DANH MỤC SẢN PHẨM

Phân bón vi sinh cố định đạm là gì? Tác dụng, phân loại và cách sử dụng hiệu quả

My Trần
Th 3 10/06/2025
Nội dung bài viết

Phân bón vi sinh cố định đạm là gì mà ngày càng được nhiều nhà vườn ưu tiên lựa chọn thay thế phân hóa học? Trong bối cảnh nông nghiệp bền vững ngày càng được quan tâm, Nông Nghiệp Phố giới thiệu đến bạn dòng phân bón vi sinh cố định đạm một sản phẩm giúp cây trồng hấp thụ đạm tự nhiên, cải tạo đất và tiết kiệm chi phí.

Khái niệm và vai trò của phân bón vi sinh cố định đạm

Phân vi sinh cố định đạm là gì? Nói đơn giản, đây là loại phân bón có chứa các “vi sinh vật có lợi” – tức là những sinh vật nhỏ bé không nhìn thấy bằng mắt thường, sống trong đất và có khả năng lấy đạm từ không khí đưa vào trong đất cho cây sử dụng.

Các vi sinh vật trong phân như Rhizobium (sống trong rễ cây họ đậu), Azotobacter hay Azospirillum sẽ làm công việc góp đạm đều đặn cho đất, giúp cây lớn khỏe mà không cần bón quá nhiều phân hóa học.

Vai trò của phân vi sinh cố định đạm trong canh tác

Cung cấp chất đạm tự nhiên cho cây trồng: Nhờ hoạt động của vi sinh vật, cây được nuôi dưỡng bằng nguồn đạm từ không khí – hoàn toàn tự nhiên, không gây hại cho đất hay cây. 

Giúp đất tơi xốp, màu mỡ hơn: Vi sinh vật trong phân vi sinh còn có thể phân giải các chất hữu cơ trong đất, giúp cải tạo đất, làm đất bớt chai cứng, giữ nước tốt hơn, đặc biệt là đất đã canh tác lâu năm.

Giảm cần dùng phân hóa học: Khi đất có đủ đạm tự nhiên, bà con sẽ tiết kiệm được một phần phân bón hóa học, từ đó giảm chi phí sản xuất và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Tăng sức đề kháng cho cây: Một số vi sinh vật còn giúp rễ cây phát triển khỏe, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh, thời tiết xấu hay đất xấu.

Canh tác bền vững lâu dài: Dùng phân vi sinh là đang “nuôi đất”, giúp đất khỏe, cây khỏe, từ đó canh tác được lâu dài, ít tốn kém hơn.

Phân bón vi sinh cố định đạm giúp cây non dễ hấp thụ 

Tác dụng của phân bón vi sinh cố định đạm đối với cây trồng và môi trường

Phân vi sinh cố định đạm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn mang lại rất nhiều lợi ích lâu dài cho đất, môi trường và cả hiệu quả canh tác của bà con nông dân. 

Cung cấp đạm cho cây trồng một cách tự nhiên

Phân vi sinh giúp cây có đủ chất đạm để phát triển,  đạm từ vi sinh được tạo ra một cách tự nhiên, an toàn. Vi sinh vật trong phân sẽ hút khí Nitơ từ không khí rồi chuyển thành dạng đạm mà rễ cây có thể hấp thụ.

Lợi ích: Giúp cây phát triển xanh tốt, tăng trưởng đều, ra hoa đậu quả đúng thời điểm mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào phân hóa học.

Giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản

Khi cây được cung cấp đủ đạm một cách ổn định và cân bằng, quá trình sinh trưởng sẽ diễn ra thuận lợi. Điều này giúp cây khỏe mạnh, cho năng suất cao hơn và chất lượng nông sản cũng được cải thiện.

Lợi ích: Nâng cao thu nhập, giảm hao hụt do sâu bệnh và tăng sức cạnh tranh cho nông sản trên thị trường.

Làm đất tơi xốp, cải tạo đất lâu năm

Vi sinh vật trong phân còn giúp phân hủy chất hữu cơ, cải thiện kết cấu đất, giúp đất tơi xốp, dễ thoát nước và giữ được độ ẩm tốt. Đặc biệt, với đất bị chai cứng do bón quá nhiều phân hóa học, phân vi sinh giúp “hồi phục” độ màu mỡ.

Lợi ích: Đất canh tác được lâu dài, dễ cày xới, cây bén rễ tốt hơn.

