DANH MỤC SẢN PHẨM

Kỹ thuật giâm cành và lưu ý quan trọng cho người mới bắt đầu

Gia Huy
Th 3 17/12/2024
Nội dung bài viết

Bạn yêu thích trồng cây và muốn nhân giống những loại cây mình yêu thích nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Kỹ thuật giâm cành là một phương pháp đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả dành cho cả người mới bắt đầu. Với vài bước cơ bản, bạn có thể nhanh chóng tạo ra những cây con khỏe mạnh từ chính những cành cây có sẵn. Hãy cùng Nông Nghiệp Phố khám phá bí quyết giâm cành để tự tay nhân giống cây trồng một cách dễ dàng và thành công ngay tại nhà!

Giâm cành là gì? Tại sao nên chọn phương pháp này?

Giâm cành là một phương pháp nhân giống vô tính phổ biến, sử dụng cành cây để tạo ra cây mới. Cành cây được cắt từ cây mẹ sẽ được cắm vào môi trường thích hợp để ra rễ và phát triển thành cây con.

Ưu điểm của kỹ thuật giâm cành

  • Giữ nguyên đặc tính của cây mẹ (màu sắc hoa, sức sống, khả năng ra quả).

  • Tiết kiệm chi phí, thời gian hơn so với trồng từ hạt giống.

  • Phù hợp với nhiều loại cây cảnh, cây ăn quả, và cây nội thất.

Giâm cành đúng kỹ thuật - Khởi đầu cho một khu vườn xanh mướt

Chuẩn bị trước khi giâm cành

Trước khi thực hiện kỹ thuật giâm cành, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và nguyên vật liệu sau:

Dụng cụ cần thiết

Chọn cành giâm phù hợp:

  • Chọn cành khỏe mạnh từ cây mẹ, không bị sâu bệnh, độ dài từ 10 - 20 cm.

  • Cành có mắt ngủ (nơi chồi non phát triển) và độ tuổi không quá già hoặc quá non.

Chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp tăng khả năng thành công của quá trình giâm cành

Chi tiết kỹ thuật giâm cành

Bước 1: Cắt cành đúng kỹ thuật

  • Sử dụng kéo sắc để cắt cành chéo một góc 45 độ, giúp tăng diện tích tiếp xúc với môi trường và dễ dàng hút nước.

  • Loại bỏ lá ở phần gốc, chỉ giữ lại một vài lá phía trên để giảm thoát nước.

Cắt cành đúng kỹ thuật giúp cây khỏe mạnh và phát triển 

Bước 2: Xử lý cành giâm

  • Nhúng phần gốc cành vào thuốc kích thích ra rễ trong khoảng 15 - 30 giây để tăng khả năng ra rễ.

  • Để cành ráo thuốc trước khi cắm vào giá thể.

Bước 3: Cắm cành vào giá thể

  • Cắm cành vào giá thể đã chuẩn bị sẵn (mụn dừa, đất sạch) với độ sâu khoảng 2 - 5 cm.

  • Dùng tay ấn nhẹ giá thể xung quanh để cố định cành.

Bổ sung giá thể, tạo môi trường phát triển tốt cho cây

Bước 4: Chăm sóc sau khi giâm cành

  • Đặt chậu giâm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

  • Giữ ẩm cho giá thể bằng cách tưới phun sương hàng ngày, không tưới quá nhiều làm úng cành.

  • Sau 2 - 3 tuần, cành giâm sẽ bắt đầu ra rễ. Khi thấy rễ đủ khỏe, bạn có thể chuyển sang chậu lớn để cây phát triển.

Gợi ý một số loại cây thích hợp để giâm cành

  • Rau củ quả: khoai lang, khoai mì, khoai tây, hành, gừng, tỏi…

  • Rau ăn lá: rau muống, rau lang, rau ngót, rau húng, hương thảo, bạc hà, húng quế, lá lốt, diếp cá, cần tây,...

  • Cây cảnh: lan, hoa hồng, hoa giấy, trầu bà, lan ý, vạn niên thanh, lưỡi hổ, thường xuân, phú quý, sen đá,…

  • Cây ăn trái: cây lê, cây táo, cây sung, cây nho, cây mận, cây ổi…

Chăm sóc cành giâm để cây phát triển khỏe mạnh

Để cành giâm sinh trưởng tốt và đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:

Ánh sáng

  • Giai đoạn đầu, duy trì độ che mát khoảng 60%, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp làm khô cành.

  • Từ tháng thứ 3-5, giảm dần độ che mát, tăng ánh sáng lên khoảng 80% để cây quen dần với môi trường.

  • Sau 6 tháng, tháo bỏ hoàn toàn giàn che để cây thực hiện quá trình quang hợp tốt hơn.

Nhiệt độ và độ ẩm

  • Nhiệt độ lý tưởng từ 20-25°C.

  • Độ ẩm không khí cần duy trì ở mức 85-90% để cành giâm nhanh chóng ra rễ và phát triển.

