DANH MỤC SẢN PHẨM

Những sâu bọ hại hoa lan bạn nên biết | Nông Nghiệp Phố

Shop Nông Nghiệp Phố
Th 5 08/08/2019
Nội dung bài viết

Những sâu bọ hại hoa lan bạn nên biết

 

Chúng ta sẽ ra sao nếu chúng ta không kịp phát hiện ra những loài sinh vật tưởng chừng như gần gũi với chúng ta nhưng rất gây hại cho vườn lan. 

 

Cùng Nông Nghiệp Phố tham khảo bài viết dưới đây để biết những loại sâu bọ nào gây hại cho lan và cách diệt trừ chúng là như thế nào.

 

1. SÂU BỌ HÚT NHỰA

 

a. Rệp Sáp (Boisduval scale)

 

Đây là một loại rệp tàn độc nhất và cũng khó chữa trị nhất. Chỉ cần một vài tháng chúng sẽ biến vườn lan của chúng ta thành một bãi chiến trường vì chúng sinh sản mau lẹ và chui rúc vào những bẹ lá ẩn náu và sinh con đẻ cháu trong đó nên các thứ thuốc diệt trùng thông thường khó lòng có hiệu quả.

 

Cách diệt trừ: Cắt bỏ các thân, củ, lá bị nhiễm nặng, lấy bàn chải đánh răng thấm vào xà phòng cọ rửa cho thật sạch. Phun thuốc Neem Oil, Wolck Oil Spray hay Year Around Spray Oil mỗi tuần một lần trong 5 tuần liên tục để diệt các con còn sót lai hay nở ra từ trứng. Sau đó nên phun 3 tháng 1 lần để phòng ngừa rệp trở lại. Vì thuốc có dầu, khi phun thuốc nên phun vào buổi chiều hay sáng sớm, không nên phun khi có nắng.

 

b. Rệp Vẩy ( cales)

 

Có 2 loại rệp vẩy: Vẩy cứng (Hard scales) và vẩy mềm (Soft scales). Loài vẩy mềm có thêm giống vẩy đen thường hay bám vào gốc, lá các cây Cymbidium nhất là những giống lan Á Châu và các cây có lá mềm.

 

Cách diệt trừ: Dùng que có bông gòn hay bàn chải đánh răng thấm vào cồn 70-90% (isopropyl alcohol) pha với vài giọt xà phòng và dầu ăn chà xát cho sạch. Chú ý không nên dùng cồn methanol hay ethanol, vì sẽ làm hại lá lan.

 

c. Rệp Bông (Mealy bugs)

 

Loại này chủ yếu phát triển vào mùa Xuân và mùa Hè, hút chất dinh dưỡng trên lá non, chồi non, nụ hoa và chồi hoa, khiến cho cây chậm sinh trưởng, lá và hoa bị biến dạng, cong vẹo và phát triển kém. 

Cách diệt trừ: Dùng que có bông gòn hay bàn chải đánh răng thấm vào cồn 70-90% pha với vài giọt xà phòng và dầu ăn chà xát cho sạch. Trứng của rệp ở trong các ngõ ngách có thể trở lại trong vòng 1-2 tuần lễ.

 

d. Rệp, Rầy Nâu Aphids (Aphids)

 

Loài rệp này thường do kiến mang đến để hút nhựa cây lan có mật ngot cho chúng. Rệp sinh sản rất mau lẹ, chúng hút nhưa làm cho cây không lớn và rụng lá, thui chột mầm cây và nụ hoa.

 

Cách diệt trừ: Phun với cồn 70-90% pha với vài giọt xà phòng và dầu ăn. Nếu bị quá nặng và nhiều, nên phun với Neem Oil, Wolck Oil Spray hay Year Around Spray Oil như trên.

e. Bọ Trĩ (Thrips)

Cũng giống như loài rệp rầy, bọ trĩ dùng chiếc vòi để hút nhựa trong thân cây, hoa lá, đặt biệt chúng ưa thích các loài Vanda, Cattleya, Catasetum và Dendrobium.

 

Cách diệt trừ: Phun với cồn 70-90% pha với vài giọt xà phòng và dầu ăn. Nếu bị quá nặng và nhiều, nên phun với Neem Oil, Wolck Oil Spray hay Year Around Spray Oil như trên.