Tăng sức đề kháng cho cây trồng

Một số loại vi sinh vật không chỉ giúp cố định đạm mà còn tạo ra các chất giúp cây tăng sức đề kháng với sâu bệnh, nấm hại hoặc điều kiện thời tiết bất lợi (nắng hạn, ngập úng nhẹ…).

Lợi ích: Hạn chế việc phải phun thuốc trừ sâu, từ đó giảm chi phí và ít tồn dư hóa chất trong nông sản.

Những lợi ích khi sử dụng phân vi sinh cố định đạm

Phân loại phân vi sinh cố định đạm phổ biến hiện nay

 Mỗi loại phù hợp với nhóm cây và điều kiện canh tác khác nhau, giúp tăng hiệu quả sử dụng và cải thiện năng suất.

  • Rhizobium: Chuyên dùng cho cây họ đậu như đậu xanh, đậu phộng, đậu nành. Vi khuẩn này sống trong rễ, tạo nốt sần và cung cấp đạm trực tiếp cho cây.

  • Azotobacter: Sống tự do trong đất, dùng cho nhiều loại cây khác nhau như lúa, rau, cây ăn trái. Giúp cải tạo đất và bổ sung đạm tự nhiên.

  • Azospirillum: Sống gần vùng rễ cây lúa, ngô, lúa mì... hỗ trợ cây hấp thụ đạm và kích thích rễ phát triển.

  • Vi khuẩn lam (Cyanobacteria): Phù hợp với ruộng lúa nước, vừa tạo đạm vừa cải thiện khả năng giữ nước của đất.

  • Phân phối hợp nhiều chủng vi sinh: Dùng cho nhiều loại cây và vùng đất khác nhau, mang lại hiệu quả toàn diện.

Tùy vào điều kiện canh tác, loại cây trồng và đặc điểm của đất, bà con có thể lựa chọn loại phân vi sinh phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa. 

Mỗi loại phân có đặc tính riêng, thích hợp với từng loại cây trồng

Cách tự làm phân vi sinh cố định đạm tại nhà đơn giản, hiệu quả

Bà con hoàn toàn có thể tự làm phân vi sinh cố định đạm tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí, vừa chủ động được nguồn phân sạch, an toàn. Quy trình gồm 3 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Chọn nguồn vi sinh phù hợp

  • Dễ làm nhất là sử dụng đất ở rễ cây họ đậu (đậu phộng, đậu xanh, đậu nành…), vì trong đất này có sẵn vi sinh Rhizobium – loại có khả năng cố định đạm tự nhiên.

  • Bà con có thể lấy đất quanh gốc cây họ đậu khỏe mạnh, phơi khô nhẹ và để riêng.

Nếu có điều kiện, bà con có thể mua các gói men vi sinh cố định đạm bán sẵn ngoài thị trường để pha với chất nền, sẽ hiệu quả hơn.

Bước 2: Chuẩn bị chất nền và phối trộn

  • Chất nền là thứ để nuôi vi sinh và giữ ẩm. Có thể tận dụng tại nhà như: Than bùn hoặc mùn cưa mục (phơi khô, không mốc). Hoặc phân chuồng hoai mục đã ủ ít nhất 30 ngày, không còn nóng. Có thể thêm ít trấu hun, đất mịn sạch, tro bếp.

  • Trộn đều chất nền với phần đất rễ họ đậu (hoặc men vi sinh đã mua).

  • Tỉ lệ gợi ý: 1 phần đất chứa vi sinh + 4 phần chất nền.

  • Tưới ẩm nhẹ cho hỗn hợp (ẩm như đất trồng cây, không được quá ướt).

Bước 3: Ủ và bảo quản

  • Cho hỗn hợp vào bao tải dứa, xô, hoặc thùng có lỗ thông khí.

  • Đậy kín nhưng không bịt kín hoàn toàn, đặt nơi râm mát, thoáng gió.

  • Ủ trong khoảng 7–10 ngày, đảo trộn 1–2 lần để vi sinh phát triển đều.

  • Sau thời gian ủ, hỗn hợp đã sẵn sàng làm phân bón vi sinh cố định đạm.

Sau khi làm xong, bà con nên sử dụng dần trong vòng 1–2 tháng, không để lâu quá khiến vi sinh yếu.

Ủ phân vi sinh tại nhà đơn giản 

Hướng dẫn sử dụng phân vi sinh cố định đạm đúng cách

Để sử dụng phân vi sinh cố định đạm hiệu quả, cần bón đúng thời điểm, đúng liều lượng và đảm bảo điều kiện đất phù hợp cho vi sinh vật phát triển.

