DANH MỤC SẢN PHẨM

Trồng và chăm sóc chậu cung điện vàng thủy sinh dễ hay khó? | Nông nghiệp phố

Nông Nghiệp Phố
Th 5 01/07/2021
Nội dung bài viết

Trồng và chăm sóc chậu cung điện vàng thủy sinh dễ hay khó?

 

Có bao giờ trong lúc làm việc bạn cảm thấy căng thẳng và muốn hít thở một chút dư vị của cuộc sống không nào? Không khí thật trong lành mát mẻ thì mới có thể tập trung làm việc có hiệu quả cao được đúng không?

 

Đó là lí do bạn nên chuẩn bị ngay cho mình một bình cây cung điện vàng mang vẻ đẹp nhã nhặn, thanh tao cùng với cái tên toát lên sự giàu sang, làm cảnh vừa gọn nhẹ, lại lọc không khí trong lành. Hãy cùng Nông nghiệp phố trồng bình cây cung điện vàng thủy sinh với cách trồng cực kì đơn giản này nhé!

 

cach-trong-cay-cung-dien-vang-thuy-sinh

 

1. Cung điện vàng là cây gì?

 

Cây cung điện vàng hay còn gọi là cây huy hoàng, hoàng mai mini, cây cung điện hoàng hậu… có tên khoa học Aglaonema spp, thuộc họ ráy, có nguồn gốc ở vùng khí hậu nhiệt đới vùng Tây Nam Á và Đông Nam Á.

 

Cây mọc dạng khóm, thân thảo, có sức sinh trưởng khá tốt, đẻ nhánh nhanh, khi trồng thủy sinh cây có chiều cao khoảng từ 25 - 50cm nhưng trồng trên đất thì cao lớn hơn nhiều.

 

Thân cây màu trắng hồng nền nã, cuốn lá dài, lá phát hình bầu dục thon đều, gân lá màu đỏ kết hợp màu lá xanh đốm vàng trắng nhìn rất bắt mắt. Đặc biệt rễ cây rất to khỏe, nhiều rễ con với sức sống mãnh mẽ.

 

Hoa cây cung điện vàng thường ra vào mùa hè, mọc thành cụm màu vàng thanh tao, ôm lấy xung quanh là mo hoa màu vàng nhạt trông rất là mắt.

 

cach-trong-cay-cung-dien-vang-thuy-sinh

 

Tuy nhiên muốn nhìn thấy cây cung điện vàng ra hoa quả thực là một điều khó khăn bởi cây rất hiếm khi ra hoa, bạn cần phải chăm sóc kĩ, cho cây tiếp xúc đủ nắng kèm các loại phân bón, chất kích thích thì mới có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của hoa cung điện vàng. Cũng vì lí do đó mà mỗi lần cung điện vàng ra hoa mang ý nghĩa là nhiều tài lộc, may mắn sắp tìm đến với bạn rồi đó.

 

2. Ý nghĩa của cây cung điện vàng

 

Khi nhắc đến cây cung điện vàng thì người ta không thể nào không nói đến ý nghĩa về mặt phong thủy mà nó mang lại. Chỉ từ cái tên thôi cũng đủ cảm thấy loài cây có ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Cung điện vàng son chính là nơi ngày xưa mà các vua chúa, tầng lớp quý tộc, những người có địa vị mới được xây dựng và ở đó.

 

Chính vì vậy mà nó toát lên một sự giàu sang, cao quý vô cùng lớn. Do đó, người ta tin rằng trồng cây cung điện vàng trong nhà sẽ đem lại nhiều tài lộc, tiền tài và cả sự sang trọng, quý phái cho gia đình của mình.

 

Không những vậy với vẻ ngoài độc đáo cùng với khả năng lọc không khí tuyệt vời thì đây chắc chắn là loài cây có thể giúp bạn tận hưởng ngay một không gian mát mẻ, trong lành như thả hồn vào chốn đồng quê yên bình rồi. Điều đó sẽ giúp bạn giải tỏa những căng thẳng, áp lực và nhanh chóng tập trung làm việc một cách hiệu quả.

 

cach-trong-cay-cung-dien-vang-thuy-sinh

 

Thật tuyệt vời nếu như bạn đặt một chậu cây đặc biệt này ở sân vườn, ban công cửa sổ hay đặt bàn làm việc, bàn học, bàn tiếp khách… đúng không nào!

