tính hiệu quả nếu không được hướng dẫn kỹ lưỡng.
Khả năng phối hợp hạn chế: Không phải loại nào cũng trộn chung được với phân bón hoặc thuốc khác, dễ gây kết tủa, mất tác dụng.
Các lưu ý khi dùng thuốc trừ sâu hữu cơ
Chỉ phun khi sâu đến ngưỡng gây hại: Không lạm dụng thuốc. Chỉ nên sử dụng khi mật độ sâu đủ để gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Phun khi sâu còn non: Đây là giai đoạn sâu non kháng thuốc kém, hiệu quả tiêu diệt sẽ cao hơn so với khi sâu đã trưởng thành.
Chọn thời điểm phun hợp lý: Nên phun vào lúc trời tạnh ráo, râm mát. Tránh phun khi trời có gió mạnh, nắng gắt hoặc sắp mưa để hạn chế trôi rửa thuốc.
Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ: Dù là thuốc hữu cơ, người dùng vẫn cần đeo khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Không tự ý pha trộn thuốc: Tránh kết hợp tùy tiện với phân bón, thuốc hóa học hoặc các chế phẩm khác vì có thể gây phản ứng làm giảm hiệu quả thuốc.
Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Các lưu ý khi dùng thuốc trừ sâu hữu cơ
Gợi ý một số thuốc trừ sâu hữu cơ được tin dùng hiện nay
RADIANT 60SC (15 ml)
RADIANT 60SC là thuốc trừ sâu sinh học tiên tiến của Corteva (Mỹ), hoạt chất Spinetoram 60 g/l. Công dụng chính là diệt sâu dạng chích hút (bọ trĩ), sâu đục quả, sâu tơ trên nhiều loại cây rau màu, cây ăn trái. Tác động nhanh và kéo dài, giảm nguy cơ kháng thuốc, an toàn với thiên địch và môi trường.
NeemNim Ấn Độ (100 ml)
NeemNim Ấn Độ được chiết xuất từ Neem (Azadirachtin 0,3%), đặc hiệu phòng ngừa các loại sâu bệnh như sâu đục lá, rệp sáp, sâu xanh, bọ cánh tơ. Ưu điểm từ 100% thiên nhiên, an toàn tuyệt đối cho người phun, cây trồng và thiên địch; không cần thời gian cách ly sau phun
COMDA 250EC (650 ml)
COMDA 250EC là hỗn hợp dầu khoáng (PSO) và hoạt chất sinh học Emamectin benzoate (chiết xuất từ nấm Streptomyces). Đặc trị sâu ăn lá, rệp, bọ trĩ,... bằng cách ngạt khi bị phủ lớp dầu khoáng; hiệu quả dễ chịu, ít mùi, không để lại mùi khó chịu. Thích hợp cho mô hình nông nghiệp hữu cơ nhờ hiệu quả cao và thân thiện với cây trồng.
Dầu khoáng SK Enspray 99 EC (650 ml)
Dầu khoáng SK Enspray 99 EC là dạng thuốc dầu khoáng pha sẵn, không cần pha thêm nước, sử dụng ngay. Phổ tiêu diệt: rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, ruồi trắng… hoạt động bằng cách bít lỗ hô hấp gây ngạt côn trùng và ức chế bào tử nấm. Sản phẩm Không độc hại, không mùi, không để lại tồn dư; phù hợp canh tác rau sạch và trong nhà kính.
Ngoài các sản phẩm trên bà con có thể tham khảo thêm các thuốc trừ sâu chính hãng khác tại Nông Nghiệp Phố.
Giải đáp những thắc mắc thường gặp về thuốc trừ sâu hữu cơ
Thuốc trừ sâu hữu cơ có an toàn tuyệt đối không?
Thuốc trừ sâu hữu cơ an toàn hơn thuốc hóa học nhờ có nguồn gốc tự nhiên, ít độc tính và phân hủy nhanh. Tuy nhiên, không có loại thuốc nào tuyệt đối an toàn nếu sử dụng sai cách. Người dùng vẫn cần trang bị đồ bảo hộ, pha đúng liều lượng và phun đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Có thể tự làm thuốc trừ sâu hữu cơ tại nhà không?
Có. Một số loại như dung dịch tỏi, ớt, gừng, tinh dầu neem… có thể tự pha chế để xua đuổi sâu hại. Tuy nhiên, hiệu quả thường không cao và khó kiểm soát nồng độ. Với vườn trồng quy mô nhỏ, tự làm là giải pháp tiết kiệm. Với sản xuất lớn, nên dùng chế phẩm đã được kiểm nghiệm.
Dùng thuốc hữu cơ có cần phun thường xuyên hơn không?
Có. Do hoạt chất trong thuốc hữu cơ dễ bị phân hủy bởi ánh sáng và mưa, nên thời gian hiệu lực thường ngắn hơn thuốc hóa học. Người dùng cần phun định kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn cây dễ bị sâu bệnh tấn công để duy trì hiệu quả bảo vệ.
Thuốc trừ sâu hữu cơ có tác dụng diệt sâu tận gốc không?
Phần lớn thuốc hữu cơ tác động chọn lọc và chậm, nên không diệt sâu triệt để trong một lần phun. Tuy nhiên, nếu sử dụng đều đặn và đúng kỹ thuật, thuốc vẫn kiểm soát tốt dịch hại mà không làm hại hệ sinh thái vườn cây.
Có thể kết hợp thuốc hữu cơ với thuốc hóa học không?
Không nên kết hợp tùy tiện vì có thể gây phản ứng hóa học làm giảm hiệu quả hoặc mất tác dụng của thuốc. Nếu cần dùng xen kẽ, nên tách thời điểm phun cách nhau ít nhất 5–7 ngày và đọc kỹ hướng dẫn từng loại thuốc để đảm bảo an toàn.
Hiểu rõ thuốc trừ sâu hữu cơ là gì, cách sử dụng và hạn chế của thuốc sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp cho mô hình canh tác an toàn, thân thiện và bền vững. Nếu bạn đang tìm giải pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nhưng vẫn muốn đảm bảo an toàn cho người trồng, người tiêu dùng và hệ sinh thái, thì thuốc trừ sâu hữu cơ là lựa chọn phù hợp.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp đất sạch và giá thể, phân bón, thuốc trừ sâu chính hãng, tiện lợi và uy tín trên toàn quốc.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://nongnghieppho.vn/
Hotline: 086 5399 086
Zalo: https://zalo.me/