Cách bón phân theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây

  • Giai đoạn gieo trồng: Trước khi gieo hạt hoặc trồng cây con, bà con nên trộn phân vi sinh vào đất. Việc này giúp vi sinh vật hoạt động từ đầu, làm đất giàu đạm tự nhiên, cây có điều kiện phát triển tốt ngay từ giai đoạn đầu.

  • Giai đoạn sinh trưởng – phát triển: Trong thời gian cây lớn, bà con có thể rắc thêm phân quanh gốc cây hoặc tưới dung dịch phân vi sinh pha loãng. Giai đoạn này vi sinh sẽ giúp cây hấp thụ dinh dưỡng mạnh mẽ, phát triển rễ và cành lá khỏe.

  • Giai đoạn ra hoa – kết trái: Bón phân định kỳ giúp cây ra hoa đều, trái to, ngọt và đẹp hơn. Phân vi sinh cũng tăng sức đề kháng cho cây, giúp giảm sâu bệnh vào giai đoạn nhạy cảm này.

Những lưu ý khi sử dụng phân vi sinh cố định đạm

Khi sử dụng phân vi sinh cố định đạm, cần tuân thủ đúng liều lượng và thời điểm bón để đảm bảo hiệu quả tối ưu và bảo vệ sức khỏe cây trồng.

Bảo quản phân đúng cách

  • Phân vi sinh chứa các vi sinh vật sống, rất nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm nên để phân ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp

  • Không để phân bị ướt quá nhiều hoặc bị ngập nước, vi sinh vật sẽ bị ngạt và chết, mất tác dụng.

  • Nếu để lâu, nên kiểm tra phân có mùi lạ hoặc bị mốc không, nếu có thì không nên dùng.

Không trộn chung phân vi sinh với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ

  • Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ thường có các hóa chất độc hại với vi sinh vật có lợi trong phân. Nếu trộn chung sẽ làm chết vi sinh, mất hết công dụng của phân.

  • Tốt nhất nên bón phân vi sinh trước hoặc sau khi phun thuốc trừ sâu ít nhất 7-10 ngày.

Sử dụng đúng liều lượng, không bón quá nhiều

  • Dùng phân vi sinh đúng liều lượng.

  • Bón quá nhiều phân vi sinh có thể làm vi sinh bị “sốc”, chết hoặc môi trường đất bị mất cân bằng, làm cây khó hấp thụ dinh dưỡng.

  • Nên bón định kỳ, không bón ồ ạt một lần.

Thời điểm bón phân phù hợp

  • Bón phân vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh bón vào lúc nắng gắt.

  • Tránh bón khi trời mưa to hoặc đất quá ẩm ướt.

Kiểm tra kỹ trước khi sử dụng

  • Nếu phân có mùi hôi, mốc hoặc màu sắc khác lạ, không nên sử dụng vì có thể đã hỏng hoặc bị nhiễm tạp chất.

  • Sử dụng phân vi sinh còn hạn sử dụng và được bảo quản đúng cách để đảm bảo vi sinh vật còn sống và hoạt động tốt.

Bón phân vi sinh an toàn - hiệu quả 

Câu hỏi thường gặp về phân vi sinh cố định đạm có tác dụng gì

Cách sử dụng phân vi sinh vật cố định đạm.

Là loại đạm do vi sinh vật tạo ra bằng cách lấy khí nitơ trong không khí và chuyển thành dạng cây hấp thụ được.

Đạm vi sinh là gì?

Là phân bón có chứa vi sinh vật sống có lợi, giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cải tạo đất và tăng sức đề kháng cho cây.

Sự khác nhau có bản giữa phân hữu cơ và phân vi sinh là gì?

Phân hữu cơ: Cung cấp chất mùn, cải tạo đất.

Phân vi sinh: Có vi sinh vật sống, giúp chuyển hóa dinh dưỡng và bảo vệ cây.

Phân bón vi sinh là loại phân bón như thế nào?

Trộn vào đất trước khi trồng hoặc bón quanh gốc định kỳ. Tránh dùng chung với thuốc hóa học và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Sử dụng phân vi sinh cố định đạm là giải pháp thông minh và bền vững giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất, đồng thời cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Bà con hoàn toàn có thể tự làm loại phân này tại nhà hoặc chọn mua từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm kiếm các loại phân bón vi sinh chất lượng cao, hãy tham khảo tại Nông Nghiệp Phố – nơi cung cấp đa dạng sản phẩm và hướng dẫn sử dụng chi tiết cho bà con nông dân.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

Nội dung bài viết