 

f. Ruồi vàng (Yellowflies)

Ruồi vàng cái châm thành lỗ để đẻ trứng vào trong lá hay trong nụ hoa lan. Sau 1 thời gian trứng ruồi nở thành ấu trùng, ấu trùng sử dụng các chất dinh dưỡng có trong nụ hoa làm nụ hoa không nở được nữa, gây lở loét trên lá lan. Nếu ruồi vàng cái đẻ trứng vào mùa mưa kéo dài sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập vào cây gây thối nhũn cây trong vườn. Hay tạo những vết sẹo sần sùi sẽ làm mất thẩm mỹ và bị giảm giá trị của 1 chậu lan.

 

Cách diệt trừ: Phun với cồn 70-90% pha với vài giọt xà phòng và dầu ăn. Nếu bị quá nặng và nhiều, nên phun với Neem Oil, Wolck Oil Spray hay Year Around Spray Oil như trên.

g. Nhện Đỏ (spides mites)

Nhện đỏ rất nhỏ khó nhìn, nếu ngắt chiếc lá rũ trên tờ giấy trắng sẽ thấy, chúng sinh sống hàng đàn ở mặt dưới lá cây.

 

Cách diệt trừ: Phun với cồn 70-90% pha với vài giọt xà phòng và dầu ăn. Nếu bị quá nặng và nhiều nên phun với Neem Oil, Wolck Oil Spray hay Year Around Spray Oil nhiều lần ở mặt dưới.

 

2. CÔN TRÙNG ĂN LÁ

 

a. Sên và Ốc Sên (Slugs and snails)

Các loài sên có vỏ hay không đều ưa ăn hoa lá, mầm non và đầu rễ lan. Những động vật thân mềm này sẽ để lại lỗ và vết xước trên lá, hoa,rễ và có thể ăn cả những chót cây đang phát triển. Những vết cắn cũng có thể xuất hiện trên chồi cây. Những con sâu về đêm này di chuyển trên một chất nhờn và chất nhờn này cũng là bằng chứng cho sự hiện diện của chúng.

Cách diệt trừ: Dùng các thuốc trừ sên, bột cà phê rắc trên chậu. Đổ rươu bia cho sên ra ăn, rắc muối trên mặt đất. Lan cũng bị các giống sâu bọ, cào cào ăn lá nhưng không phải là môt vấn đề quan trọng và thường xuyên gặp phải. 

 

Tuy nhiên có một loài tuy không ăn hoa lá lan nhưng cần phải diệt trừ đó là kiến. Kiến tuy không làm hai trực tiếp đến lan, nhưng kiến thường làm tổ trong châu lan và nuôi rầy, rệp như ngươi ta nuôi bò sữa. Vào trước mùa đông kiến tha trứng rệp về tổ ủ cho ấm và mùa Xuân mang trứng rệp đến cây lan để các con rầy rệp này hút nhựa có chất ngọt của cây lan và sau đó kiến dùng chiếc râu để kích thích rệp tiết mật ra như người ta vắt sữa bò. Ngâm chậu lan vào nước cho kiến bò ra, sau đó phun các thuốc diệt kiến như Malathion, Sevin hay Orthene v.v...

b. Sâu bướm

Sâu bướm là giai đoạn trưởng thành của con bướm đêm và bướm. Bướm thì đẻ trứng vào ban đêm và chúng là loại tạp ăn và phá hoại lan của chúng ta rất nhanh nếu không phát hiện kịp thời chúng thời đẻ trứng ở mặt dưới lá lan và lớn nhanh.

Cách diệt trừ : Luôn giữ cho vườn lan sạch sẽ và hay kiểm tra vườn lan thường xuyên vào ban đêm. Soi đèn và bắt chúng. Sâu bướm có thể được tìm, lấy ra khỏi cây và giết đi, hãy kiểm tra sự hiện diện ở mặt dưới của lá. Thuốc xịt thuringiensis hoặc Bt là một sản phẩm an toàn và tự nhiên có thể được xịt trong khu vực đang phát.

 

Hy vọng qua bài viết này, Nông Nghiệp Phố đã chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích về Những sâu bọ hại hoa lan bạn nên biết. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Nội dung bài viết