 

3. Vì sao bạn nên chuẩn bị cho mình một chậu cung điện vàng thủy sinh thay vì trồng đất thông thường?

 

Cung điện vàng là loài cây có thể sinh trưởng được trong đất lẫn thủy sinh. Tuy nhiên, một bình cung điện vàng thủy sinh sẽ gọn nhẹ, sạch sẽ và đặc biệt mang lại cảm giác thư giãn, thư thái hơn rất nhiều so với bình phú quý trồng bằng đất thông thường bởi nó là sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của nước, thiên nhiên tạo nên một bức tranh thủy mặc vô cùng nên thơ hữu tình.

 

Vì vậy còn ngại ngần gì nữa mà không cùng Nông nghiệp phố bắt tay vào trồng ngay một chậu cung điện vàng thủy sinh xinh lung linh ngay đi nào!

 

4. Cách trồng bình cung điện vàng thủy sinh cực kì xinh xắn tại nhà ai cũng có thể làm được

 

a. Chuẩn bị cây con

 

Đối với những loại cây kiểng lá như cây cung điện vàng thì bạn nên chọn mua cây giống cấy mô ở các cửa hàng cây giống có uy tín vì có ưu điểm là cây con sẽ sạch bệnh sinh trưởng khỏe mạnh, có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.

 

Hoặc bạn có thể tạo cây con bằng cách tiến hành giâm cây giống cắt từ các thân hoặc tách khóm cây con đã mọc từ gốc rễ cây trưởng thành trong môi trường đất giâm để cho cây ra rễ.

 

Giá thể giâm giống bạn có thể sử dụng giá thể mụn dừa, giá thể ươm giống Sfarm, giá thể Peatmoss… Sau đó bạn cho giá thể vào các chậu nhựa mềm đã chuẩn bị và tiến hành cho cành giâm vào, lấp lại bằng giá thể giâm.

 

Để kích thích cành giâm ra rễ nhanh và đều thì nên pha thêm dung dịch kích thích ra rễ ngâm cùng như N3M, Roots 2, Bimix Super Root

 

Thường xuyên tưới nước và quan sát khoảng sau 1 tháng đến khi cây con đã ra rễ đầy đủ cao khoảng 15-20 cm và có 4-5 lá thật thì ta tiến hành bứng đem qua chậu trồng thủy sinh.

 

cach-trong-cay-cung-dien-vang-thuy-sinh

 

b. Tiến hành trồng

 

Bước 1: Chuẩn bị chậu

 

Đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị chậu không có lỗ thoát nước phù hợp với khả năng sinh trưởng của cây. Nhưng nếu muốn ngắm nhìn toàn bộ vẻ đẹp kiêu sa của cây cung điện vàng đặc biệt là bộ rễ của nó thì nên trồng cây trong chậu thủy tinh trong suốt.

 

Bước 2: Pha dung dịch dinh dưỡng thủy canh

 

Kế tiếp, để cây phát triển tốt trong môi trường nước cần thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây thuỷ canh. Nước để pha chế với dung dịch thủy canh phải đảm bảo là nước sạch (pH khoảng 6.0 - 6.8) và đã được khử trùng.

 

Sau đó rửa sạch bình thủy tinh và tiến hành pha 15ml dung dịch thủy canh, thủy sinh Hydroponic cho 1lít nước sạch.

 

Bước 3: Trồng cây thôi nào

 

Tiếp theo, bạn tiến hành nhổ cây cung điện vàng đã giâm trong chậu đất lên một cách cẩn thận, rửa nhẹ rễ và lá dưới vòi nước, không được chà xát mạnh vào rễ vì sẽ khiến các lông hút của rễ bị tổn thương không hút được nước. Rửa sạch không còn chất hữu cơ, đất, cắt bỏ những rễ già, khô mục…

 

cach-trong-cay-cung-dien-vang-thuy-sinh

 

Cuối cùng, bạn đem ngâm rễ trong nước sạch khoảng 2 ngày để cây làm quen với môi trường nước rồi sau đó đặt cây vào bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn dung dịch thủy canh.

 

Đồng thời bạn cũng có thể cho thêm một ít đá màu trắng hoặc bất cứ màu gì bạn thích để tô điểm cho chậu cây của mình thêm phần quyến rũ.

 

c. Chăm sóc chậu cây cung điện vàng thủy sinh

 

Lượng nước

 

Cung điện vàng là một loại cây ưa bóng, có tốc độ sinh trưởng tốt, nhanh ra lá mới, và do bộ rễ khá sum suê nên khả năng hút nước và thoát nước cao nên nhu cầu nước cũng tăng cao, vì vậy việc chú ý đến mức nước ở trong bình để không bị cạn là điều cần thiết nhất.