Tưới nước

  • Tháng đầu tiên: Tưới nước hàng ngày để giữ ẩm cho giá thể và cành giâm.

  • Tháng thứ 2: Giảm tần suất tưới còn 2 ngày/lần.

  • Sau 3 tháng: Tưới khoảng 3-5 ngày/lần, đảm bảo độ ẩm vừa đủ và tránh tình trạng ngập úng.

Tưới nước hợp lý, tạo độ ẩm phù hợp giúp cành giâm nhanh lớn 

Bón phân

Để cung cấp dinh dưỡng cho cây, bạn có thể sử dụng phân chuồng pha loãng hoặc phân khoáng với tỉ lệ thích hợp:

  • 2 tháng đầu: Dùng phân chuồng pha loãng với nồng độ 0.5%. Sau đó, tăng dần lên 1% để cây thích nghi, tránh tình trạng "sốc" dinh dưỡng.

Nếu thay thế bằng phân khoáng, áp dụng liều lượng sau:

  • Sau 2 tháng: 5g ure + 4g supe lân + 7g kali.

  • Sau 4 tháng: 14g ure + 6g supe lân + 10g kali.

  • Sau 6 tháng: 18g ure + 8g supe lân + 14g kali.

Bón phân đúng cách tạo điều kiện thuận lợi cho cành giâm phát triển

Khi thực hiện kỹ thuật giâm cành cần nhớ 

Thời điểm thích hợp: Nên thực hiện vào mùa xuân hoặc đầu mùa thu, khi thời tiết mát mẻ, giúp cành giâm dễ phát triển.

Cách phòng tránh cành giâm bị héo:

  • Duy trì độ ẩm vừa đủ, tránh tưới quá nhiều gây úng.

  • Đảm bảo giá thể thông thoáng, thoát nước tốt.

Kiểm tra thường xuyên: Theo dõi tình trạng cành để kịp thời xử lý các dấu hiệu héo úa hoặc nấm mốc.

Lưu ý quan trọng khi tiến hành giâm cành

Mọi người cần chú ý, nếu sau khoảng 2 đến 4 tuần mà lá cây trên cành bắt đầu héo dần hoặc rễ không mọc ra thì có thể quá trình giâm cành đã không thành công. 

Trong một số trường hợp, cành có thể ra lá non nhưng vẫn không giâm được, điều này thường xảy ra khi bên trong cành vẫn còn chất dinh dưỡng. Khi đó, lá vẫn có thể giữ được màu xanh trong 2-4 tuần nhưng cành không phát triển rễ. Nếu gặp tình huống này, bạn chỉ có thể tiến hành giâm lại cành mới.

Một số câu hỏi thường gặp 

Làm sao để biết cành giâm nào là đạt tiêu chuẩn?

Trả lời:

Chọn cành khỏe mạnh từ cây mẹ, không sâu bệnh, có độ dài khoảng 10 - 20 cm. Nên chọn cành có mắt ngủ (chồi non tiềm năng) và không quá non hoặc quá già.

Tại sao cành giâm lại bị héo hoặc không ra rễ?

Trả lời:

Cành giâm bị héo hoặc không ra rễ có thể do:

  • Quá nhiều ánh sáng trực tiếp hoặc nhiệt độ quá cao.

  • Độ ẩm giá thể không đủ hoặc tưới quá nhiều gây úng.

  • Vết cắt không chính xác hoặc cành giâm không đủ khỏe mạnh.

Sau khi giâm cành thành công, cần chăm sóc như thế nào?

Trả lời: 

Khi cành đã ra rễ, bạn cần chuyển sang chậu lớn với giá thể giàu dinh dưỡng. Đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa phải, tưới nước đều đặn và bón phân để cây phát triển mạnh mẽ.

Cắt bớt lá trong đoạn cành giâm có tác dụng gì?

Trả lời:

Lá là nơi xảy ra hiện tượng bốc hơi nước, cắt bớt lá giúp giữ được lượng nước trong cành giâm, tăng khả năng sống của cây con.

Kỹ thuật giâm cành là một cách đơn giản và hiệu quả để nhân giống cây trồng, phù hợp ngay cả với những người mới bắt đầu. Chỉ cần chuẩn bị đúng cách và kiên nhẫn chăm sóc, bạn sẽ sớm thấy những cành giâm phát triển thành cây xanh khỏe mạnh.

Nếu bạn còn thắc nào mắc nào về kỹ thuật giâm cành hay bất kỳ câu hỏi liên quan đến trồng trọt thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Nông Nghiệp Phố. Đội ngũ kỹ sư nông nghiệp luôn sẵn lòng tư vấn miễn phí cho bạn 24/7. 

Đơn giản bởi vì “Sự hài lòng của bạn là trách nhiệm hàng đầu của chúng tôi”. 

Nông Nghiệp Phố chuỗi cửa hàng uy tín, chất lượng 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Nội dung bài viết