 

Vào mùa nắng, thời tiết nắng nóng nên cây thoát hơi nước nhanh, do đó bạn cần thay nước và bổ sung dung dịch dinh dưỡng thủy canh thường xuyên với mức độ 5-7 ngày/ lần. Tuy nhiên, vào mùa mưa tốc độ thoát hơi nước chậm nên sau 7-10 ngày thay nước cho cây 1 lần.

 

Ánh sáng

 

Dù là cây ưa bóng, thích hợp phát triển ở nhiệt độ 18 - 22 ℃, tránh nhiệt độ quá thấp, nhưng đây là cây lá màu, có nhiều sắc tố, nên thỉnh thoảng ta cũng phải đưa cây ra hứng nắng vào buổi sáng để cho cây có thể quang hợp tốt, làm cho cây cứng cáp, lá đẹp hơn.

 

Tốt hơn hết là nên đưa cây ra hứng ánh sáng liên tục trong 2h vào buổi sáng từ 7h đến 9h một tuần ít nhất một lần. Đồng thời cây còn có thể trồng được trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh.

 

cach-trong-cay-cung-dien-vang-thuy-sinh

 

Sâu bệnh hại

 

Nếu ở môi trường ít ánh sáng, ẩm thấp cây sẽ dễ bị bệnh thối lá, khi đó hãy dùng kéo cắt các phần lá bị thối, cắt cả lá đến sát phần cuống nếu bị thối ở cuống lá, dùng vòi nước để rửa sạch toàn bộ cây, nhất là rửa sạch các chỗ bị thối, rửa sạch bình và thay nước trong bình rồi đưa cây ra chỗ thoáng mát, có ánh nắng buổi sáng.

 

Đặc biệt là trong quá trình chuẩn bị giâm cây con bạn có thể bổ sung thêm chế phẩm nấm Tricoderma để tăng cường hệ vi sinh có lợi trong đất, hạn chế được một số nấm bệnh, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, hay bạn sử dụng một số thuốc phòng trừ nấm hại cho cây như Ridomil Gold 68WG, Antracol 70WP

 

Đồng thời trong quá trình trồng cây trong môi trường thủy canh, nếu thấy bộ rễ bị thâm đen, có mùi thối, cây vàng lá liên tục thì phải bổ sung chất OLC (chất tăng oxy trong nước), liều lượng khoảng 1-2g/ 10 lít nước, nhằm giúp hệ rễ của cây hô hấp tốt hơn.

 

Cung điện vàng là loài cây chống chịu tốt, rất ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên thỉnh thoảng cây có thể bị các loại sâu ăn lá tấn công thì bạn có thể dùng tay bắt trực tiếp.

 

Hoặc bạn có thể sử dụng các chất trừ sâu điều chế từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình mà vẫn trừ được sâu hại như GE gừng tỏi ớt, dịch tỏi, Neem Chito, Bio - B

 

cach-trong-cay-cung-dien-vang-thuy-sinh

 

Đặc biệt là bạn có thể sử dụng dầu khoáng SK Enspray 99 EC pha sẵn là dung dịch trừ sâu hữu cơ có thể sử dụng được ngay mà không cần pha nước chuyên đặc trị rầy, rệp, sâu, nhện, bọ trĩ, bọ xít... Đây là dung dịch trừ sâu hữu cơ nên không độc hại, không có mùi hôi, hoàn toàn an toàn và hiệu quả.

 

5. Cây cung điện hợp với mệnh nào?

 

Đặc trưng của cây cung điện vàng là có lá màu xanh hơi ngả vàng. Màu vàng là màu của mệnh kim mà theo tương sinh phong thủy, kim sinh thủy nên loại cây này còn hỗ trợ rất tốt cho người mệnh thủy.

 

Chính vì vậy mà những người thuộc 2 mệnh này khi trồng cây cung điện trong nhà hay bàn làm việc của mình thì đều lợi trong sự nghiệp, có cơ hội thăng tiến, hút tài lộc, may mắn và nhanh chóng đạt được nhiều thành công trong công việc.

 

cach-trong-cay-cung-dien-vang-thuy-sinh

 

⫸ Xem thêm: cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu tại nhà

 

⫸ Xem thêm: trồng và chăm sóc cây bình an để bàn như một chuyên gia

 

⫸ Xem thêm: Bí quyết chăm sóc và nhân giống Alocasia Black Velvet luôn xanh tốt

 

Mong rằng với những điều bổ ích mà Nông nghiệp phố đã chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể trồng thành công những chậu cây cung điện vàng thủy sinh đem lại phú quý, tài lộc, may mắn cho gia đình. Xin cám ơn và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau.


Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm. 

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Nội dung bài viết